Làm sao cho trẻ ngủ đúng giờ? Các chuyên viên về sức khỏe và tâm lý vẫn thường nhắc nhở các bà mẹ phải cho trẻ ngủ sớm và đúng giờ vì điều này sẽ tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Thế nhưng, chẳng phải cô bé, cậu bé nào cũng “ngoan ngoãn” đến mức hễ mẹ bảo đi ngủ là sẽ leo lên giường và nhắm mắt ngủ ngay tức khắc. Làm thế nào để bé dừng việc đùa nghịch để ngủ ngoan? Hồng Mai là nhân viên tiếp tân của một công ty nước ngoài. Với vị trí công việc của mình, đúng giờ được xem là tiêu chí hàng đầu. Vì thế khi có con nhỏ, Mai lúc nào cũng muốn con phải ngủ đúng giờ. 9g tối chị ép con vào phòng và lên giường, tắt hết đèn và tắt mọi âm thanh. Thằng bé 3 tuổi nghịch ngợm lúc đầu còn năn nỉ, xin cho con chơi thêm một lúc, mãi rồi cu cậu cũng chả sợ bóng đêm, lích rích nghịch cho đến khi mệt nhoài, lăn ra ngủ. Biết bao lần sáng ra cả nhà Mai như có “hỗn chiến”, con lèo nhèo không chịu dậy, đòi ngủ, không đi học, bố mẹ cuống quýt, ngọt nhạt, nạt nộ,… Bé gái nhà Thu Phương, 33 tháng mà cân nặng chỉ có 12,5kg. Ai cũng bảo con bé gầy, Phương đâm sốt ruột. Con nhà hàng xóm và các chị trong cơ quan đứa nào cũng tròn mũm mĩm, mà có phải con bé nhà Phương ăn không được đâu, phải tội nó ngủ ít. Ban ngày ở trường với cô thì không sao, ở nhà bố mẹ thức đến mấy giờ nó thức đến đó. Khổ nỗi, chồng Phương là Kiến trúc sư, công việc đòi hỏi thường thức khuya. Khi con bạn bắt đầu có “chính kiến”, trong giai đoạn 2 – 3 tuổi trở lên, chúng biết cách đối phó với ba mẹ trong nhiều tình huống. Người ta vẫn thường gọi đây là giai đoạn “khó bảo” và việc làm sao cho con chịu lên giường là một trong những điều mà con cái chúng ta sẽ “chống đối” dài dài. Bạn thử nhớ lại lúc mình còn bé, bạn cũng thường xuyên trốn ngủ đi chơi hoặc vô cùng tiếc nuối một bộ phim, một cuốn truyện hay một trò chơi dang dở với người họ hàng lâu ngày mới gặp để phải đi ngủ đúng không? Trẻ con chưa ý thức được ngủ sớm thì có nhiều ích lợi như người lớn, chúng cảm thấy việc đi ngủ thật đáng ghét. Vậy để trẻ không còn xem việc đi ngủ là “điều đáng ghét” thì chỉ có cách ba mẹ hãy biến “kẻ đáng ghét” đó trở nên cực kỳ dễ thương và vui nhộn. Con vẫn sẽ được chơi khi lên giường ngủ Đơn giản trẻ không thích ngủ vì phải dừng cuộc chơi. Vậy nên nếu được chơi trong khi đã yên vị trên giường thì trẻ sẽ nghe lời hơn. Bạn có thể bày một trò chơi nào đó như trò “đố em” hay là đọc/ kể những câu chuyện thú vị cho con nghe. ọc sách cho bé tr ước khi đi ngủ cũng là một cách hay Chẳng hạn, bạn có con trai và con bạn rất thích chơi ô tô. Vậy thì những quyển truyện có nhân vật là những chiếc xe hơi đủ màu chắc chắn sẽ hấp dẫn chúng và chúng sẽ chịu lên giường, nằm yên để nghe bạn kể và chỉ cho chúng xem mọi hành động của những chiếc xe đó. Trò chơi sẽ được tổ chức có luật lệ, ba mẹ hãy đề nghị trẻ phải lắng nghe nghiêm túc, khi kết thúc thì sẽ phải ngủ và tối mai lại tiếp tục. Cái khó khăn nhất chính là làm sao dụ giỗ chúng chịu lên giường và nằm yên. Với cách này, bạn đã khiến chúng “chui vào tổ” một cách hào hứng! Tạo không gian yên tĩnh. Không nhất thiết là bạn phải tắt hết đèn, làm cho trẻ có cảm giác “không còn ai thèm chơi” và bị “tống cổ” đi ngủ. Với những đứa bé không có cảm giác an toàn khi trời tối, bạn vẫn có thể để đèn sáng nhưng tránh những âm thanh từ tivi hay tiếng lào xào nói chuyện, người đi ra đi vào làm trẻ không thể không chú ý. Hạn chế cho trẻ tham gia những trò chơi kích động quá gần giờ ngủ. Bạn có thấy là mỗi khi bản thân hào hứng điều gì thì dễ mất ngủ? Bạn vừa cho con mình chạy lòng vòng ngoài đường ăn mừng Việt Nam thắng Thái Lan trong trận đá bóng. Về đến nhà bạn ép con đi ngủ ngay thì rất khó có thể. Cả một không gian náo nhiệt vẫn đang ngự trị trong tâm trí của bé. Thay vì vậy, hãy cho con về sớm một tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ hoặc không để bé chạy nhảy quá mạnh, cười giỡn quá phấn khích gần giờ ngủ. Thỏa thuận nếu như con xin chưa ngủ. Bé xin cho chơi thêm một tí, bạn có thể đồng ý nhưng cũng phải thể hiện dứt khoát cho con thấy là sau “một tí” đó thì con phải đi ngủ, trước khi dùng biện pháo cưỡng chế, buộc phải đi ngủ. Đây cũng là cách giúp con biết giữ lời hứa. Tạo một mốc thời gian Bạn có thể cho con xem một chương trình nào đó định kỳ trên tivi, như “Chúc bé ngủ ngon” và liên tục lặp đi lặp lại cho trẻ biết là sau chương trình này thì tất cả các em bé đều đi ngủ và con cũng vậy. Dần dà cũng sẽ thiết lập được một “đồng hồ sinh học” cho trẻ. Cho trẻ thấy trách nhiệm của mình với “ai đó” Trẻ em trong giai đoạn này luôn muốn mình được như một người lớn. Chắc chắn con bạn sẽ hứng thú với một trọng trách là “khi con ngủ, con sẽ ru bạn gấu hồng/ búp bê (hay một đồ vật nào trẻ yêu thích) ngủ", vì tất cả những đứa trẻ trong giai đoạn này đều tin rằng mọi đồ vật đều có cảm xúc. Cố gắng ngủ cùng con Có thể hai vợ chồng bạn cùng rất bận, tuy nhiên, muốn cho sáng hôm sau không phải “vừa dỗ vừa dọa” thì tốt nhất một trong hai, ba hoặc mẹ, hãy nằm cạnh con và giữ yên tĩnh. Con bạn sẽ cảm thấy khó ngủ vì mong muốn được ở bên cạnh ba mẹ, chúng sẽ thắc mắc là tại sao ba mẹ được thức còn mình thì lại phải đi ngủ. Khi nằm cạnh con, bạn có thể tạo một thói quen xoa đầu, xoa lưng hay hát nho nhỏ tạo thành một phản xạ cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Bạn có thể duy trì sự yên tâm cho con của mình theo cách này cho đến khi những chúng đủ lớn để ngủ một mình. . Làm sao cho trẻ ngủ đúng giờ? Các chuyên viên về sức khỏe và tâm lý vẫn thường nhắc nhở các bà mẹ phải cho trẻ ngủ sớm và đúng giờ vì điều này sẽ tốt cho sự phát triển. gặp để phải đi ngủ đúng không? Trẻ con chưa ý thức được ngủ sớm thì có nhiều ích lợi như người lớn, chúng cảm thấy việc đi ngủ thật đáng ghét. Vậy để trẻ không còn xem việc đi ngủ là “điều đáng. đi vào làm trẻ không thể không chú ý. Hạn chế cho trẻ tham gia những trò chơi kích động quá gần giờ ngủ. Bạn có thấy là mỗi khi bản thân hào hứng điều gì thì dễ mất ngủ? Bạn vừa cho con