1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Dạy con mọi thứ trên đời Cho bé từ 2-5 tuổi (Kỳ 2) ppsx

6 601 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Dạy con mọi thứ trên đời - Cho bé từ 2-5 tuổi (Kỳ 2) Cuộc sống phong phú có vô vàn những điều mới lạ để bé tìm hiểu. Bố mẹ cũng có vô vàn những kiến thức và kỹ năng phải chuẩn bị cho các bé để từ đó, các thiên thần nhỏ tự tin bước những bước chập chững tìm hiểu thế giới xung quanh. Sau đây là một số kỹ năng cần thiết mà Webtretho muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh: Trẻ con có những lúc tỏ ra vô cùng ngang bướng Giúp bé tự điều chỉnh cảm xúc Trẻ con có những lúc tỏ ra vô cùng ngang bướng và sẵn sàng “nổi loạn” với nhiều biểu hiện khác nhau; và khi đó, các bậc phụ huynh thường có xu hướng chiều theo ý bé cho qua chuyện. Nhưng điều này là hoàn toàn không nên. Đặc biệt, các bé sẽ lợi dụng điểm yếu này của bố mẹ mà tha hồ “ăn vạ” ở nơi công cộng. Trong những tình huống ấy, bạn nóng giận, xuống nước hay giả vờ không để ý đến đều không phải là cách xử lý thông minh. Thay vào đó, hãy giữ giọng điệu bình thản, từ tốn và tỏ cho bé thấy rằng bạn không hề bị ảnh hưởng tí nào từ việc “ăn vạ” ấy đâu. Có thể cách này không cho thấy hiệu quả ngay trong lần đầu tiên, nhưng bạn sẽ thấy bé không tái diễn cảnh "làm mình làm mẩy" kia đến lần thứ năm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thoả hiệp một cách nghiêm túc với bé từ trước khi đưa bé ra ngoài để đề phòng “nổi loạn”. Mở rộng vốn từ ngữ Đây là độ tuổi trẻ em tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh, thậm chí nhiều bé còn khiến bố mẹ ngạc nhiên về cách nói thông minh và mới lạ của mình. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyên bạn không nên bó hẹp vốn từ ngữ khi nói chuyện với con. Thế không có nghĩa bạn sử dụng từ ngữ cao siêu với bé, nhưng đừng ngại dùng những từ mới – bé có thể hiểu được nhiều từ người lớn sử dụng hơn bạn nghĩ. Bên cạnh trò chuyện, bạn có thể cùng bé tham gia các trò chơi giúp phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tốt nhất. Kết quả của một nghiên cứu gần đây ở Mỹ có thể khiến bạn ngạc nhiên: những em bé từ 2 -3 tuổi lớn lên trong gia đình mà cả bố lẫn mẹ đều đi làm thì bố mới là người có ảnh hưởng lớn hơn đối với sự phát triển ngôn ngữ của bé. Còn chờ gì nữa, các bố hãy phát huy vai trò "người thầy đầu tiên' cho con mình nhé! Học cách giới thiệu bản thân Các bé nên được học cách ứng xử, mà cụ thể là cách chào hỏi, xã giao theo đúng độ tuổi của mình để tránh rơi vào trạng thái thụ động hay lúng túng khi gặp người lạ; đây cũng là một trong những cách giúp xây dựng sự tự tin cho bé về sau. Hãy bắt đầu bằng cách giúp bé thấy muốn tự giới thiệu bản thân. Bằng cách nào? Bằng cách người lớn hãy tỏ ra nghiêm túc với bé. Bé nên được trang bị Ngay từ bây giờ, bố mẹ có thể trang bị cho bé những kiến thức xã giao cơ bản nhất thông qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ. Hãy dạy bé đứng thẳng người, mỉm cười và nói to, rõ ràng để người khác nghe được. Các bé ở độ tuổi này có thể học cách giới thiệu tên mình, nhớ tên người đối diện, cúi chào, đón nhận đồ vật bằng cả hai tay, biết nói cảm ơn, xin lỗi, tạm biệt và cả biết cách bắt tay lịch sự. Biết xử trí khi bị lạc Các bé ba tuổi phải biết được họ tên, tuổi của mình, tên bố mẹ, địa chỉ nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần phải dạy cho bé cách ứng phó khi bị lạc, chẳng hạn như bé phải làm gì, phải tìm sự giúp đỡ từ những ai, phải cung cấp cho họ những thông tin gì… Bạn có thể dặn bé trong những tình huống như thế hãy tìm đến chỗ chú công an, cô thu ngân (nếu bị lạc trong siêu thị) hay những bà mẹ có con nhỏ. Đừng những kiến thức xã giao cơ bản. chủ quan rằng bạn có thể luôn giữ chặt bé trong vòng tay mình, vì những tình huống không may có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trang bị cho con mình những kiến thức này không bao giờ là thừa cả. Các bé ở tuổi này cũng rất hiếu động và ham tìm hiểu, do vậy, trước khi dắt bé đi đâu, đừng quên căn dặn và nhắc nhở bé chú ý kẻo bị lạc bố mẹ. . Dạy con mọi thứ trên đời - Cho bé từ 2-5 tuổi (Kỳ 2) Cuộc sống phong phú có vô vàn những điều mới lạ để bé tìm hiểu. Bố mẹ cũng có vô vàn những kiến thức và kỹ năng. bé ba tuổi phải biết được họ tên, tuổi của mình, tên bố mẹ, địa chỉ nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần phải dạy cho bé cách ứng phó khi bị lạc, chẳng hạn như bé phải làm gì, phải tìm sự giúp đỡ từ. trang bị cho bé những kiến thức xã giao cơ bản nhất thông qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ. Hãy dạy bé đứng thẳng người, mỉm cười và nói to, rõ ràng để người khác nghe được. Các bé ở độ tuổi này

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w