“Gia đình số” biết ra sao ngày sau? Tivi, máy tính, điện thoại, thiết bị giải trí cá nhân… hiện diện khắp nơi trong ngôi nhà khiến nếp sống gia đình bị thay đổi. Không dễ có câu trả lời nên hay không nên, tốt hay không tốt, khi chính những người trong cuộc cũng còn phân vân giữa một bên là những tiện nghi mà công nghệ mang lại, một bên là những Những gia đình có con từ 6 đến 11 tuổi sở hữu ít nhất 10 màn hình. liên kết “không giống ai” giữa các thành viên trong một ngôi nhà… Hiện tượng phổ biến ở Châu Âu này đã không còn xa lạ với những gia đình khá giả ở Việt Nam. “Gia đình số” biết ra sao ngày sau? Một buổi sáng thứ bảy ở nhà Alexandre, 39 tuổi, sống trong một căn hộ tại Paris. Anh pha cà phê trong bếp, rồi ngồi phịch xuống ghế kiểm tra cả tá email trong chiếc iPhone mà mắt còn ngái ngủ. Tối qua, cả nhà anh xem một bộ phim DVD. Trước đó, lúc 4 giờ sáng, anh bị đánh thức vì vợ anh lục đục gửi email đi bằng điện thoại BlackBerry… Alexandre vào phòng con trai 10 tuổi, cậu bé đang nghe nhạc từ iPod, tay thì bấm trò chơi điện tử. Cuối giường, chiếc máy vi tính đã tắt. Anh ghé phòng con gái, cô bé 6 tuổi đang xem phim bằng đầu DVD cá nhân và tỏ ý muốn xem hết đĩa phim rồi mới ăn sáng. Trong khi chờ đợi mọi người thức dậy, Alexandre quyết định ra chơi Wii trên chiếc tivi cũ ngoài phòng khách. Khó có thể cảm nhận không khí sinh hoạt của một gia đình như trước đây trong ngôi nhà của Alexandre khi có sự hiện diện của tivi, máy vi tính, trò chơi điện tử, điện thoại di động, cùng với khoảng mười hai cái màn hình, đó là chưa kể webcam. Theo một nghiên cứu gần đây tại Paris, những gia đình có con từ 6 đến 11 tuổi sở hữu ít nhất 10 màn hình, và bọn trẻ dành hơn phân nửa thời gian giải trí để dán mắt vào màn hình hay vào net… Công nghệ không ngừng tiến bộ, màn hình càng trở nên đa năng và có thể thay thế lẫn nhau. Người ta có thể chơi điện tử trên tivi, kiểm tra email trên điện thoại, xem phim trên máy vi tính. Tivi ngày càng bị thờ ơ. Nó chỉ thường xuất hiện ở những nơi công cộng và có thể chỉ còn trong những gia đình có thói quen cùng nhau xem một trận đá bóng hoặc một bộ phim nổi tiếng. Ngoài những dịp này, họ thường vừa xem vừa làm một việc gì khác, tuỳ theo nhu cầu cá nhân. “Tương lai, màn hình kỹ thuật số quyết định không gian sinh hoạt, thay vì cấu trúc tự nhiên của một căn hộ”, một chuyên gia phân tích, “Con người hiện nay dần quen với sự tương tác, nhất là trong công việc, họ muốn những câu trả lời tức thì. Sức ép vì vậy càng ngày càng lớn”. Pauline Decreton, 13 tuổi, đã tạo một trang nhật ký cá nhân mà không cho ba mẹ biết và giữ liên lạc với bạn bè thông qua tin nhắn. Thiago, 16 tuổi, quản lý một hệ thống trò chơi online khoảng 100 người ngay tại phòng khách của nhà mình. Mẹ Thiago kể lại một tình huống dở khóc dở cười: “Tôi thấy nó hỏi: “Làm gì đấy?”. Tôi trả lời: “Mẹ đang làm cơm tối”. Nó nói tiếp: “Con đâu có nói chuyện với mẹ”. Vậy đấy, tôi cũng chẳng biết có những ai đang hiện diện ở phòng khách nhà mình nữa!” Từ đó, trong nhiều gia đình, đã có những nguyên tắc được thiết lập hòng mong sinh hoạt gia đình không bị xâm phạm quá nhiều. Các biện pháp đưa ra từ tạm ngừng (điện thoại di động phải tắt trong bữa ăn), hạn chế (chỉ được truy cập net một tiếng rưỡi mỗi tối), trông chừng (không có máy vi tính trong phòng riêng, điện thoại tắt và không để ở trong phòng ăn vào bữa tối…), đến kiểm tra kỹ càng (xét hồ sơ của những cái tên mới xuất hiện trong danh sách bạn bè của con trên Facebook), tịch thu (giấu thiết bị giải trí cá nhân một thời gian)… Không chỉ ở những đứa trẻ, mà ngay cả cuộc sống của những người trưởng thành cũng gặp vấn đề khi quá nhiều màn hình hiện diện. “Những cái màn hình đó đã làm gia đình tôi tan vỡ”, một cô gái kể lại, “Ban đầu chúng tôi có một cái laptop. Đầu tiên là chồng tôi xài, sau đó tới tôi. Rồi chiếc iPhone xuất hiện làm mọi thứ đảo lộn. Chồng tôi dùng nó suốt ngày, bất cứ ở đâu. Có những tối mỗi người dán mắt vào một màn hình và yên lặng đáng sợ”. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được những tiện ích từ những chiếc màn hình đó. Nhờ chúng, những thành viên trong gia đình có thể kết nối với nhau suốt ngày, bất kể giới hạn địa lý. Con có thể gửi những câu “con yêu mẹ” từ máy tính, gọi cho mẹ để báo mọi chuyện vẫn bình thường trong kỳ nghỉ hè. Các cặp vợ chồng có thể làm hoà với nhau bằng email sau cuộc cãi lộn bữa sáng. Đôi vợ chồng đã nghỉ hưu ngồi cùng phòng, nhưng mỗi người mỗi góc và chơi trò gì đó với những người bạn ở nửa kia trái đất. Ông bà có thể theo dõi sự trưởng thành của cháu chắt từ bên kia địa cầu. Bởi thế, người ta vẫn ước mơ về những cái màn hình càng tiện nghi càng tốt, ngôi nhà vì thế sẽ được mở rộng ra hơn. Những đứa trẻ có thể theo dõi các tiết học từ trên giường ngủ. Con cái có thể chăm sóc ba mẹ từ xa. Người ta có thể ngồi nhà mà đi mua sắm, ăn sáng hay thức dậy ở khắp nơi trên thế giới nhờ bức tường treo màn hình đã trở thành những cái cửa sổ ảo to lớn. . “Gia đình số” biết ra sao ngày sau? Tivi, máy tính, điện thoại, thiết bị giải trí cá nhân… hiện diện khắp nơi trong ngôi nhà khiến nếp sống gia đình bị thay đổi tượng phổ biến ở Châu Âu này đã không còn xa lạ với những gia đình khá giả ở Việt Nam. “Gia đình số” biết ra sao ngày sau? Một buổi sáng thứ bảy ở nhà Alexandre, 39 tuổi, sống trong. trên tivi, kiểm tra email trên điện thoại, xem phim trên máy vi tính. Tivi ngày càng bị thờ ơ. Nó chỉ thường xuất hiện ở những nơi công cộng và có thể chỉ còn trong những gia đình có thói quen