Cùng con tưởng tượng Trí tưởng tượng của trẻ thơ vô cùng phong phú, hầu như đứa trẻ nào cũng có những câu chuyện ở đẩu ở đâu, chuyện cô tiên, cướp biển khiến người lớn cứ phải nhớ mãi nhớ hoài. Thật ra, những chuyến phiêu lưu vào thế giới tưởng tượng ấy Trẻ cần trí tưởng tượng cũng như cần ăn, uống và ngủ vậy. đang dần dần dạy cho con cái chúng ta những kỹ năng sống quan trọng lắm đấy. Bố mẹ hãy cùng Webtretho nghe chia sẻ của Charlotte Latvala từ tạp chí Parents nhé: Khi lên 4 tuổi, Mary Elena con gái tôi thường dành thời gian cho Kurt và Penelope, những người bạn tưởng tượng của cháu. Tôi đã nghe nhiều về những gì chúng thích (Penelope thích mặc quần áo màu hồng) và không thích (Kurt ghét phô mai). Ít nhất trong một năm, hai bạn nhỏ ấy đã đồng hành cùng chúng tôi khắp mọi nơi từ cửa hàng, nhà thờ đến quán cà phê. Nhìn cách Mary Elena trông chừng gia đình ảo của mình rất đáng yêu, nhưng ngày qua ngày tôi tự hỏi: “Chuyện này có bình thường không?” Không phải trẻ nào ở độ tuổi mẫu giáo cũng có những người bạn tưởng tượng, nhưng theo các chuyên gia về sự phát triển của trẻ, chơi tưởng tượng là bản năng của trẻ từ 3-4 tuổi. Tiến sĩ Joe Frost, giảng viên danh dự của đại học Texas-Austin, tác giả cuốn A History of Children’s Play and Play Environments, cho rằng: “Trẻ khỏe mạnh cần trí tưởng tượng cũng như cần ăn, uống và ngủ vậy. Chúng dùng trí tưởng tượng để hiểu và đối mặt với thế giới, qua đó khám phá, giao tiếp và kết bạn.” Tại sao phải tưởng tượng? Hiển nhiên là trẻ ở độ tuổi này thích trò chơi tưởng tượng đơn giản vì nó vui và đầy sức mạnh. Hãy nghĩ thế này: Bất cứ khi nào chúng cũng có thể trở thành, và làm bất cứ thứ gì mình muốn như là thống lĩnh một tòa lâu đài, chiến thắng một giải đua xe và nhảy phóc qua những tòa cao ốc (làm bằng gối). Trong khi ở vào độ tuổi 3-4 tuổi, trẻ thường cảm thấy không có quyền hành gì thì ra lệnh cho thú bông, chỉ huy các người bạn tưởng tượng hay đóng vai một anh hùng bất bại sẽ giúp chúng cảm thấy tự chủ hơn. Giả vờ cũng là một phần cần thiết trong quá trình phát triển trí tuệ. Khi trẻ khoảng 3 tuổi, não chúng đột phá về nhận thức. Tiến sĩ Kathy Hirsh Pasek, đồng tác giả cuốn Einstein Never Used Flashcards cho rằng: “Trẻ ở tuổi mẫu giáo có năng lực suy nghĩ trừu tượng hơn và có thể tạo ra những thế giới tưởng tượng bất ngờ. Kỹ năng ngôn ngữ của chúng cũng phát triển hơn nên chúng có thể diễn đạt tốt hơn suy nghĩ của mình.” Trò chơi tưởng tượng giúp trẻ nâng cao sức sáng tạo và thậm chí khuyến khích lối suy nghĩ có khoa học. Ví dụ, khi chơi xây lâu đài, trẻ có thể phải đối mặt với những rắc rối (“Trong này không đủ chỗ cho bọn mình cùng chơi!”) và đi đến giải pháp (“Nếu đẩy ghế ra ngoài chút nữa thì pháo đài sẽ to hơn.”) Chơi tưởng tượng với bạn bè dạy trẻ cách thảo luận và làm việc cùng nhau - một cách rất tốt để luyện tập cho não trẻ sau này. Tưởng tượng nên sự đa dạng. Theo tự nhiên, bạn sẽ là người đầu tiên mà con bạn bắt chước. Sau đó, bé mới đóng những vai khác nhau trong thế giới của người trưởng thành như bác sĩ, cầu thủ, giáo viên… Và hiển nhiên, không phải tất cả mọi sự tưởng tượng đều dựa trên thực tế. Trẻ ở tuổi mẫu giáo bị thu hút bởi những nhân vật như siêu anh hùng, công chúa bởi những nhân vật ấy có sức mạnh, tài giỏi và phép thuật. Cũng như Mary Elena, trẻ có thể hoàn toàn tự tạo ra "đồng bọn" của mình. Tham dự tiệc trà cùng những người bạn ảo tạo nên những kỹ năng xã hội. Ví dụ khi một đứa trẻ vào vai cả hai bên của một cuộc tranh luận, bé sẽ học được cách nhìn nhận sự việc dưới góc độ khác. Những người bạn ảo có vai trò như một người phát ngôn để con bạn nói lên những điều mà trong những trường hợp khác bé có thể cần thời gian để chấp nhận. Bạn có nên chơi cùng bé? Trong khi nhiều trẻ vô cùng hạnh phúc với thế giới tưởng tượng của riêng mình, những trẻ khác lại muốn có bạn hoặc bố mẹ chơi cùng. Hiển nhiên, tham gia vào là rất tốt nhưng hãy đợi đến khi bạn được mời, và để trẻ dẫn dắt câu chuyện phát triển. Ví dụ, nếu con bạn muốn làm bác sĩ thú y, hãy sẵn sàng đóng vai một chú chó bị thương cần được chăm sóc. Trẻ cảm thấy hào hứng và thú vị hơn khi bạn hết lòng tham gia theo sự chỉ dẫn của trẻ. Và cho dù kịch bản có thế nào, hãy tôn trọng thế giới tưởng tượng ấy. Đừng bao giờ làm nản lòng con trẻ bằng những câu nói như: “Con à, người bạn nhỏ của con không có thật đâu.” Hoặc “Đừng hành động ngớ ngẩn nữa.” Và khi con bạn đắm chìm trong những vở kịch thì đừng chặn mạch cảm xúc của chúng. Trẻ gắn bó mật thiết với thế giới tưởng tượng của mình nên khi ai đó làm gián đoạn sẽ khiến chúng rất khó chịu. Do vậy nếu cần đi đâu đó, bạn hãy báo trước 5 phút Trẻ có thể dùng kỹ năng tưởng tư ợng của mình ở mọi lúc mọi nơi (Ảnh: Inmagine) để bé có thời gian chuẩn bị. Để trò chơi tưởng tượng trở nên thú vị nhất, bé chỉ cần hai thứ là không gian và thời gian. Hãy dọn dẹp một chỗ an toàn trong nhà bạn để bé có thể thỏa sức tưởng tượng không chút lo lắng sẽ có ai xâm nhập vào cuộc vui của mình. Sắp xung quanh khu vực chơi những vật dụng đa năng mà đơn giản như là khối gỗ, chai lọ nhựa, quần áo hóa trang, hộp rỗng, thậm chí là hình ảnh và xe lửa đồ chơi. Sau đó, cho trẻ nhiều thời gian để khám phá với vô số khả năng sẽ xảy ra. Trẻ có thể biến cuộn giấy thành một thanh gươm hay kính viễn vọng hoặc chiếc đũa thần và hộp bìa cứng sẽ thành phi thuyền, lâu đài và hang động. Bạn không cần dạy trẻ cách chơi. Tự bản thân chúng có thể dùng kỹ năng tưởng tượng của mình mọi lúc mọi nơi. . Cùng con tưởng tượng Trí tưởng tượng của trẻ thơ vô cùng phong phú, hầu như đứa trẻ nào cũng có những câu chuyện ở đẩu. vào thế giới tưởng tượng ấy Trẻ cần trí tưởng tượng cũng như cần ăn, uống và ngủ vậy. đang dần dần dạy cho con cái chúng ta những kỹ năng sống quan trọng lắm đấy. Bố mẹ hãy cùng Webtretho. mạnh cần trí tưởng tượng cũng như cần ăn, uống và ngủ vậy. Chúng dùng trí tưởng tượng để hiểu và đối mặt với thế giới, qua đó khám phá, giao tiếp và kết bạn.” Tại sao phải tưởng tượng? Hiển