1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài dự thi tìm hiểu...(hot 2010)

4 371 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 58,5 KB

Nội dung

Bài dự thi tìm hiểu:“ Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng bộ huyện CưM’gar BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN CƯMGAR” Họ và tên: Tr¬ng Trung Thµnh Tổ Vật lí-CN, Trường THPT Lê Hữu Trác 47-Lê Hữu Trác-Quảng Phú-CưM’gar-Đăk Lăk Câu 1: Huyện Cư M’gar thành lập vào ngày tháng năm nào? Hiện nay có bao nhiêu đơn vị hành chính (xã, thị trấn) và tên gọi của các đơn vị hành chính ấy? Trả lời: Ngày 23 -1-1984, theo Nghị định số 15 - HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) thành lập huyện Cư M’gar. Huyện mang tên một ngọn núi lửa (đã tắt từ lâu) nằm trên địa bàn huyện. Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma thuột 18km về hướng Đông Bắc. Huyện có 17 đơn vị hành chính (15 xã và 02 thị trấn), xã xa nhất cách Huyện 40km. Đến nay, toàn huyện có 183 thôn, buôn và tổ dân phố. Các xã, thị trấn bao gồm: Xã Ea Kueh, Ea Tar, Ea Kiết, Ea Mdroh, Ea H’ dinh, Ea Kpam, Ea Tul, Ea Mnang, Ea Drơng, Cư Dlie Mnông, Cư Mgar, Cư Suê, Cuôr Đăng, Quảng Hiệp, Quảng Tiến, Thị trấn Quảng Phú và Thị trấn Ea Pôk. Câu 2: Cấp uỷ Đảng đầu tiên của huyện Cư M’gar được thành lập vào tháng năm nào? Từ khi được thành lập đến nay, Đảng bộ huyện đã trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội, được tổ chức vào thời gian nào, tại đâu? Nêu tên các đồng chí Bí thư Huyện uỷ từ khi cấp uỷ Đảng đầu tiên được thành lập cho đến nay? Trả lời: + Tháng 8 năm 1960, Ban cán sự Đảng K.61 được thành lập. Đồng chí Lê Chí Quyết, Tỉnh uỷ viên tỉnh Gia Lai tăng cường cho Đắk Lắk được chỉ định làm uỷ viên Ban cán sự B6, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự K.61. Có thể coi Ban cán sự K.61 là cấp uỷ Đảng tiền thân của 3 huyện: Cư M’gar, Ea Súp và Buôn Đôn ngày nay. + Kể từ khi cấp uỷ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở Cư M’gar cho đến nay, Đảng bộ huyện đã trải qua 6 kỳ đại hội. - Ngày 27 – 3 – 1985, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ nhất được tiến hành tại hội trường của Tiểu đoàn 303. Đồng chí Nguyễn Tứ được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. Đến tháng 12 – 1985 đồng chí Nguyễn Tứ điều động về tỉnh, đồng chí Đặng Hanh được điều về làm Bí thư Huyện uỷ cho đến hết nhiệm kỳ. - Ngày 7 – 3 – 1989, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ II được khai mạc, tại hội trường xã Quảng Phú (cũ). Đồng chí Phạm Xuân Bảng được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. - Từ ngày 8 đến ngày 9 – 9 – 1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ III được tiến hành, tại hội trường Uỷ Ban nhân dân huyện. Đồng chí Dương Thanh Tương, Tỉnh uỷ viên được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. -Từ ngày 18 đến ngày 23 – 3 – 1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ IV được tiến hành, tại nhà văn hoá huyện với sự có mặt của 149 đại biểu. Đồng chí Y Xuân Mlô được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. - Từ ngày 11 đến ngày 13 – 12 – 2000, tại nhà văn hoá huyện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ V được khai mạc. Đồng chí Y Xuân Mlô tiếp tục được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. Đến cuối năm 2002, do điều kiện sức khoẻ, đồng chí Y Xuân Mlô nghỉ, Tỉnh uỷ Đắk Lắk phân công đồng chí Trần Hiếu – Tỉnh uỷ viên về làm Bí thư Huyện uỷ. Đầu năm 2004. - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI chính thức khai mạc từ ngày 7 đến ngày 8/9/2005 tại nhà văn hoá huyện. Đồng chí Trần Hiếu - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ khoá V tiếp tục được Đại hội bầu làm Bí thư Huyện uỷ khóa VI. Sau đó, đồng chí Trần Hiếu chuyển công tác khác, đồng chí Phạm Văn Trình được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. - 1 - Bài dự thi tìm hiểu:“ Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng bộ huyện CưM’gar Câu 3: Hãy nêu diễn biến trận đánh chiếm đồi Cư M’gar của quân và dân ta nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Trả lời: Giữa lúc đồng bào chiến sỹ 2 miền Nam – Bắc đang ra sức “Thi đua giết giặc Mỹ” thì ngày 2 – 9 – 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ kính yêu của nhân dân cả nước ta qua đời. Nhân dân Cư M’gar cũng như đồng bào chiến sỹ cả nước phải chịu một tổn thất vô cùng lớn lao và mang nỗi đau buồn vô hạn. Để Tưởng nhớ công ơn của Người huyện đã tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc với chủ đề “Học tập và làm theo Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ”. Một đợt thi đua ngắn ngày (từ 15 – 09 đến 15 – 12 – 1969) đã được huyện phát động. Qua 3 tháng thi đua lập công đền ơn Bác Hồ, quân và nhân dân trong huyện đã đánh trên 30 trận lớn nhỏ, diệt và làm trọng thương gần 100 tên địch, bắn hạ 1 máy bay lên thẳng và 1 xe bọc thép M – 113, đưa được trên 1.000 dân trở về buôn ấp cũ. Nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở thông hành lang của ta ở phía Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh và huyện đã quyết định tiêu diệt cứ điểm đồi Cư M’gar (cao điểm 529). Tiểu đoàn đặc công 401 được giao nhiệm vụ này. Vào lúc 1 giờ 15 phút sáng ngày 13 – 5 – 1970, mũi điểm nổ bộc phá ra lệnh đánh sập hầm chỉ huy, mũi thứ hai dùng B.40 diệt các lô cốt vòng ngoài, đạp rào thép gai xung phong vào trung tâm. Địch gọi trực thăng đến chiếu đèn pha xuống và bắn bừa bãi xung quanh trận địa. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Các chiến sỹ đặc công tiến đánh “giáp lá cà” bằng lưỡi lê, dao găm và cả tay không với địch. Sau gần 3 giờ chiến đấu ta đã làm chủ cứ điểm đồi Cư M’gar. Trên 200 tên địch (trong đó có tên tiểu đoàn trưởng) bị tiêu diệt, phá huỷ 53 lô cốt, hầm ngầm, 2 kho lương thực, đạn dược của địch, tịch thu toàn bộ vũ khí, quân trang. Chiến thắng ở đồi Cư M’gar đã làm cho quân địch vô cùng hoảng sợ trước sức tấn công dũng mãnh, mưu trí và hiệu quả của lực lượng vũ trang ta. Vùng Quảng Nhiêu, Phú Học lại được giải phóng. Đồng bào các dân tộc hết sức vui mừng, phấn khởi trước thành quả mà cách mạng vừa đem lại và hứa sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa những công việc do cách mạng giao phó. Câu 4: Hãy nêu các thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện sau 25 năm xây dựng và phát triển, ý nghĩa của những thành tựu đó so với ngày đầu mới thành lập? Trả lời: Tình hình kinh tế - xã hội những năm đầu thành lập vô cùng khó khăn và thử thách; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển; nạn đói, dịch bệnh thường xuyên xảy. Trình độ dân trí thấp, những hủ tục, mê tín dị đoan còn nặng nề; bọn phản động FULRO móc nối, lôi kéo thanh niên ra rừng, liên tục chống phá chính quyền và phong trào cách mạng làm cho tình hình lại càng phức tạp hơn về an ninh chính trị; trong khi đó hệ thống chính trị còn non trẻ, đội ngũ cán bộ còn thiếu. Được sự chỉ đaọ trực tiếp của Tỉnh ủy, sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương, của HĐND, của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; cùng với sự đoàn kết thống nhất của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, vượt khó vươn lên, tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm trên tất cả các lĩnh vực đã đem lại hiệu quả to lớn sau 25 năm xây dựng và phát triển. - Trên lĩnh vực kinh tế: Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11, 19%; trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 6,48%; Công nghiệp – xây dựng 17,96%; thương mại – dịch vụ 22,61%. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả theo hướng vững chắc, có nhiều chủ trương, biện pháp để tổ chức phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững. Tổng diện tích gieo trồng năm 1984 là: 9115 ha, nay đã lên hơn 70.368 ha tăng gấp 8 lần. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 13.216 ha, đạt 108,4% KH; tổng sản lượng 80.352,7 tấn, đạt 104,3% KH (tăng 2.468 tấn so với năm 2008). Cà phê 34.081 ha, sản lượng 70.000 tấn, cao su 7.975 ha (tăng 74 ha so với năm 2008), sản lượng 10.174 tấn, tiêu 680 ha, sản lượng 1785 tấn, điều 5.772 ha, sản lượng 4478 tấn. Công tác trồng, bảo vệ chăm sóc rừng, phòng chống cháy rừng, truy quét lâm tặc và chống nạn phá rừng làm rẫy được tiến hành mạnh mẽ hàng năm, tiếp tục trồng mới theo phương thức trồng cây phân tán, rừng vành đai, rừng phòng hộ để nâng cao độ che phủ, cải tạo sinh thái và sinh lợi từ rừng cho người dân. Triển khai trồng được 50.000 cây phân tán trên vườn hộ, nương rẫy đồng bào và tại các nơi công cộng, trục đường; trồng 6,7 ha cây lâm nghiệp tại khu vực hồ Buôn Joong. - 2 - Bài dự thi tìm hiểu:“ Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng bộ huyện CưM’gar Công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân được chú trọng nhằm mục đích nâng cao trình độ, năng suất và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Công tác thủy lợi được đầu tư đáng kể và đã đầu tư hàng ngàn triệu đồng cho các dự án kiên cố hóa kênh mương, đặc biệt là công trình do Trung ương đầu tư xây dựng hồ Buôn Joong có quy mô mặt nước gần 300 ha, với sức chứa 17 triệu m3, với tổng vốn đầu tư 54 tỷ đồng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, giải quyết cơ bản về tình trạng thiếu nước trong mùa khô cho các loại cây trồng. Một nét mới trong phát triển kinh tế của huyện là nhiều mô hình kinh tế trang trại hình thành, đến nay có trên 200 trang trại thuộc các lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp như: cà phê, cao su tiểu điền, chăn nuôi điều quan trọng là có một số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế trang trại đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Công tác quản lý, sử dụng đất và việc triển khai thực hiện quyết định 132, 134 của Thủ Tướng Chính Phủ đã được xúc tiến mạnh mẽ nhằm giải quyết đất ở và đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc tại chỗ; đến nay giải quyết đất sản xuất cho 90 hộ với diện tích 27,37 ha; đã giải quyết hoàn thành về hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt; như vậy đến nay Huyện cơ bản đã hoàn thành chương trình 134 với tổng số hộ được hỗ trợ là 805 hộ. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp: ban đầu toàn huyện chỉ có 1 xưởng chế biến gỗ, 1 xưởng sản xuất nước chấm, 1 nhà máy xay xát lúa, 1 lò đường kết tinh, việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hai hướng vừa mở rộng năng lực sản xuất vừa kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư. Tập trung phát triển ở những ngành nghề như: chế biến nông sản, cơ khí, sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành thương mại - dịch vụ có những bước chuyển biến đáng kể, ngày càng tiếp cận và thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng cao; lĩnh vực giao thông vận tải có bước tăng trưởng khá; bưu chính - viễn thông tiếp tục được mở rộng và phát triển vượt bậc, toàn huyện có 04 chi nhánh viễn thông như: VNPT, EVN. Viettel và Mobifone với 54 trạm BTS. Hệ thống chợ nông thôn được mở rộng (đã có 9 chợ). Các hoạt động thương mại – dịch vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, huyện đã huy động và tranh thủ các nguồn vốn, bố trí vốn hợp lý có trọng tâm, trọng điểm và lồng ghép các chương trình, dự án như: 135, 168 để xây dựng trung tâm cụm xã, hệ thống lưới điện, kiên cố hóa, cao tầng hóa trường học với tổng nguồn vốn xây dựng hàng trăm tỷ đồng. Đến nay đã có 100% xã, thị trấn đã kéo điện về đến trung tâm và trên 80% dân số sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất. Tổng thu ngân sách hàng năm tăng khá cao, đến ngày 20/12/2009 là: 126.955 triệu đồng, đạt 102,8% KH tỉnh, tăng 12,08% so với năm 2008). Trong đó: Thu thuế, phí, lệ phí ước cả năm đạt 112.372 triệu đồng (tăng 14,48% so với năm 2008); thu bằng biện pháp tài chính: 14.583 triệu đồng, đạt 130,2% KH tỉnh; 121,5% KH huyện. Về Tổng chi ngân sách (bao gồm ngân sách huyện và ngân sách cấp xã) ước thực hiện 259.116 triệu đồng, đạt 119,31 % KH tỉnh; 117,75% KH huyện. Trong đó chi đầu tư phát triển ước cả năm là 63.847 triệu đồng; chi thường xuyên ước cả năm 196.110 triệu đồng; chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN ước cả năm là 626 triệu đồng. Nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế của huyện qua 25 năm đã có sự phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm gần đây đạt mức 11,29%, trong đó nông – lâm nghiệp tăng 6,48%, công nghiệp - xây dựng tăng 17,96%, thương mại - dịch vụ tăng 22,61%, GDP bình quân đầu người vào năm 2009 đạt 950 USD người/năm. - Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội : Tập trung chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo tạo sự chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng. Số học sinh các cấp học đều tăng, quy mô trường lớp ngày càng phát, toàn huyện có 85 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông tăng gấp 3 lần so với năm 1984. Đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS, có 12 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn theo quy định; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, thành lập được 16 Hội khuyến học đi vào hoạt động có hiệu quả. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, mạng lưới y tế cơ sở thường xuyên được củng cố, các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện đạt kết quả cao, các xã, thị trấn đều có trạm y tế kiên cố, bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư trang bị các phương tiện kỹ thuật cơ bản đáp ứng - 3 - Bài dự thi tìm hiểu:“ Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng bộ huyện CưM’gar nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% số xã, thị trấn có bác sĩ; 100% thôn, buôn, tổ dân phố có nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, có 13/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh được chú trọng phát triển, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được phát triển sâu rộng. Tính đến nay, toàn huyện có 09 xã đăng ký ra mắt xây dựng xã văn hóa; 57 thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; 76 cơ quan, đơn vị văn hóa (trong đó 48 đơn vị trường học và 28 là cơ quan, đơn vị). Huyện đang triển khai hoàn tất Đề án xây dựng “huyện văn hóa Cư M’gar” giai đoạn 2010 – 2014; các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cơ bản được xóa bỏ. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền được đầu tư, nâng cấp nhằm thông tin tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Đầu tư nâng cấp đài truyền thanh của huyện và đã xây dựng được trạm truyền thanh FM ở các xã, thị trấn Công tác chính sách xã hội: Trong 25 năm qua đã thực hiện tốt việc phụng dưỡng chăm sóc đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng các công trình gắn liền với lịch sử anh hùng của huyện nhà như: nhà bia tưởng niệm, nhà truyền thống, nghĩa trang liệt sĩ trị giá hàng tỷ đồng. Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm và triển khai đồng bộ, đã xoá được 1277 hộ nghèo, hiện hộ nghèo còn 11,37%. Công tác xoá nhà dột nát, tạm bợ đạt kết quả tích cực, đã bàn giao 26 căn nhà theo đề án xoá nhà dột nát, tạm bợ. Tiến hành rà soát, lập danh sách các hộ nghèo thuộc diện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 của thủ tướng Chính phủ với tổng số là 771 hộ; trong đó có 523 hộ đồng bào DTTS. Trong năm 2009 đã hộ trợ cho 212 hộ làm nhà; đến nay đã có 111 nhà làm xong, trong đó kinh phí Trung ương 7 triệu, Tỉnh 3 triệu, huyện 3 triệu và quỹ vì người nghèo 01 triệu cho 01 hộ. Huyện đã chỉ đạo cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức tốt Cuộc vận động “mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, đến nay đã có 1.823 tổ chức cá nhân nhận giúp đỡ cho 3.352 địa chỉ nhân đạo, với các hình thức như hỗ trợ tiền, nuôi ăn học, giúp đồ dùng học tập, làm nhà Công tác chính sách dân tộc, tôn giáo được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện theo đúng chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng hệ thống lưới điện và kéo điện sinh hoạt cho đồng bào theo chương trình 168 của Chính phủ với nguồn kinh phí hàng tỷ đồng, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội buôn, thủy lợi, bến nước, khôi phục các lễ hội truyền thống tạo ra một diện mạo mới cho các buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách tôn giáo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Câu 5: Hãy cho biết ngày tháng năm sinh và quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành), sinh ngày 19-5- 1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân. Câu 6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày tháng năm nào, tại đâu, bằng phương tiện gi? Trả lời: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Câu 7 : Hãy viết 1 bài với cảm nghĩ của bản thân về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết: Câu 8: Hãy viết 1 bài về tấm gương sáng trong việc làm theo tấm gương Bác Hồ hoặc việc triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Bài viết: Mời các bạn phát huy tính sáng tạo nhé! HẾT - 4 - . Bài dự thi tìm hiểu: “ Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng bộ huyện CưM’gar BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH. Hiếu chuyển công tác khác, đồng chí Phạm Văn Trình được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. - 1 - Bài dự thi tìm hiểu: “ Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng bộ huyện CưM’gar Câu. nơi công cộng, trục đường; trồng 6,7 ha cây lâm nghiệp tại khu vực hồ Buôn Joong. - 2 - Bài dự thi tìm hiểu: “ Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng bộ huyện CưM’gar Công

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w