Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
127,5 KB
Nội dung
Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các rò chơi dân gian LỜI MỞ ĐẦU Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt của các phong trào thiếu nhi. Hiện nay, Đội ta ngày càng trưởng thành và lớn mạnh cả về quy mô lẫn tổ chức, Việc làm thể nào để nâng cao chất lượng của Đội là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, vì những thế hệ măng non hôm nay sẽ là những chủ nhân của nước ta sau này. Vậy chúng ta phải luôn cố gắng nỗ lực để thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây – Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Với kinh nghiệm của 2 năm gần đây và các năm trước đó làm công tác thiếu nhi tại trường THEale, được sự giúp đỡ của PGD huyện EaSoup, HĐĐ các cấp, bạn bè, đồng nghiệp Tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian trong trường học” để góp chút ít kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao vị thế tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Mong nhận được sự góp ý nhiều hơn nữa của Quý đồng nghiệp, HĐĐ các cấp, Phòng GD&ĐT huyện EaSuop để hoàn thiện hơn và để SKKN này sớm đi vào triển khai thực tế! Xin chân thành cảm ơn ! Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk 1 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI I.1. Cơ sở lí luận Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu và được sự dìu dắt của Đoàn TNCS HCM, phong trào thanh thiếu nhi cả nước phát triển mạnh mẽ. Đội TNTP Hồ Chí Minh trở thành nơi hội tụ của các em thiếu nhi và không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế mục tiêu phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ cho thiếu nhi là rất cần thiết cho công cuộc đổi mới và tương lai sau này của nước nhà. Thực hiện Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí cho trẻ em”, và Chỉ thị số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013” nêu rõ: “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp với lứa tuổi học sinh”. Với mục tiêu chung là: “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng mô hình giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội”. Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa TCDG vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không ra vào những games trực tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội. Vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con người nói chung đặc biệt đối với trẻ em càng quan trọng hơn. Ở mỗi độ tuổi có hình thức cách thức vui chơi giải trí riêng nhằm thoả mãn đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Tổ chức tốt các TCDG góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc ta, giúp các em yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam, trân trọng với những thành quả của cha ông, giúp các em hướng thiện, định hướng phát triển nhân cách các em sau này. Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk 2 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian I.2. Cơ sở thực tiễn Nhằm thiết thực hưởng ứng Phong trào xây dựng trường học thân thiện HS tích cực của Bộ GD&ĐT vào thực tế trường học. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy, hiện nay một bộ phận không nhỏ các Nhà trường còn thiếu quan tâm về việc giáo dục truyền thống cho các em HS, thông qua các trò chơi dân gian (TCDG), hoạt động có từ lâu được lưu truyền trong dân gian và trải qua các thời kì lịch sử khác nhau nhằm khơi dậy các em tình yêu dân tộc, quê hương, đất nước. Các em HS chơi các trò chơi đều mang tính chất tự phát, chưa có tổ chức. Việc hiện nay có quá nhiều các loại hình trò chơi khác nhau như các trò chơi hiện đại, trò chơi qua mạng internet, trò chơi có nguồn gốc nước ngoài nên định hướng cho các em chơi các TCDG của dân tộc là cần thiết. Cách tổ chức các trò chơi còn sơ sài và đơn giản đôi khi chưa hợp lí không mang lại hiệu quả giáo dục, người tổ chức còn thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn kiến thức, chưa nắm được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS TH.(Học sinh tiểu học). Chưa thu hút được các em tham gia đông đảo, tinh thần tự giác chưa cao, chỉ khi các thầy cô nhắc nhở, hay tổ chức thì các em mới chơi. Các TCDG nói chung chưa đi vào cuộc sống thường ngày như là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Một số trò chơi mang tính chất bạo lực như súng đạn, gươm xuất phát từ Trung Quốc đang lan tràn, ngoài ra các quán games online ngày càng mọc lên nhiều, dẫn đến làm hại sức khoẻ và tinh thần của các em, gây ra các hiện tượng bỏ học, trốn học đi đánh điện tử, HS không muốn đến lớp sa đà vào các quán điện tử dẫn đến kết quả học tập kém, sức khoẻ giảm sút, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng tiêu cực như ăn cắp tiền, bị rủ rê lôi kéo vào con đường phạm pháp. Vấn đề này trong trường TH đã có nhiều đ/c TPT nghiên cứu đánh giá ở nhiều góc độ, khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau. Kinh nghiệm này nhằm cung cấp cách nhìn tổng quát về cách tổ chức TCDG phù hợp với chủ đề của năm học và lứa tuổi HS TH. Với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác đội tôi mạnh dạn đăng kí thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này; mong góp phần tích luỹ nhỏ bé của mình để các đồng nghiệp góp ý xây dựng, và có thể triển khai thực tế. Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk. 3 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian II. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM II.1. Thời gian: -Tiến hành nghiên cứu trong Năm học 2008 - 2009. -Chọn đề tài, lên kế hoạch: Tháng 1 năm 2009. -Thực hiện nghiên cứu và triển khai: Từ tháng 09 năm 2009 đến tháng 01 năm 2010. -Tổng kết đề tài, rút kinh nghiệm qua quá trình thực hiện: tháng 03 năm 2010. II.2. Địa điểm: Tại trường TH EaLê, huyện EaSoup, tỉnh Đăk Lăk. II.3.Giới hạn địa bàn nghiên cứu. Địa bàn xã Ealê, huyện Easoup, tỉnh ĐăkLăk. II.4. Phạm vi đề tài: II.4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số hình thức và phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động các TCDG của trường TH EaLê. (áp dụng cho lứa tuổi HS TH). II.4.2. Giới hạn về khách thể khảo sát: Là các em Đội viên lứa tuổi từ 9 đến 12 tuổi trường TH EaLê. II.4.3.Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; + Phương pháp điều tra quan sát; + Phương pháp tổ chức thực nghiệm. III. PHẦN NỘI DUNG III.1. Cơ sở lí luận: TCDG là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng , TCDG cũng đã được lưu truyền rộng rãi trong lứa tuổi HS từ lâu, trải qua các thế hệ, các thời kì nó đã biến đổi cho phù hợp. Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này còn có những nghiên cứu khác như kinh nghiệm triển khai các TCDG hiện đại trong trường phổ thông, trong trường Tiểu học; hướng dẫn và tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoài trời; ngoại khoá Đây là cách tốt nhất để giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh. Các em không chỉ được sảng khoái tinh thần, tăng cường thể lực, sự dẻo dai và sức bền, sự kiên trì nhẫn nại mà còn rèn luyện tính tổ chức kỷ luật và giúp các em Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk 4 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Đây cũng là cách để đảm bảo quyền vui chơi giải trí nói chung của trẻ em. Qua đề tài này, tôi muốn đóng góp một số hình thức và phương pháp nhằm triển khai hiệu quả hơn nữa các trò chơi dân gian bằng kinh nghiệm thực tế công tác của tôi tại trường TH EaLê. Tuy đề tài này đã được rất nhiều các bậc nhà giáo, các anh chị tổng phụ trách nghiên cứu nhưng tôi mạnh dạn thực hiện nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho việc tiếp thu của các em đội viên phù hợp với địa bàn vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ lực. III.2. Đặc điểm tình hình trong phạm vi nghiên cứu. Khuyến khích chơi các trò chơi dân gian đã được đặt ra trong chủ đề của năm học là việc làm có ý nghĩa để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tạo cho HS tâm lý thoải mái khi đến lớp. Chính vì vậy việc tổ chức thành công các hoạt động và việc hướng dẫn các em chơi cho hợp lý là một nhiệm vụ rất quan trọng của đ/c tổng phụ trách đội trong nhà trường TH. Người tổng phụ trách cần nắm vững lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, kiến thức về các phân môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đặc biệt cần có những kĩ năng cần thiết khi thực hiện một hoạt động Đội, đó chính là kiến thức về các trò chơi dân gian, cách thức tổ chức chơi cũng như kinh nghiệm cần thiết vận dụng khi tạo một hoạt động. Đây là yếu tố then chốt để dẫn tới sự thành công trong các hoạt động đội nhất là khi tổ chức các trò chơi dân gian cho các em. III.3. Thực trạng của các trò chơi dân gian hiện nay: Qua điều tra khảo sát cho thấy các TCDG đã được các em chơi thường xuyên tại trường TH EaLê trong thời gian gần đây, có nhiều biến chuyển rõ rệt về số lượng, cách thức chơi và đa dạng các môn chơi. Nhìn chung các em hứng thú khi tham gia vào các hoạt động chơi TCDG do Đội tổ chức. Các em thường chơi vào các giờ ra chơi, đầu giờ; một số trò chơi thường xuyên như: nhảy dây, đôi cầu, bịt mắt bắt dê, bắn bi, kéo co, đá cầu *Tiến hành điều tra và cho kết quả sau: Phiếu điều tra thực trạng các TCDG (Lớp 5b) tại trường TH EaLê. CÂU HỎI GỢI Ý TRẢ LỜI Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk. 5 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian 1. Em thấy các TCDG có bổ ích với bản thân em không? A. Có B. Không 2. Em có thường xuyên chơi các TCDG không? A. Có B. Không 3. Em không nhận xét gì về hoạt động Đội trường mình (hạn chế)? A. Hấp dẫn B. Không hấp dẫn 4. Em gặp những khó khăn gì khi tham gia vào các hoạt động Đội nói chung? (tự bộc lộ)……………………. ……………………………… 5. Em có đê xuất gì với nhà trường và thầy tổng phụ trách Đội về việc tổ chức các TCDG? ……………………………… ………………………………. Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn, điều tra những tâm tư nguyện vọng của các em đội viên để nắm bắt tình hình thực tế, từ đó đưa ra những hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế. Kết quả điều tra thu được số liệu như sau: - 100% cho rằng TCDG rất bổ ích với bản thân. - 81% thường xuyên chơi các TCDG. - 60% thấy các hoạt động Đội hấp dẫn. - Khó khăn: phần lớn cho rằng các em ít được hướng dẫn chơi từ phía nhà trường, một số cho rằng thiếu địa điểm chơi, còn nguy hiểm, một số ít chưa thích chơi. - Đề xuất: (tổng hợp) mong được hướng dẫn và tổ chức thêm 90% Mong muốn nhà trường và thầy cô giáo tổ chức nhiều các TCDG hơn nữa. III.4.1. Đánh giá thực trạng *Ưu điểm: Các em HS mong muốn được chơi các TCDG, mong muốn các hoạt động đó gắn liền với học tập. Mong được hiểu biết thêm các loại TCDG. Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, ý thức tổ chức kỉ luật tốt, ngoan ngoan, lễ phép với các thầy cô giáo và bạn bè. *Hạn chế Kiến thức về các TCDG còn hạn chế, việc tập hợp các em HS tham gia còn nhiều khó khăn, ít tài liệu hướng dẫn. Điều kiện gia đình cũng gây khó khăn cho các em khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp khi các em phải phụ giúp gia đình công việc nhà. Liên đội chưa đa dạng các hình thức tổ chức cho các em. Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk 6 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian Đối với công tác tổ chức; nhìn chung vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến chất lượng thật. III.4.2. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan . *Nguyên nhân khách quan: -Do chương trình học không có tiết sinh hoạt ngoại khoá cụ thể, mà phải sinh hoạt ké vào một số giờ học khác, hoặc sinh hoạt vào ngày nghỉ hàng tuần. -Địa bàn sinh sống của các em không tập trung đi lại gặp không ít khó khăn. -Giáo viên TPT ít được bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng Đội. -Cơ sở vật chất của Đội chưa đáp ứng được yêu cầu. *Nguyên nhân chủ quan: Do việc tổ chức còn chưa có kinh nghiệm từ việc lên chương trình, phân công, tổ chức thực hiện chưa có sự đồng bộ và thống nhất; mặt khác thời gian tổ chức không nhiều; chương trình chưa hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia. Các hình thức tổ chức chưa đa dạng, ít được giao lưu học hỏi, ít được các giáo viên quan tâm tới hoạt động vui chơi của các em Do hiện nay có nhiều loại hình trò chơi hiện đại đang tràn lan trên thị trường nhu các trò chơi điện tử, game online, trò chơi súng đạn bạo lực bắt nguồn từ Trung Quốc nên nhiều em không mặn mà với các loại hình trò chơi dân gian cổ truyền này. Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong khâu tổ chức và hướng dẫn các trò chơi đồng thời gây hứng thú để thu hút HS tham gia các TCDG là một yêu cầu quan trọng trong trường TH hiện nay. Với đặc điểm tâm sinh lí đang phát triển nên dễ bị lôi kéo, kích động, tham gia các trò chơi bạo lực thậm chí dẫn đến hậu quả xấu nên việc nhà trường thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục việc phát triển toàn diện HS thông qua các trò chơi dân gian là vô cùng cần thiết. Việc nâng cao chất lượng tổ chức, tạo cho các em niềm say mê các trò chơi dân tộc cũng là cách làm tốt để hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Làm sao cho các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. IV.GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG TRƯỜNG TH Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk. 7 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian Hình thức 1: Tìm hiểu và nắm vững các bước thiết kế một hoạt động tổ chức trò chơi dân gian. Bước 1: Công tác chuẩn bị. Người tổng phụ trách cần tìm hiểu và nghiên cứu những chỉ thị và những chủ trương của Hội đồng Đội cấp trên và nhiệm vụ năm học của nhà trường (do BGH nhà trường lập kế hoạch từ đầu năm học); nắm bắt những nhu cầu nguyện vọng của các em thiếu nhi những bài học kinh nghiệm đã thiết kế và thi công để chọn loại hình hoạt động cho phù hợp. Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động. Đây là một khâu rất quan trọng, có tính quyết định cho việc thành công hay không của việc tổ chức các TCGD. Phải đảm bảo bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao. Xác định những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm. Tiến trình công việc gắn với thời điểm cụ thể của hoạt động dó. Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt của các chương trình. Chương trình kế hoạch hoạt động phải được lập một cách khoa học, chi tiết đảm bảo hiệu quả cao. Đặc biệt phải cương quyết chỉ đạo, tránh tình trạng đầu voi đuôi chuột, đánh trống bỏ dùi, sẽ làm cho các em chán nản, thiếu tác dụng giáo dục. Bước 3: Chỉ đạo thực hiện: Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung chương trình kế hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến vận động thực hiện. Trong quá trình thực hiện thì trưởng ban (thường là Tổng phụ trách Đội) phải chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập thể Đội. Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công việc được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến cho trưởng ban để phối hợp thực hiện. Người tổ chức cần có các phương án dự phòng. Tổng phụ trách phải thường xuyên hội ý Ban tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nội dung và chương trình đề ra. Bước4: Tổng kết, đánh giá kết quả Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk 8 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian Sau khi một chương trình kết thúc cần phải có buổi họp bàn rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả, xem xét nghiêm túc những mặt mạnh và mặt yếu của công tác tổ chức, của các đội tham gia thi, của khâu chuẩn bị, tiến hành… Mặt khác tổng kết đánh giá kết quả cũng là để kịp thời động viên, tuyên dương khen thưởng những Đội xuất sắc. Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, công bằng. để rút kinh nghiệm cho những chương trình tiếp theo, tạo được khí thế của các chi đội và các cá nhân đội viên. Hình thức 2: Tìm hiểu và phân loại các TCDG một cách hợp lí Đặc điểm chung của TCDG được triển khai trong trường học là đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các TCDG phù hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, bắn bi, Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồng rắn lên mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức các trò cướp cờ, đánh đu, đá gà, chồng bông sen, … Xét về chức năng giáo dục, TCDG có thể chia thành bốn nhóm: *Loại trò chơi vận động như; tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh. *Loại trò chơi học tập như; chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán. *Loại trò chơi sáng tạo như; trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu *Loại trò chơi mô phỏng như; trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán… Hình thức 3: Các kĩ năng tổ chức thành công các TCDG: Người tổ chức (là TPT) cần nắm được các bí quyết tổ chức sao cho hấp dẫn và thành công, việc này không chỉ có ý nghĩa đối với các TCDG mà còn nói chung với các hoạt động Đội. + Làm chủ cuộc chơi và bản thân. + Khẩu khí dứt khoát, rõ ràng, cứng rắn, đủ âm lượng, lôi cuốn, thu hút được người chơi. + Cử chỉ, hành động: Người quản trò phải có cử chỉ, hành động, nét mặt hài hước . Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk. 9 Một số hình thức và phương pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động các trò chơi dân gian + Cùng tham gia chơi tạo không khí vui vẻ, hào hứng , sôi nổi. + Chuẩn bị một số trò chơi làm sao cho các đối tượng chơi hiểu rằng mình không bao giờ hết vốn. Coi người quản trò như một ngân hàng trò chơi. + Dừng lại đúng lúc tạo cảm giác " thèm" cho người chơi. Hình thức 4 :Nắm vững tâm sinh lý lứa tuổi HS TH Đây là lứa tuổi phát triển mạnh cả về tâm sinh lí, các tuyến nội tiết hoạt động mạnh, cơ thể phát triển và dần dần hình thành tính cách, tình cảm, cá tính, sở thích riêng; đồng thời các em cũng hay bồng bột, non nớt trong suy nghĩ, hiếu thắng, thường hay nhận mình là “người lớn”, cho nên người TPT cần nắm rõ các đặc điểm này để động viên và khích lệ kịp thời các em. Hình thức 5: Nắm chắc chắn quy trình tổ chức và hướng dẫn TCDG Người TPT cần nắm chắc chắn quy trình tổ chức một trò chơi. Tôi đã thực hiện thành công với quy trình sau: 1. ổn định tổ chức 2. Chọn số lượng người chơi, không gian, địa điểm chơi phù hợp. 3. Giới thiệu tên trò chơi, tác dụng và ý nghĩa của TCDG đó. 4. Phổ biến nội dung, luật chơi. 5. Chơi thử (nháp). 6. Cử trọng tài (nếu cần). 7. Chơi thật. 8. Tổng kết, thưởng phạt rõ ràng, công bằng. 9. Nhận xét quá trình chơi, rút kinh nghiệm với người chơi. 10.Hướng dẫn, nhắc nhở HS để áp dụng trò chơi vào cuộc sống hàng ngày. Áp dụng theo quy trình sau, linh động trong mọi tình huống, chắc chắn sẽ có được thành công khi tổ chức. Hình thức 6: Giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước qua TCDG. Đây là biện pháp mang tính khu biệt, thường chỉ áp dụng được với trò chơi dân gian, nếu không áp dụng biện pháp này thì cũng chỉ là tổ chức một hoạt động vui chơi giải trí thông thường. HS phải nắm được các chuẩn mực cuộc sống thông qua TCDG, tính kiên trì, nhẫn nại, có niềm tin yêu với quê hương đất nước, với dân tộc, với truyền thống của cha ông xưa. HS thấy được truyền thống văn hoá dân gian Việt Nam không chỉ có các Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu học EaLê – huyện EaSúp – tỉnh Đăk Lăk 10 . hơn nữa của Quý đồng nghiệp, HĐĐ các cấp, Phòng GD&ĐT huyện EaSuop để hoàn thiện hơn và để SKKN này sớm đi vào triển khai thực tế! Xin chân thành cảm ơn ! Đỗ Văn Phong giáo viên trường Tiểu