Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
226,3 KB
Nội dung
Tiết 10 (bài 11): AXIT NUCLÊIC (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Phân biệt các loại ARN dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng. -So sánh ADN và ARN về cấu trúc và chức năng. b/ Trọng tâm -Cấu trúc đơn phân, nguyên tắc liên kết giữa các đơn phân của ARN. -Cấu trúc và chức năng của ARN. -So sánh ADN và ARN. 2/ Kỹ năng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy phân tích – tổng hợp để nắm vững các bậc cấu trúc của axit nuclêic. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên - Hình 11.1, 11.2 và 11.3 sách giáo khoa. -Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 ARN CẤU TRÚC CHỨC NĂNG mARN tARN rARN Phiếu học tập số 2 SO SÁNH ADN VÀ ARN Giống nhau Khác nhau ADN ARN CẤU TRÚC CHỨC NĂNG 2/ Học sinh -Phân biệt các loại ARN. -So sánh ADN và ARN. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra -Trình bày cấu trúc của nuclêôtit. 2/ Bài học Chúng ta đã biết axit nuclêic gồm ADN và ARN, ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về ADN, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ARN. Hoạt động 1: ĐƠN PHÂN CỦA ARN – NUCLÊÔTIT Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc 1 đơn phân của ARN. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Gv cho học sinh quan sát hình về cấu trúc phân tử ARN để học sinh nhận biết và phân biệt được với ADN. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 11.1 và cho biết nuclêôtit của ARN có mấy loại? Có cấu trúc như thế nào? -Nuclêôtit cấu tạo nên ADN và nuclêôtit cấu tạo nên ARN khác nhau ở đặc điểm nào? Học sinh nghiên cứu và trả lời: -Có 4 loại, gồm 3 thành phần: đường, axit và bazơ nitơ. -Loại bazơ nitơ khác nhau là T và U. I/ Nuclêôtit – đơn phân của ARN -Nuclêôtit của ARN gồm: +Đường ribôzơ. +Axit photphoric. +Bazơ nitơ (A, U, G, X) -Tên của nuclêôtit gọi theo tên của bazơ nitơ: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin. -Đường khác nhau là đêoxiribo và đường ribô. -Cấu trúc của mỗi đơn phân cấu tạo nên ARN là gì? HS trả lời. Hoạt động 2: CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ARN Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc và chức năng của từng loại ARN; Phân biệt AND và ARN. GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ cấu trúc các loại ARN và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập số 1 trong vòng 7 phút. Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn II/ Cấu trúc và chức năng của ARN (Đáp án phiếu học tập) thiện kiến thức. GV bổ sung kiến thức: -mARN có rất nhiều loại, tuy nhiên trong tế bào, mARN chỉ chiếm khoảng 5 – 10% tổng số ARN của tế bào vì ở mỗi thời điểm, trong mỗi tế bào chỉ một số ít gen đang hoạt động mới tổng hợp ra mARN tương ứng. -tARN có khoảng 50 loại. tế bào chỉ có khoảng 20 loại axit amin, mỗi tARN vận chuyển một loại axit amin tương ứng. -rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Một tế bào vi khuẩn có tới 350.000 ribôxôm, vì vậy rARN chiếm tới 80% ARN của tế bào. Trong tế bào nhân th ực có 4 loại rARN, khác nhau ở hệ số lắng: 18S gồm 1900 đơn phân, 28S gồm 4500 đơn phân; 5,8S gồm 200 đơn phân; 5S gồm 200 đơn phân. S là đơn vị đo hệ số lắng (Svedberg unit), 1S = 10 -13 giây. Đáp án phiếu học tập số 1: CẤU TRÚC CHỨC NĂNG mARN Là một mạch polinuclêôtit (gồm hàng trăm – hàng ngàn đơn phân) sao chép từ ADN trong đó U thay cho T. Truyền đạt thông tin di truyền theo sơ đồ: ADN ARN Prôtêin tARN Là một mạch polinuclêôtit gồm từ 80 -100 đơn phân, có những đoạn các cặp bazơ nitơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A – U; G – X), một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã. Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. rARN Trong mạch polinuclêôtit có tới 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung. Là thành phần chủ yếu của ribôxôm. 3/ Củng cố -Cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2. Giống nhau -Đều là những đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. -Mỗi đơn phân đều được cấu tạo từ 3 thành phần. -Giữa các đơn phân đều có liên kết chính là liên kết photphodieste. -Đều có tính đa dạng và đặc trưng do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân quy định. -Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khác nhau ADN ARN CẤU TRÚC -Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường đêôxiribô (C 5 H 10 O 4 ), axit photphoric và bazơ nitơ (A, T, G hoặc X) -Có kích thước và khối lượng phân tử lớn hơn ARN. -Có hai mạch polinuclêôtit -Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường ribô (C 5 H 10 O 5 ), axit photphoric và bazơ nitơ (A, U, G hoặc X) -Có kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn ADN. -Có một mạch polinuclêôtit vừa song song vừa xoắn lại với nhau. không xoắn cuộn hay cuộn 1 đầu. CHỨC NĂNG -Chứa thông tin di truyền quy định cấu trúc của phân tử prôtêin. -Tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin. -Kết luận sách giáo khoa. 4/ Dặn dò -Học bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. -Chuẩn bị bài thí nghiệm: khoai lang, bột gạo (hồ tinh bột), dầu ăn, trứng gà, 100g thịt heo nạt. -Học bài từ đầu năm chuẩn bị kiểm tra 15 phút. 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy . Tiết 10 (bài 11): AXIT NUCLÊIC (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Phân biệt các loại ARN dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng. -So. CHỨC NĂNG 2/ Học sinh -Phân biệt các loại ARN. -So sánh ADN và ARN. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra -Trình bày cấu trúc của nuclêôtit. 2/ Bài học Chúng ta đã biết axit nuclêic gồm. trúc của axit nuclêic. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên - Hình 11.1, 11.2 và 11.3 sách giáo khoa. -Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 ARN CẤU TRÚC CHỨC NĂNG mARN tARN rARN Phiếu học tập số