1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bạn biết gì về mô hình phân tích SWOT? pot

4 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 50 KB

Nội dung

Bạn biết gì về mô hình phân tích SWOT? (Tiếp theo và hết)Nguyễn Thạc Minhµµ §§ Đây là phần gợi ý thực hành mô hình phân tích µSWOT§ rất hữu ích cho các doanh nhân và cho những ai muốn tổ chức công việc một cách khoa học, hiệu quả Gợi ý thực hành phân tích µSWOT§ Albert Humphrey, nhà kinh tế, thành viên Ban quản trị của cùng lúc 5 công ty đồng thời là chuyên gia cố vấn cho hơn 100 công ty tại Anh, Mỹ, Mê-hi-cô, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Na Uy và Đan Mạch, đã cụ thể hóa µSWOT§ thành 6 mục hành động sau: 1. Sản phẩm (Chúng ta sẽ bán cái gì?) 2. Quá trình (Chúng ta bán bằng cách nào?) 3. Khách hàng (Chúng ta bán cho ai?) 4. Phân phối (Chúng ta tiếp cận khách hàng bằng cách nào?) 5. Tài chính (Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?) 6. Quản lý (Làm thế nào chúng ta quản lý được tất cả những hoạt động đó?) 6 mục trên cung cấp một cái khung để phát triển các vấn đề trong µSWOT§. Đây có thể coi là một “bước đột phá”, vì vậy, chắc hẳn cần phải giải thích thêm đôi chút. Các yêu cầu trong µSWOT§ được phân loại thành 6 mục như trên sẽ giúp đánh giá các mục theo cách định lượng hơn, giúp các nhóm làm việc có trách nhiệm hơn trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức, từ đó dễ dàng quản lý các hành động hơn. Mục tiêu hết sức quan trọng của quá trình là đạt được cam kết giữa các nhóm tham gia – phần này được giải thích bằng mô hình TAM (Team Action Management Model – Mô hình quản lý hoạt động nhóm) của Albert Humphrey. hừng nào còn phải xác định các hành động được cụ thể hóa từ µSWOT§, các nguyên nhân và mục đích phân tích µSWOT§, chừng đó, khả năng và quyền hạn quản lý nhân viên của bạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến một sự nhất trí về ý tưởng và phương hướng hoạt động. Dựa vào bối cảnh cụ thể, một mô hình phân tích µSWOT§ có thể đưa ra một, hay một vài mục trong danh sách 6 bước hành động nói trên. Dù trong trường hợp nào đi nữa, µSWOT§ về cơ bản cũng sẽ cho bạn biết những gì là “tốt” và “xấu” trong công việc kinh doanh hiện tại hay đối với một đề xuất mới cho tưong lai. Nếu đối tượng phân tích µSWOT§ của bạn là công việc kinh doanh, mục tiêu phân tích là cải thiện doanh nghiệp, thì µSWOT§ sẽ được hiểu như sau: • ”Điểm mạnh” (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy) • ”Cơ hội” (Đánh giá một cách lạc quan) • ”Điểm yếu” (Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu) • ”Nguy cơ” (Các trở ngại) Nếu phân tích µSWOT§ được dùng để đánh giá một ý tưởng hay đề xuất, nó có thể chỉ ra rằng ý tưởng hay đề xuất đó quá yếu (đặc biệt khi so sánh với việc phân tích các đề xuất khác) và không nên đầu tư vào đó. Trong trường hợp này, không cần đưa ra các kế hoạch hành động tiếp theo. Nếu phân tích cho thấy ý tưởng hay đề xuất nào đó thực sự có khả năng thành công, bạn có thể coi đây là một công việc kinh doanh, và chuyển các mục trong µSWOT§ thành hành động phù hợp. Trên đây là nội dung chính lý thuyết của Albert Humphrey liên quan đến việc phát triển các mục trong phân tích µSWOT§ thành hành động nhằm mục tiêu thay đổi doanh nghiệp hoặc tổ chức. Ngoài ra, µSWOT§ còn có một số cách áp dụng khác, tùy theo hoàn cảnh và mục đích của bạn, chẳng hạn, nếu bạn chỉ tập trung vào một bộ phận chứ không phải cả doanh nghiệp, bạn nên sắp xếp lại 6 mục nêu trên sao cho nó có thể phản ánh đầy đủ các chức năng của bộ phận, sao cho các mục trong µSWOT§ có thể được đánh giá cụ thể nhất và được quản lý tốt nhất. Khung phân tích µSWOT§ Mô hình phân tích µSWOT§ được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất hay một ý tưởng. Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận và ra quyết định hợp lý và chính xác nhất. Khung phân tích µSWOT§ dưới đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ một cách chuyên nghiệp và đưa ra quyết định ở thế chủ động chứ không chỉ dựa vào các phản ứng bản năng hay thói quen cảm tính. Khung phân tích µSWOT§ thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của µSWOT§: Điểm mạnh, Điểu yếu, Cơ hội và Nguy cơ, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Những câu hỏi nêu dưới đây chỉ là ví dụ, người đọc có thể thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng phân tích cụ thể. Một điều cần hết sức lưu ý, đó là đối tượng phân tích cần được xác định rõ ràng, vì µSWOT§ chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn… Sau đây là ví dụ về những đối tượng tiềm năng có thể được đánh giá thông qua phân tích µSWOT§: - Một công ty (Vị thế của công ty trên thị trường, khả năng tồn tại,…) - Một phương pháp phân phối hoặc bán hàng. Một sản phẩm hoặc một nhãn hiệu. - Một ý tưởng kinh doanh. - Một sự lựa chọn chiến lược, chẳng hạn như thâm nhập thị trường mới hay tung ra sản phẩm mới. - Một cơ hội thực hiện sát nhập. - Một đối tác kinh doanh tiềm năng. Khả năng thay đổi nhà cung cấp. - Khả năng thuê ngoài (outsource) một dịch vụ hay nguồn lực. - Một cơ hội đầu tư. Cần đảm bảo miêu tả đối tượng phân tích thật rõ ràng để những người tham gia vào việc phân tích hay những người xem kết quả phân tích có thể hiểu đúng mục đích của việc đánh giá và các gợi ý của µSWOT§. Sau đây là khung phân tích µSWOT§. Một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích µSWOT§, các công ty cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận µSWOT§ (hay còn gọi là ma trận TOWS) như được trình bày dưới đây. Trong đó: - Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty, - Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội, - Chiến lư c S-T xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài, - Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.III. Ví dụ điển hình về phân tích µSWOT§ Sau đây là ví dụ cụ thể về việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đến từ môi trường bên trong và bên ngoài của công ty A. Phân tích này sẽ là cơ sở để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Điểm mạnh (Strengths - S): - Hiện đang có doanh thu lớn nhất phía Bắc, - Có vị trí gần một số thị trường tiêu thụ, - Có địa điểm gần nguồn nguyên liệu, - Thiết bị kỹ thuật hiện đại, - Giá cả cạnh tranh, - Áp dụng phương pháp tiếp thị tốt và có dịch vụ khách hàng mới trong vùng, - Tiện đường ra biển hoặc vận chuyển hàng ra tàu, - Được sự hỗ trợ về bí quyết bán hàng từ ngân hàng đầu tư, - Hiểu biết nhiều về thị trường và đã có hình ảnh tốt trên thị trường, - Cần ít vốn để đầu tư thêm, - Các chương trình đào tạo về quản lý và dịch vụ đã được tiến hành để nâng cao các kỹ năng cần thiết của nhân viên Điểm yếu (Weaknesses - W): - Các hợp đồng ký kết với đơn vị cung cấp nguyên liệu chứa những điều khoản không có lợi, - Chất lượng sản phẩm không ổn định, - Phương tiện đầu tư thêm bị hạn chế, - Cần cải thiện tình hình thông tin trong công ty, - Công ty B hiện là đối thủ cạnh tranh gay gắt, - Công ty C mới nổi lên và có tiềm năng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn, - Thiếu nguyên liệu dự trữ cho thời kỳ nhu cầu sản xuất lên cao nhất, - Sản phẩm chưa xuất hiện trên thị trường phía Nam, - Mối quan hệ với các cơ quan chức năng còn ít, - Khó thay đơn vị cung cấp nguyên liệu khác hoặc khó có khả năng nhập khẩu nguyên liệu, - Vị thế trên thị trường yếu đi do tổng công suất hiện tại thấp hơn 10% so với nhu cầu thị trường, - Ở xa thị trường tiêu thụ chính, - Phải trả các khoản lãi suất khá lớn. Cơ hội (Opportunities - O): - Hấp dẫn khu vực thị trường chính, - Hiện sắp khởi công những dự án lớn trong vùng mà sản phẩm công ty có thể được sử dụng, - Có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường Đông Nam Á, - Đối tác kinh doanh, công ty D, có khả năng cải thiện về mặt giá cả và cơ hội đầu tư, - Ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất ngay trong nước, - Nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty có xu hướng tăng, - Trong vùng đang có những cải thiện về cơ sở hạ tầng. Nguy cơ (Threats - T): - Sự giảm giá của đồng tiền, - Tương lai sẽ giảm thuế khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu, dẫn đến các công ty trong nước có thể bị mất thị phần, - Công ty B hiện là đối thủ cạnh tranh gay gắt, - Công ty C mới nổi lên ở miền Bắc có tiềm năng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn, - Công ty B có ý định mở rộng dự án ở miền Bắc, - Một số công ty miền Nam đang thăm dò để khai thác khu vực thị trường miền Bắc, - Một số nhà sản xuất nước ngoài có ý định xây dựng nhà máy để sản xuất sản phẩm trong nước, - Vận chuyển bằng đường sắt chưa khai thác được, - Tính mùa vụ của công việc kinh doanh, dẫn đến khả năng gián đoạn trong sản xuất, - Sức ép giảm giá từ phía các . Bạn biết gì về mô hình phân tích SWOT? (Tiếp theo và hết)Nguyễn Thạc Minhµµ §§ Đây là phần gợi ý thực hành mô hình phân tích µSWOT§ rất hữu ích cho các doanh. thể, một mô hình phân tích µSWOT§ có thể đưa ra một, hay một vài mục trong danh sách 6 bước hành động nói trên. Dù trong trường hợp nào đi nữa, µSWOT§ về cơ bản cũng sẽ cho bạn biết những gì là. trong µSWOT§ có thể được đánh giá cụ thể nhất và được quản lý tốt nhất. Khung phân tích µSWOT§ Mô hình phân tích µSWOT§ được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất

Ngày đăng: 04/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w