Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
152,5 KB
Nội dung
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7 MÔN ĐỊA LÍ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN “THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (CHƯƠNG VI CHÂU PHI)” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực hiện theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thức 2 khóa III: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học và bậc học, nhằm phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết của kỳ họp thứ 8, Quốc Hội khóa 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa hiện nay đã có nhiều đổi mới về nội dung, cấu trúc và hình thức thể hiện so với sách giáo khoa trước đây. Việc sử dụng khai thác kênh hình trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy học Địa lý nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Các thiết bị dạy học (ảnh treo tường, tranh ảnh địa lí, bản đồ, lược đồ ) thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xãy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học có khả năng hình thành hiệu quả những tri thức cơ bản và vận dụng chúng vào việc lĩnh hội kiến thức mới, giáo viên có điều kiện để sử dụng các phương pháp dạy học và hình thức dạy học đa dạng, hiệu quả nâng cao công tác tự lập của học sinh trong học tập. Trong dạy học Địa lí, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức Địa lí quan trọng đối với học sinh. Kênh hình được hiểu không chỉ ở trong sách giáo khoa mà còn bao gồm các bản đồ, sơ đồ, mô hình, tranh ảnh địa lí, các videoclip liên quan đến bài học, hổ trợ cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. Vì vậy, sử dụng và khai thác kênh hình trong dạy Địa lí có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng Địa lý cho học sinh. Để góp phần giúp học sinh thuận lợi trong việc tiếp thu bài học, trong quá trình trực tiếp giảng dạy môn Địa Lý lớp 7 tôi đã đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 7 môn Địa lí để dạy học phần “Thiên nhiên và con người ở các châu lục (Chương VI châu Phi)”, Nhằm mục đích giới thiệu vai trò kênh hình và cách hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trong sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 7 nói chung và trong dạy học phần“Thiên nhiên và con người ở các châu lục (chương VI Châu Phi)” nói riêng. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Mục đích: - Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng và khai thác kênh hình trong dạy học địa lí - Thấy rõ mối quan hệ tượng hỗ giữa kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa 1 - Biết được các loại kênh hình để dạy học phần “Thiên nhiên và con người ở các châu lục (chương VI Châu Phi)” - Trình bày được nội dung và cách thức hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí qua từng kênh hình - Tập trung được sự chú ý của học sinh. - Giúp cho học sinh dể dàng tiếp thu kiến thức hơn - Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức - Tạo điều kiện cần thiết cho HS thực hành để hình thành và rèn luyện kỉ năng. 2. Cơ sở lý luận : Phương tiện dạy học là trợ thủ đặc lực giúp giáo viên thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất giữa tính cụ thể và trừu tượng trong quá trình dạy học, nguồn gốc sâu xa mà nhận thức luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định. Phương tiện trực quan tạo khả năng cung cấp cho học sinh thông tin đầy đủ hơn và chính xác hơn và đặc biệt là mang tính trực quan về hiện tượng cần nghiên cứu. Việc sử dụng các phương tiện trực quan góp phần tích cực, trước tiên là làm cho học sinh dễ tiệp thu trong quá trình nhận thức, sau đó là giáo dục thẩm mĩ cho các em. Một hình vẽ đẹp, một mô hình cân đối, gam màu hợp lí đều tạo nên những rung cảm đa dạng trong tâm hồn trẻ thơ. Phương tiện dạy học trực quan giúp cho nhận thức cảm tính được nhanh chóng, đúng bản chất ở nhiều góc cạnh khác nhau. Về mặt phát triển tư duy, các phương tiện dạy học hổ trợ cho học sinh trừu tượng hóa trước một vấn đề cần nghiên cứu. Thông qua các phương tiện và nghệ thuật biểu diễn của giáo viên sẽ góp phần nâng cao hứng thú trong học tập, tập trung mạnh mẽ chú ý vào bài học của học sinh. Nội dung sách giáo khoa đã đảm bảo tỷ lệ hợp lí giữa ly thuyết và thực hành, bám sát yêu cầu, tăng cường tính thực tiển và kĩ năng thực hành, khắc phụ được khuynh hướng “hàn lâm hóa” việc học hành ở phổ thông. Từ tâm lí học tập, chúng ta thấy rằng việc tiếp nhận các thông tin nhờ vào 5 giác quan của con người: nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ. Theo cách dạy trước đây, chỉ có một giác quan duy nhất được huy động đó là tai để nghe. Truyền thụ kiến thức theo hình thức cũ này chỉ thong qua lời nói, còn các giác quan khác chưa được sử dụng cho việc tiếp thu các bài giảng. Phần lớn tiềm năng tiếp thu học tập chưa được phát huy. Người ta có thể thấy rằng, chỉ có nghe thôi thì chỉ lưu trử được 20%, viết chép tiếp thu 30%, song nếu kết hợp cả hai thì tác dụng tăng lên đáng kể. Trực quan hóa trợ giúp cho thuyết trình làm tăng mức độ nhớ đến 50%. Chỉ riêng điều đó thôi cũng nói lên được sự đòi hỏi phải áp dụng các phương tiện nghe - nhìn vào dàn dựng bài giảng. Nhưng cũng còn phải nói tới những điểm quan trọng khác; ở đây, đứng đầu là hoạt cảnh. Giáo viên nói đến đâu, minh họa bằng hình ảnh đến đó thì tất cả học sinh tham dự ai cũng hiểu một cách cụ thể và rò ràng hơn. Trực quan hóa như vậy bắt buộc phải cụ thể hóa các nội dung và hạn chế được hiểu sai, nói một đằng, hiểu một nẻo. 2 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1.Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh khối 7 Trường TH & THCS Mò Ó 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp trực quan - Phương pháp thảo luận - Phương pháp trao đổi nhóm - Phương pháp khảo sát điều tra VI. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Thực trạng của việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa của môn Địa lí lớp 7. Dạy học theo phương pháp tích cực ở nước ta từ những năm 1960, dạy học bằng phương pháp tích cực, chủ động đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và theo phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”. Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học như :“Học đi đôi với hành” đã có những giáo viên vận dụng dạy học theo phương pháp khai thác kênh hình, kênh chữ như; quan sát tranh ảnh, mô hình, biểu đồ, lược đồ ) nhưng chủ yếu ở các tiết thao giảng, giờ dạy của giáo viên thi dạy giỏi. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hiệu quả và nhân rộng ra thì rất hạn chế. Đối với học sinh khối 7 Trường TH & THCS Mò Ó chủ yếu là con em dân tộc vân kiều, về một khía cạnh nào đó trình độ nhận thức và sự say mê học tâp của em còn nhiều hạn chế nên việc dạy các em khai thác kiến thức đã khó càng khó hơn. Do hiểu biết của học sinh còn hạn chế, kiến thức về khoa học tương đối nhiều và rất trừu tượng, đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế. Nên việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy cho học sinh chưa được phổ biến, đặc biệt là học sinh của trường TH & THCS Mò Ó . Nhận thức của học sinh về môn Địa Lý chưa đúng đắn, chưa có lòng đam mê và nhu cầu học hỏi nhiều. Quá trình giảng dạy của giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh, một số giáo viên chưa thực sự sáng tạo, chưa linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng kiểu bài cụ thể, chưa chú trọng vào viậc đổi mới phương pháp giảng dạy. Trên thực trạng đó nên tôi mạnh dạn chọn đề tài này nhằm mục đich giúp các em nắm bắt kiến thức của bài học một cách nhanh và cụ thể, cốt lỏi nhất sao cho dễ nhớ và dễ thuộc các bài học của mình. 2. Cách khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên để dạy học môn Địa lý lớp 7. a. Nguyên tắc trong sử dụng và khai thác kênh hình: * Nguyên tắc sử dụng đúng lúc: - Sử dụng kênh hình vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn được quan sát, trong trạng thái tâm lý thuận lợi nhất. 3 - Kênh hình xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần nói đến. - Tránh đưa ra một lúc nhiều kênh hình hoặc nhiều loại phương tiện trực quan. * Nguyên tắc sử dụng đúng chổ: - Tìm vị trí để giới thiệu kênh hình hoặc phương tiện trực quan trên lớp hợp lí nhất, giúp học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất, tiếp xúc phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp. - Đảm bảo cho toàn lớp có thể quan sát kênh hình một cách rõ ràng. - Đảm bảo không làm phân tán tư tưởng học sinh khi tiến hành các hoạt động học tập tiếp theo. * Nguyên tắc sử dụng đúng cường độ: - Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp dạy học sao cho thích hợp, vừa với trình độ tiếp thu và lứa tuổi của học sinh. - Mỗi loại kênh hình hoặc phương tiện dạy học có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương tiện hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một buổi học, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. - Việc sử dụng nhiều hình thức, nhiều loại phương tiện khác nhau trong một buổi học có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp thu của học sinh, đến hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học. Theo nghiên cứu của các nhà sinh lý học, nếu một dạng hoạt động được tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh. - Việc áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở lớp dẫn đến sự quá tải thông tin đối với học sinh do chưa có đủ thời gian để chuyển hóa lượng thông tin đó. Sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3- 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20- 25 phút trong một buổi dạy. b.Quá trình kiểm tra khảo sát trước khi thực hiện SKKN - Một số em chưa biết cach xác định phương hướng trên lược đồ - Nhiều em chưa biết cách để đọc các kiến thức từ lược đồ trong sách giáo khoa. - Một số em đã biết cách đọc nhưng chưa rút ra nhận xét khi trả lời các câu hỏi - Rất ít em biết khai thác kiến thức tư lược đồ. c. Giải pháp thực hiện sau khi kiểm tra khảo sát về quá trình sử dụng kênh hình ở sách giáo khoa lớp 7 ở chương I. II.III. Khi sử dụng kênh hình trong dạy học, giáo viên cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau: - Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. - Tập trung vào việc sử dụng các kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng chúng theo cách minh họa cho kiến thức. - Để có thể sử dụng tốt các kênh hình, khi lên lớp giáo viên cần: 4 + Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình. Nghiên cứu kĩ các để hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới cùng học sinh tiếp xúc với kênh hình. + Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí. + Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từng loại phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy. + Chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh, gợi ý để học sinh biết tự giác khai thác kênh hình giúp học sinh tìm ra mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chử. + Giáo viên cần tăng cương ứng dụng công nghệ thông tin dưa lược đồ trong sách giáo khoa lên màn hình để học sinh dể dàng xác định các đôi tượng địa lí. - Đối với học sinh cần + Chủ động tìm hiểu kiến thức từ sách giáo khoa khi ở nhà. + Tiến hành làm bài tập trong sách giáo khoa, vẻ lược đồ biểu đồ. + Tìm hiểu thêm kiến thức qua sách báo. + Tự đưa ra nhận xét khi xem kênh hình và đối chiếu với giáo viên. + Khi lên lớp chăm chú nghe giảng và phát biểu xây dựng bài + Tích cực đưa tham gia thực hành và thảo luận. 3. Ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí: * Ý nghĩa của trực quan hóa trong dạy học Địa lí: Trong quá trình dạy học Địa lí, việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa quan trọng, bởi vì học sinh có thể quan sát được một phần nhỏ các đối tượng ở xung quanh, còn phần lớn các đối tượng khác thì không có điều kiện quan sát trực tiếp. Đối với các hiện tượng như: sự hoạt động của núi lửa, băng hà, hay cảnh quan không có ở nước ta như: thảo nguyên ôn đới, hoang mạc, đài nguyên thì học sinh chỉ có thể hình dung ra được nhờ vào các phương tiện trực quan. + Mục đích của trực quan: - Tập trung sự chú ý của học sinh - Giúp học sinh định hướng tốt hơn - Làm thông tin trở nên dễ tiếp thu hơn - Mở rộng và bổ sung những điều đã nói - Sự sáng tạo cá nhân trong trực quan hóa không có giới hạn, do đó cần xem xét và chú ý đến những điểm cơ bản thể hiện hành ảnh + Ưu điểm của trực quan: - Nội dung được cấu trúc rõ ràng, ai cũng có thể thấy được - Cấu trúc bắt buộc tập trung vào những thong tin cốt lõi, hạn chế hiểu sai chủ đề - Học sinh chú ý vào bài giảng, tập trung vào các điểm thảo luận - Nội dung học trừu tượng có thể tiếp thu dễ dàng hơn 5 - Trong các buổi thảo luận, những ý kiến, giải pháp được viết ra giấy nên học sinh đều thấy được các đóng góp, các ý tưởng, giải pháp của những người tham dự nên dễ thống nhất hơn Trực quan hóa và việc sử dụng các phương tiện học tập tương ứng bắt buộc phải chuẩn bị các đơn vị học trình và minh họa cho bài giảng một cách chu đáo và nghiên túc. Càng dành tâm huyết bao nhiêu cho vấn đề này thì chất lượng bài giảng cũng như mức độ nhớ, hiểu bài của học sinh càng được nâng cao. 4. Các loại kênh hình và vai trò của chúng trong dạy học phần“Thiên nhiên và con người ở các châu lục của(Chương VI châu Phi)”. a. Vai trò chung của kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 7. Sách giáo khoa là một tài liệu học tập tổng hợp và quan trọng nhất của môn Địa lí. Trong sách đã thể hiện một hệ thống và khối lượng nhất định các kiến thức địa lí của một chương trình giáo dục cụ thể. Sách giáo khoa được cả thầy và trò sử dụng trong quá trình giảng dạy và học tập địa lí. Nó có ý nghĩa đặc biệt khi hình thành kiến thức mới, khi cũng cố bài tập, cả khi rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Sách giáo khoa là một nguồn thông tin để học sunh khai thác kiến thức. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giảm tính trừu tượng các kiến thức và tăng cường rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh trong quá trình học tập, số lượng kênh hình trong hệ thống sách giáo khoa Địa lí Trung học cơ sở đã được tăng lên đáng kể. Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí Trung học cơ sở rất đa dạng bao gồm; các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh Mỗi bài thường có từ 3 đến 4 hình vừa có tác dụng trực quan hóa các nội dung mang tính trừu tượng, vừa là nguồn cung cấp tri thức quan trọng, là cơ sở để hình thành và rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh. - Hổ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức. - Tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để hình thành và rèn luyện các kĩ năng. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng. - Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng và thiết kế bài dạy. b. Các loại kênh hình trong phần“Thiên nhiên và con người ở các châu lục của(Chương VI châu Phi)” môn địa lí lớp 7 + Lược đồ tự nhiên châu Phi. ( H.26.1) + Lược đồ phân bố lượng mưa châu Phi( H.27.1) + Lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi( H.27.2) + Lược đồ phan bố dân cư và đô thị châu Phi( H.29.1) + Lược đồ nông nghiệp châu Phi( 30.1) 6 + Lược đồ công nghiệp châu Phi( H.30.2) + Lược đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu( H.31.1) + Lược đồ ba khu vực châu Phi( H.32.1) + Lược đồ kinh tế châu Phi( 32.3) + Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi( H.34.1) + Các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Phi ( Hình 28.1 sách giáo khoa) + Các hình ảnh(27.3: 27.4; 29.2; 31.2: 32.2;32.4; 32.5)sách giáo khoa) * Vai trò của các kênh hình cụ thể: + Các lược đồ cung cấp những kiến thức về điah hình, khí hậu, lượng mưa, dân cư, các kiểu môi trường và thu nhập bình quân đầu người + Các lượt đồ cho biết về thu nhập bình quân đầu người + Các hình ảnh nhằm minh hoạ cho các môi trường tự nhiên cho sự bùng nổ dân số, đô thị hoá và kinh tế của Châu Phi c. Thiết kế hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ rèn luyện kĩ năng qua kênh hình trong học phần “Thiên nhiên và con người ở các châu lục của(Chương VI châu Phi)”. Để tổ chức cho học sinh học tập, khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng từ kênh hình có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý những điểm sau: - Đọc kĩ nội dung bài học để biết được kênh hình bổ sung kiến thức cho phần nào, nội dung nào của bài - Thiết kế các bài tập, câu hỏi yêu cầu học sinh dựa trên quan sát kênh hình để trả lời. - Dự kiến tình huống có thể nẩy sinh khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức. - Cần yêu cầu học sinh trình bày kết quả quan sát, khai thác kiến thức dựa vào lược đồ, bản đồ. - Khi học sinh trình bày xong giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung ý kiến. - Đối với những nội dung khó, cơ bản giáo viên cần chốt lại kiến thức cho học sinh hoặc đưa ra đáp án đúng của mình đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu học sinh chữa lại nội dung đó. 5. Phương pháp tổ chức học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí. * Khai thác kiến thức trên bản đồ: Muốn khai thác kiến thức Địa lí trên bản đồ, học sinh phải có kiến thức và kĩ năng về bant đồ. Kĩ năng xuất phát từ tri thức, nếu dạy cho học sinh kĩ năng hiểu, đọc và vận dụng bản đồ, thì việc dạy các tri thức tối thiểu về bản đồ là cần thiết. Tri thức bản đồ sẽ giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ và biết xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Tứ đó phát hiện ra các kiến thức Địa lí mới ẩn tang trong bản đồ. Tất nhiên, ở đây nếu chỉ có những tri thức bản đồ không là chưa đủ, mà cần phải có cả những tri thức Địa lí. 7 Theo Ghờraximụp : Mi quan h ny cú th biu hin 2 cỏch qua s sau: Phơng pháp Dạy của thầy GV hớng dẫn HS vận dụng kĩ năng khai thác bản đồ về kết hợp với kiến thức địa lí đã có Khi bn l i tng hc tp thỡ kin thc, k nng bn l mc ớch, cũn khi bn l ngun tri thc thỡ kiộn thc v k nng bn tr thnh phng tin ca vic khai thỏc tri thc a lớ mi trờn bn . Hc sinh c bn (khai thỏc kin thc a lớ trờn bn ) cn phi tuõn theo cỏc bc ca k nng c bn ó cp n bi trc. Khi lm vic vi bn , lc trong sỏch giỏo khoa, hc sinh cn i chiu, kt hp vi bn trong tp ỏtlỏt v bn giỏo khoa treo tng quan sỏt, phõn tớch v rỳt ra nhn xột v cỏc i tng, s vt v hin tng a lớ hn. * Khai thỏc kin thc t tranh nh a lớ: Tranh nh dựng dy a lớ cú nhiu loi: tranh nh treo tng,tranh nh a lớ trong sỏch giỏo khoa, tranh nh trong Microsoft Encarta, Tranhnh a lớ kh nh ct ra t cỏc ha bỏo, tp chớ Nhim v chớnh ca cỏc loi tranh nh ny l hỡnh thnh cho hc sinh nhng biu tng c th v a lớ. Trong cỏc loi k trờn cú ý ngha quan trng hn c l cỏc tranh nh treo tng in sn v cỏc tranh nh a lớ trong sỏch giỏo khoa, vỡ ni dung ca chỳng u c la chn cn thn, phự hp ni dung cỏc bi dy trong chng trỡnh. Trong cỏc bi a lớ, tranh nh minh ha cú th c s dng trong nhiu khõu ging dy khỏc nhau, nhng nhiu hn c l khõu lnh hi kin thc mi ca hc sinh. Thụng thng, giỏo viờn cú th cho hc sinh quan sỏt, t mt s 8 Bản đồ Đối t ợng học tập Học snh Kiến thức bản đồ Kĩ năng Bản đồ Bản đồ Nguồn tri thức Kiến thức bản đồ Kĩ năng Bản đồ Học sinh câu hỏi cho học sinh phân tích tranh ảnh, rồi sau đó mới dùng cách quy nạp trình bày tài liệu, rút ra kết luận. Trong quá trình sử dụng tranh ảnh, giáo viên hay dùng nhất là phương pháp đàm thoại để hướng dẫn học sinh quan sát, tập trung chú ý những chi tiết quan trọng. Học sinh trong khi lĩnh hội tri thức, phải vừa quan sát, vừa suy nghỉ, trả lời những câu hỏi của giáo viên. Trong quá trình dạy học, tranh ảnh cũng phải được sử dụng đúng chổ, đúng lúc thì mới phát huy hết tác dụng, không làm cho học sinh giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng. Cùng với tranh ảnh giáo khoa về địa lí, người ta cũng còn sử dụng tranh ảnh nhỏ trong các tạp chí, họa báo. Những tranh ảnh đó được cắt ra, lựa chọn, sắp xết lại theo các chủ đề khác nhau như: cảnh vịnh Hạ Long, Đà Lạt hoặc các dạng địa hình trên thế giới. Điều quan trọng và cần thiết là giáo viên phải biết vẽ. Trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng vẽ được những điều mình muốn vẽ (kể cả vẽ các lược đồ). Khả năng này đòi hỏi người giáo viên phải có ý thức nghề nghiệp và nhất là phải có một quá trình dày công luyện tập. * Khai thác kiến thức từ các biểu đồ: Trong sách giáo khoa Địa lí cấp Trung học cơ sở hiện nay có nhiều loại biểu đồ khác nhau như; hình cột (đứng, ngang, chồng), hình tròn, đường, miền Mỗi loại biểu đồ đều có nhiều chức năng thể hiện đối tượng, nhưng do đặc tính riêng của mình nên mỗi loại biểu đồ có khả năng tốt hơn cho việc thể hiện một đặc điểm nào đó của đối tượng. Ví dụ, biểu đồ đường thể hiện rõ quá trình vận động,phát triển của sự vật; biểu đồ hình tròn có ưu thế về thể hiện cơ cấu; biểu đồ hình cột có nhiều lợi thế trong biểu hiệnn số lượng và tình hình phát triển của sự vật, hiện tượng 6. Nội dung và cách thức hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng qua các kênh hình: “Thiên nhiên và con người ở các châu lục (Chương VI Châu Phi)” Một số ví dụ cụ thể như sau: a. Lược đồ: *Lược đồ hình 26.1. Lược đồ tự nhiên Châu Phi - Quan sát hình 26.1 và cho biết: + Ở Châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu ? (chủ yếu là sơn nguyên và bồn địa, ít núi cao và đồng bằng) + Nhận xét về sự phân bố của địa hình ? (Phía đông có nhiều địa hình cao như sơn nguyên Etiôpia, sơn nguyên Đông Phi dãy Đrêkenbéc) * Lược đồ phân bố lượng mưa Châu Phi hình 27.2 Dựa vào kiến thức đã học, dựa vào hình 26,1 và 26.7 giãi thích vì sao: + Châu Phi là châu lục nóng ? (Châu Phi có đường xích đạo đi ngang qua, lượng nhiệt lớn) + Khí hậu Châu Phi khô hình thành những hoang mạc lớn ? (Do có hai đường chí tuyến Bắc Nam đi qua, Châu Phi có hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, có dòng biển lạnh Ca-na-ri, Ben-ge-la, Xo- ma- li chảy sát bờ) 9 + Quan sát hình 27.1 hãy cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển Châu Phi như thế nào ? (Các dòng biển nóng chảy sát bờ làm tăng khà năng bóc hơn của nước, gây mưa lớn. Các dòng biển lạnh chảy sát bờ làm hạn chế sự bóc hơi của nước) * Lược đồ các môi trường tự nhiên của Châu Phi (hình 27.2) Quan sát hình 27.2; nhận xét về sự phân bố môi trường tự nhiên của Châu Phi. Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy ? (Chấu Phi có 7 môi trường tự nhiên và đối xứng qua môi trường xích đạo. Nguyên nhân do xích đạo đi qua gần giữa Châu Phi và chia Châu Phi qua hai nữa khá cân xứng nhau) * Lược đồ phân bố dân cư và đô thi Châu Phi (hình 29.1) + Dựa vào hình 29.1 và kiến thức đã học, trình bày sự phân bố dân cư cở Châu Phi; vì sao dân cư Châu Phi phân bố không đều ? (Dân cư phân bố không đều, nơi đông là những vùng có khí hậu địa hình thuận lợi như; đồng bằng sông Nin, ven vịnh ghinê. Nơi thưa là hoang mạc và rừng rậm xích đạo) + Tìm trên hình 29.1 các thành phố ở Châu Phi có từ 1 triệu dân trở lên, các thành phố này phân bố chủ yếu ở đâu ? (Những thành phố trên 1 triệu dân: La gốt, An-giê, Cai-rô, Đaca… Các thành phố tập trung chủ yếu ven biển) * Lược đồ nông nghiệp Châu Phi 9Hình 30.1) Quan sát hình 31.1 nêu sự phân bố các cây công nghiệp chính ở Châu Phi ? (Lúa mì, cây ăn quả ở Bắc Phi và Nam Phi; Cà fê, cacao, lạc ở Trung phi; bông ở Ai cập; cọ dầu ven vịnh ghi nê) * Lược đồ công nghiệp Châu Phi (hình 30.2) Hãy cho biết các ngành công nghiệp và sự phân bố các ngành công nghiệp ở Châu Phi? Ngành công nghiệp Sự phân bố - Khai thác khoáng sản - Luyện kim màu - Cơ khí - Lọc dầu - Cộng hoà Nam Phi, angieri, Công hoà dân chủ Công gô… - Cộng hoà Nam Phi, Ca-mơ-run, dăm -bi - a -Cộng hoà Nam Phi, angieri, Ai cập - Li bi, Angieri, ma róc * Lược đồ kinh tế Châu Phi hướng về xuất khẩu (Hình 31.1) Quan sát hình 31.1 nêu nhận xét đề thấy các tuyến đường sắt quan trọng ở Châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu ? (Các đường sắt chủ yếu nối từ nơi sản xuất nguyên liệu đến vùng trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản ra cảng biển * Lược đồ ba khu vực Châu Phi (hình 32.1) + Xác định trên hình 32.1 các khu vực Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi ? (Học sinh dựa vào lược đồ đề xác định) + Quan sát hình 32.1 nêu tên các nước ở khu vực Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi ? (Học sinh dựa vào lược đồ để kể tên các nước) * Lược đồ hình 32.3 Lược đồ kinh tế Châu Phi Dựa vào hình 32.3 hãy: 10