Làm gì khi bé quá mũm mĩm? Các bậc cha mẹ đều an lòng khi thấy bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi bé to lớn hơn các bạn cùng trang lứa, xen lẫn cảm giác tự hào là nỗi lo lắng: Bé tăng cân quá nhanh? Mỡ dường như tập trung nhiều ở bụng và chân? Bước đầu tiên là phải xác định xem liệu có đúng con bạn thừa cân hay không bằng cách đo chiều cao và cân nặng của bé rồi điền vào bảng đồ thị theo dõi cân nặng và chiều cao chuẩn cho trước. Nếu thấy cân nặng của bé vượt xa so với đường trung bình trên đồ thị trong khi chiều cao lại không tương ứng thì cũng đừng vội hốt hoảng. Chỉ cần bạn điều chỉnh lại chế độ ăn và khuyến khích bé vận động nhiều hơn nữa là đủ. Vấn đề ở đây chỉ là bé nạp năng lượng nhiều hơn mức bé sử dụng mà thôi. Tất cả mọi đứa trẻ đều cần tập luyện hằng ngày và đa phần trẻ tuổi tập đi (1- 3 tuổi) ít khi chịu ngồi yên nhưng đôi khi cần phải khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn nữa. Hãy đưa trẻ ra công viên và để bé chạy vòng quanh hoặc dắt bé đi bộ tới cửa hàng hay sân chơi. Nhớ là hãy dành thật nhiều thời gian cho những hoạt động này. Thay vì “nhốt” bé trong phòng riêng trong khi bạn làm việc, hãy tạo cho trẻ nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời bằng cách nhờ một ai đó coi sóc. Bước tiếp theo, bạn nên đưa bé tới khám chuyên khoa dinh dưỡng, các bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng và duy trì một thực đơn (bao gồm cả đồ uống như nước quả) có mức năng lượng nạp vào phù hợp với trẻ. Một số trẻ tuổi tập đi rất thích uống sữa và như vậy thường thì lượng sữa trẻ uống sẽ nhiều hơn lượng cơ thể chúng cần. Một đứa trẻ trên 12 tháng chỉ cần khoảng 350 - 500ml sữa/ngày (khuyến cáo của tổ chức An toàn thực phẩm Pháp), tương đương với 2 - 3 cốc nhỏ. Vậy nên nếu bé mê sữa, hãy pha loãng sữa hơn để vừa đáp ứng cơn thèm sữa của bé, vừa đảm bảo năng lượng nạp vào cơ thể không quá nhiều. Khi bé được 24 tháng, bạn nên cho bé uống sữa nguyên kem nhưng nếu cân nặng bé vượt mức trung bình thì hãy chọn sữa rút bớt kem (ít chất béo và calo hơn). Nhiều trẻ sẽ lên cân rất nhanh nếu chúng ăn nhiều bữa phụ, đặc biệt khi bữa phụ đó toàn các thực phẩm ngọt. Vậy thì hãy thay thế các loại bim bim, kẹo bánh bằng các loại rau quả. Những thực phẩm này là một phần quan trọng để có được sức khỏe tốt. Nếu bé nhà bạn không thích rau thì hãy thử nấu các món súp, hay chế biến để rau quả trở nên ngon hơn. Hãy cho bé tham gia vào các công đoạn chế biến và nấu nướng như cho bé thái rau quả, bấm máy xay sinh tố Chắc chắn bé sẽ hào hứng với món ăn do chính mình chế biến. Luôn kiểm tra khẩu phần của bé. Không bao giờ khuyến khích hay bắt ép bé ăn khi bé chưa thực sự đói. Cảm giác thèm ăn ở trẻ cũng hay thay đổi, giống như người lớn chúng ta vậy. Vì thế sẽ có những ngày trẻ ăn rất ít, sau đó lại có thể ngon miệng tới vài ngày rồi lặp lại chu trình. Và cũng nên cho trẻ ăn theo yêu cầu của trẻ bởi đó thực sự là nhu cầu của chính cơ thể bé. . Làm gì khi bé quá mũm mĩm? Các bậc cha mẹ đều an lòng khi thấy bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi bé to lớn hơn các bạn cùng trang. nhỏ. Vậy nên nếu bé mê sữa, hãy pha loãng sữa hơn để vừa đáp ứng cơn thèm sữa của bé, vừa đảm bảo năng lượng nạp vào cơ thể không quá nhiều. Khi bé được 24 tháng, bạn nên cho bé uống sữa nguyên. và để bé chạy vòng quanh hoặc dắt bé đi bộ tới cửa hàng hay sân chơi. Nhớ là hãy dành thật nhiều thời gian cho những hoạt động này. Thay vì “nhốt” bé trong phòng riêng trong khi bạn làm việc,