Những lưu ý khi cho bé đi chơi xuân Thời tiết mang đúng không khí ngày Tết nhưng nhiệt độ khu vực Hà Nội có thể xuống 10oC, có băng giá và sương muối, trong khi đó, ban ngày trời lại ấm, khoảng 19oC khiến các chuyên gia y tế lo ngại, sẽ có nhiều người đổ bệnh, nhất là trẻ em. Cẩn trọng không thừa BS Vũ Quý Hợp, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi T.Ư khẳng định, sự chênh lệch nhiệt độ, chuyển đổi thời tiết là tác nhân chủ yếu khiến trẻ đổ bệnh, do cơ thể trẻ không kịp thích ứng với sự thay đổi này. Trên thực tế, một đợt rét kéo dài bao giờ cũng khiến lượng bệnh nhi tăng vọt và có rất nhiều ca bệnh nặng. Đợt rét mới đây, số lượng bệnh nhân tới khám luôn ở mức cao, với khoảng 1.700 lượt trẻ tới khám bệnh mỗi ngày tại BV Nhi T. Ư. Theo BS Hợp, bình thường, trẻ chủ yếu ở trong nhà, do vậy không có sự thay đổi nhiệt độ quá lớn. Nhưng ngày Tết, bé thường được bố mẹ cho đi chúc Tết nên càng phải biết cách phòng bệnh. Khi cho trẻ ra ngoài đi chơi, đi chúc Tết họ hàng, dù chỉ quãng đường ngắn cũng cần cho trẻ mặc đủ ấm, có mũ, kính, khẩu trang, chỉ nên đi với tốc độ vừa phải và luôn phải lưu ý xem bé có bị ủ quá kỹ phần đầu mặt khiến khó thở không. Trẻ cần mặc đủ ấm nhưng cũng cần phòng cảm lạnh do ra quá nhiều mồ hôi. Lau mồ hôi, thay quần áo ngay khi trẻ lỡ tè dầm là những việc tủn mủn nhưng lại quan trọng để phòng bệnh. Cần khám ngay khi bé bị bệnh BS Hợp cho biết, trong thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay, trẻ rất dễ bị viêm đường hô hấp trên với các biểu hiện xổ mũi, ho, viêm họng, sốt Nếu bé không được điều trị sớm, đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi. Tuy nhiên, đại đa số người dân Việt Nam thường dự trữ thuốc trong mấy ngày Tết. Khi bé bị ho, xổ mũi, rối loạn tiêu hoá, đi ngoài là tự động cho bé uống thuốc (chủ yếu là kháng sinh). Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Thuốc chỉ mang lại hiệu quả khi trị đúng bệnh, còn cực hại khi dùng bừa bãi. Nhất là trong thời điểm hiện nay, chủ yếu các bệnh viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa do vi rút, nếu uống kháng sinh bệnh không những không khỏi mà còn gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, nhiều gia đình sợ xui, đầu năm đã dính tới bệnh viện, thuốc thang nên khi có trẻ ốm vẫn không đưa đi khám. Đó là lý do khiến nhiều trẻ ở trong tình trạng bệnh đã nặng, phải cấp cứu với những triệu chứng của suy hô hấp như: khó thở, khò khè, mặt mũi xanh tái, ho rũ rượi, đờm dãi ứ nghẹt, mệt lả; có trẻ sốt cao, co giật. . Những lưu ý khi cho bé đi chơi xuân Thời tiết mang đúng không khí ngày Tết nhưng nhiệt độ khu vực Hà Nội có thể xuống 10oC, có băng giá và sương muối, trong khi đó, ban. Nhưng ngày Tết, bé thường được bố mẹ cho đi chúc Tết nên càng phải biết cách phòng bệnh. Khi cho trẻ ra ngoài đi chơi, đi chúc Tết họ hàng, dù chỉ quãng đường ngắn cũng cần cho trẻ mặc đủ. rối loạn tiêu hoá, đi ngoài là tự động cho bé uống thuốc (chủ yếu là kháng sinh). Đi u này là cực kỳ nguy hiểm. Thuốc chỉ mang lại hiệu quả khi trị đúng bệnh, còn cực hại khi dùng bừa bãi.