1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giaoanlop4tuan27

23 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

: Ngày soạn:9/3/2010 Ngày dạy: Thứ hai :15/3/2010 Tập đọc Tiết 53 : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY I Mụctiêu : - Đọc rành mạch, trôi chảy; đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II Đồ dùng dạy - học - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III Các hoạt động dạy – học GV HS Bài cũ : Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ - Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi. Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. - Đọc diễn cảm cả bài. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài - Ý kiến của Cô-péch-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? - Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ? - Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông ? - Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài . Giọng kể rõ ràng, chậm rãi , nhấn giọng câu nói nổi tiếng của Ga- li-lê : “ Dù sao thì trái đất vẫn quay “ ; đọc với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm của hai nhà - HS đọc và trả lời. - HS khá giỏi đọc toàn bài . - HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS đọc thầm trả lời câu hỏi . - Thời đó , người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péch-ních đã chứng minh ngược lại : chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. - Ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péch- ních. -Cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội , nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời. - Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời, đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn. 97 bác học. Hoạt động nối tiếp:Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét, biểu dương HS -Chuẩn bị : con sẻ 2.Khoa học Tiết 53 :CÁC NGUỒN NHIỆT. I.Mục tiêu : - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt. - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu, tắt bếp đun xong II.Chuẩn bị : - GV : Diêm, nến, bàn là, kính lúp ( hôm trời nắng ). - HS : Chuẩn bị theo nhóm: Tranh ảnh về việc sử dung các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. III.Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. -Kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt? -Xoong và cán xoong đun nước thường làm bằng chất dẫn nhiệt hay chất cách nhiệt? Vì sao? -Nhận xét, chấm điểm Giới thiệu bài : . Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng. -Yêu cầu các nhóm trình bày tranh về các nguồn nhiệt. -Hãy tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng. -GV quan sát và giúp đỡ HS. -GV có thể giới thiệu thêm: Khí bi-ô-ga ( khí sinh học ) là 1 loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm rạ…vùi trong bùn, ao tù, phân… thông qua quá trình lên men. + Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới, được khuyến khích sử dụng rộng rãi. Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. Hát -H nêu Hoạt động nhóm, lớp -HS có thể tập hợp tranh ảnh về các ứng dụng của các nguồn nhiệt đã sưu tầm theo nhóm. -HS thảo luận. -HS báo cáo, phân loại các nguồn nhiệt thành các nhóm: Mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt cháy ( lưu ý: khi các vật bị cháy hết lửa sẽ tắt ), điện, (các bếp điện, mỏ hàn điện, bàn là… đang hoạt động). -Phân nhóm vai trò nguồn nhiệt trong đời sống hằng ngày như: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm… Hoạt động nhóm. 98 -GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đã biết về dẫn nhiệt, cách nhiệt, về không khí cần cho sự cháy trong việc giải thích 1 số tình huống liên quan. Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình và địa phương, thảo luận tại sao phải tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt và cách thực hiện. -Tại sao khi sử dụng các nguồn nhiệt ta phải tiết kiệm. -Hãy nêu cách thực hiện. -Thi đua 2 dãy. -Nêu những vật là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh và nói về vai trò của chúng? -GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động nối tiếp Tổng kết – Dặn dò : -Xem lại bài. -Chuẩn bị: “ Nhiệt cần cho sự sống”. -HS thảo luận theo nhóm. -HS rồi ghi vào bảng sau: Những rủi ro,nguy hiểm có thể xảy ra. Cách phòng tránh. … … Hoạt động lớp. -Tắt điện bếp khi không dùng, không vặn lửa quá to, theo dõi khi đun nước, không để sôi đến cạn ấm, đậy kín phích giữ nước nóng… -HS nêu. 3.Toán Tiết 131 :KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II 99 Ngày soạn:9/3/2010 Ngày dạy:Thứ ba :16/03/2010 2.Chính tả Tiết 27: kiểm tra GHKII( Tiếng Việt) 3.Toán Tiết 132: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: - Rút gọn được phân số . - Nhận biết được phân số bằng nhau . - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. II.CHUẨN BỊ: VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU GV HS Bài cũ: Luyện tập chung -GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà -GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Ôn tập và vận dụng khái niệm ban đầu về phân số. Bài tập 1: -Cho HS thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau GV nhận xét -HS sửa bài -HS nhận xét HS nhắc lại cách rút gọn cách so sánh phân số HS chữa bài a/ 6 5 5:30 5:25 : 30 25 == 5 3 3:15 3:9 : 15 9 == 6 5 2:12 2:10 : 12 10 == 5 3 2:10 2:6 : 10 6 == b/ 10 6 15 9 : 5 3 == 12 10 30 25 : 5 6 == 100 Hoạt động 2: : Ôn tập về giải toán tìm phân số của một số Bài tập 2: - HD HS lập phân số rồi tìm - Yêu cầu HS tự làm bài tập2 Bài tập 3: -Yêu cầu HS tự giải bài tập 3, GV gọi 1 HS trả lời miệng đáp số Hoạt động nối tiếp -Chuẩn bị bài: HS tự làm bài a/ Phân số chỉ ba tổ HS là: 4 3 b/ Số HS của ba tổ là: 32 x 24 4 3 = (bạn ) Đáp số :a/ 4 3 b/ 24 bạn 4.Luyện từ và câu Tiết 53: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GKII( Tiếng Việt) 5.Lịch sử Tiết 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI- XVII I Mục tiêu: - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển ( cảnh mua bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,…) - Dùng lược đồ chỉ vị trí quan sát tranh, ảnh về các thành thị này. II Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Việt Nam - SGK - Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVII . - Phiếu học tập ( Chưa điền ) PHIẾU HỌC TẬP Đặc điểm Thành thị Số dân Quy mô thành thị Hoạt động buôn bán Thăng Long - Đông dân hơn nhiều thị trấn ở Châu Á - Lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á - Thuyền bè ghé bờ khó khăn . - Ngày phiên chợ , người đông đúc, buôn bán tấp nập . Nhiều phố phương . 101 Phố Hiến - Các cư dân từ nhiều nước đến ở . - Trên 2000 nóc nhà - Nơi buôn bán tấp nập Hội An - Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số cư dân địa phương lập nên thành thị này . - Phố cảng đẹp nhất , lớn nhất ở Đàng Trong - Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài cũ: Cuộc khẩn hoang ở ĐàngTrong -Chúa Nguyễn đã làm gì để khuyến khích người dân đi khai hoang? -Cuộc sống giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại đến kết quả gì? -GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu: Thành thị ở giai đoạn này không là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, thương nghiệp và công nghiệp phát triển . - GV treo bản đồ Việt Nam Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS làm phiếu học tập Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp + Hướng dẫn HS thảo luận . - Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII? - Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế ( nông nghiệp , thủ công nghiệp , thương nghiệp ) ở nước ta thời đó như thế nào? Hoạt động nối tiếp Củng cố – Dặn dò - Chuẩn bị bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long -HS trả lời -HS nhận xét - HS xem bản đồ và xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. - Đọc nhận xét của ngưới nước ngoài về Thăng Long , Phố Hiến , Hội An và điền vào bảng thống kê . - Dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ( bằng lời , bài viết hoặc tranh vẽ) - HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo - Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt độngvà buôn bán rộng lớn và sầm uất. - Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp. 102 NGÀY DẠY, Thứ 4 : 17/03/2010 1.Khoa học Tiết 54:NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG. I. Mục tiêu : - Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. II. Chuẩn bị : - GV: Hình vẽ trong SGK trang 108, 109. - HS: HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vạt có nhu cầu về nhiệt khác nhau. - Chuẩn bị theo nhóm: 1 chuông hoặc 1 đồ chơi lúc lắc của trẻ con ( hoặc tự tạo 1 vật khi lắc phát ra âm thanh. III. Các hoạt động : GV HS Bài cũ: “ Các nguồn nhiệt”. - Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? - Nêu vai trò của các nguồn nhiệt. - Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các nguồn nhiệt, ta phải làm gì? - Nhận xét, chấm điểm. Giới thiệu bài : Phát triển các hoạt động  Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”. - Chia lớp thành 4 nhóm. - Phổ biến cách chơi và luật chơi: + GV lần lượt đưa ra các câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông để trả lới. + Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước. + Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông. 1. Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc nóng mà bạn biết. 2. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào? a) Sa mạc. b) Nhiệt đới. c) Ôn đới d) Hàn đới. Câu hỏi: 3. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây lá rụng về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào? a) Sa mạc b) Nhiệt đới c) Ôn đới d) Hàn đới 4. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là - HS nêu Hoạt động nhóm, lớp. - Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã sưu tầm được. - HS có thể kể tên các con vật bất kì miễn là chúng sống được ở xứ lạnh hoặc xứ nóng. - b) Đáp án: - c) 103 vùng có khí hậu nào? 5. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào? 6. 1 số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào? a) Trên 0 o c b) 0 o c c) Dưới 0 o c 7. Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào? a) Âm 20 o c ( 20 o c dưới 0 o c ) b) Âm 30 o c ( 30 o c dưới 0 o c ) c) Âm 40 o c ( 30 o c dưới 0 o c ) 8. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng. 9. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi. 10. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người. - GV nhận xét, tuyên dương. - Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật?  Hoạt động 2: Thảo luận. - Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? - GV gợi ý cho H sử dụng những kiến thức đã học về: • Sự tạo thành gió. • Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. • Sự hình thành mưa, tuyết, băng. • Sự chuyển thể của nước.  Hoạt động 3: Củng cố. - Kể tên 1 số cây hoặc con vật có thể sống ở xứ lạnh? - Kể tên 1 số cây hoặc con vật có thể sống ở xứ nóng? Hoạt động nối tiếp Tổng kết – Dặn dò : - Xem lại bài học. - Chuẩn bị: “ Ôn tập”. - GV nhận xét tiết học. - Nhiệt đới. - Sa mạc và hàn đới - 0 0 c - Âm 30 o c - Tưới cây che giàn. - Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ. - Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát. - Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió… - ( Trong 1 thời gian nhóm nào kể được nhiều là nhóm đó được nhiều điểm ). - Mỗi loài sinh vật có nhu câu về nhiệt khác nhau. - Nhiệt tác động lên mọi sinh vật 1 cách mạnh mẽ, nhiệt độ có thể là dấu hiệu quan trọng báo rằng sinh vật đó sống hay chết. Hoạt động lớp. - Gió sẽ ngừng thổi. - Trái Dất trở nên lạnh giá. - Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ chẳng có mưa và không có tuyết, sẽ chắng có sự sống. - Trái Đất trở thành 1 hành tinh chết, chỉ còn băng và đá sỏi thôi. - HS nêu. 104 2.Tập đọc Tiết 54:CON SẺ I. Mục tiêu; - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung ; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy - học - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III .Các hoạt động dạy – học GV HS Bài cũ : Dù sao trái đất vẫn quay ! - Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét , chấm điểm. Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. - Đọc diễn cảm cả bài. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài - Trên đường đi con chó thấy gì ? Nó định làm gì ? - Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi ? - Hình ảnh con sẻ già dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu sẻ con được miêu tả như thế nào? - Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé ? Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài . Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Hoạt động nối tiếp Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn. - Chuẩn bị : Ôn tập. - HS đọc và trả lời. - HS khá giỏi đọc toàn bài . - HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS đọc thầm trả lời câu hỏi . + Đánh hơi thấy 1 con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần chú sẻ non. - Đột nhiên một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ già rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnhlàm nó phải ngần ngại. - Hình ảnh này được miêu tả sinh động , gây ấn tượng mạnh cho người đọc : “ Con sẻ già . . . sẻ con “ - Vì hành động của con sẻ già nhỏ bé dám dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phải cảm phục. - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn. 105 3.Kĩ thuật Tiết 27: LẮP CÁI ĐU ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU : - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được cái đu theo mẫu. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên: Mẫu cái đu đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . - Học sinh:SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : GV HS .Bài cũ:Nêu tên gọi của các chi tiết trong bộ lắp ghép Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Phát triển: *Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu: -Gv cho hs quan mẫu cái đu đã lắp sẵn. -Gv hướng dẫn hs quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi: cái đu có những bộ phận nào? -Gv nêu tác dụng của cái đu trong thực tế. *Hoạt động 2:Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a)Gv hướng dẫn hs chọn các chi tiết: -Gv cùng hs chọn các chi tiết theo sgk và để nắp hộp theo từng loại. -Gv gọi hs chọn một vài chi tiết cần lắp cái đu. b)Lắp từng bộ phận: -Lắp giá đỡ đu:gv đặt các câu hỏi ngoài sgk. -Lắp ghế đu:gv đặt câu hỏi . -Lắp trục đu vào ghế đu:gọi một em lên lắp và gv nhận xét. c)Lắp ráp cái đu :gv tiến hành lắp ráp các bộ phận hoàn thành cái đu và kiểm tra sự dao động của cái đu. d)Hướng dẫn hs tháo các chi tiết: -Tháo rời từng bộ phận, từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. -Tháo xong xếp gọn các chi tiết vào hộp. Hoạt động nối tiếp -Nhắc lại các ý quan trọng. Dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. -HS nêu - HS quan sát mẫu.Trả lời câu hỏi. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV 106

Ngày đăng: 04/07/2014, 14:00

Xem thêm: giaoanlop4tuan27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w