Doc1

6 255 0
Doc1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử: Trà từ xưa có rất nhiều tên gọi: tu, she, chuan, jia, ming,… ngày nay nó được gọi cha bên Tàu, cha hay sa bên Nhật, tchai bên Nga, tea bên Anh, tee bên Đức, thé bên Pháp,…toàn những chữ đồng âm. Lúc ban đầu, cách dùng trà có phần rắc rối : lá được ẩm hơi nước, cán nghiền nát, vo thành viên rồi đem nấu với hành, gừng, cam, sữa và nhiều gia vị khác gọi là bánh trà hay đoàn trà. Thêm vào bơ, kem sữa, lối ăn nầy hiện còn được thông dụng bên Tây Tạng. Trên thế giới ngày nay ít thấy có nơi khác còn ăn trà như vậy. Ở Châu Á, trà liên quan mật thiết với Phật giáo. Tăng lữ khi ngồi thiền "cần tịnh tọa, điều tâm, quán chiếu tự tánh, tiêu từ tạp niệm, để đạt trạnh thái khinh an, minh tịnh,… Trà lúc thức uống để thần tỉnh não, xua đuổi ma ngủ…." Từ đấy trong tu viện sinh ra trà đường, nơi thảo luận, trà cổ, nơi đánh trống chiêu tập tăng ni, trà đầu, vị tăng coi việc nấu trà (Tảo chữ phàm phu, Triệu Châu : "uống trà đi", Giác Ngộ số 31, 1999). Dần dần, thú uống trà rời chùa chiền lan qua cung đình, quan lại, sĩ phu, thương gia. Song song với Phật giáo, Lão giáo lấy trà làm thuốc trường sinh, góp phần phổ biến tục dùng trà vào quần chúng. Cách dùng trà thể hiện nét văn hóa của người Việt Người Việt dùng trà dù theo cách truyền thống nào: từ độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm đều làm toát lên cái nét văn hóa thuần chất của người Việt. Người xưa có câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh", đó chính là cái thú "thưởng" trà thực thụ. "Nhất thủy": để có một ấm trà ngon, trước tiên phải chú ý đến nước. Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các nguồn suối tự nhiên. "Nhì trà": đứng thứ hai sau nước là cách chọn trà Tiếp đến là dụng cụ pha trà gồm chén trà và bình trà, "tam bôi, tứ bình" Và cuối cùng, "ngũ quần anh" chính là "bạn trà". Khi thưởng thức trà có thể dùng các đồ ăn nhẹ kèm với trà : kẹo lạc, kẹo vừng thanh, kẹo cu đơ, bánh cốm, bánh đậu xanh. Các loại trà đình đám trong giới trẻ hiện nay: Trà chanh Trà sữa Trà đá Và những hình ảnh này rất đỗi quen thuộc với các bạn trẻ: Trà đá vỉa hè đông khách ở Ngã Tư Sở, Hà Nội Trà chanh: ngon + rẻ Đã khá lâu rồi, kể từ khi những cốc trà chanh xuất hiện, đến giờ, thứ đồ uống này đã đóng vai trò không hề nhỏ trong làng giải khát vỉa hè của teen, thậm chí, nó còn nhanh chóng vượt mặt các "đàn anh, đàn chị" như trà sữa, sinh tố hay hoa quả dầm bởi tính dân dã và giá thành dễ chịu. Với những cốc trà chanh mát lạnh cùng với đĩa hạt dưa, hạt hướng dương là các teen có thể vô tư cùng bạn bè của mình ngồi buôn chuyện suốt hàng giờ liền. Điểm mặt những phố trà chanh nổi tiếng ở Hà Nội có thể kể đến phố Nhà Thờ, Nhà Chung, Lý Quốc Sư . Những địa điểm này ngay cả những ngày thường, buổi tối, có thể dễ dàng thấy hàng loạt các quán trà chanh trên vỉa hè đều chật kín chỗ ngồi, trong đó, khách hàng chủ yếu là giới trẻ. Vốn dĩ, đã quá quen thuộc với cuộc sống bận rộn ngày nay, trà chanh thực sự đã mang lại không ít những giây phút thư giãn thoải mái cho teen chúng mình, những cuộc trò chuyện, tụ tập tán dóc nhâm nhi cùng bạn bè vào buổi tối. Chính bởi cái vai trò dân dã ấy, vô hình đã làm nên sự tồn tại không thể thiếu của thứ đồ uồng giải khát này. Cũng có không ít bạn trẻ lại thích “trà chanh một mình”, chứ không chỉ tìm kiếm những cuộc gặp gỡ bạn bè đông vui cùng bao câu chuyện phiếm. Một nữ nhà văn trẻ đã “cảnh báo” với tôi rằng: “Đừng nghĩ trà chanh là chốn tấp nập, xô bồ nhé, thử ngồi uống trà chanh một mình xem, tự dưng thấy mình được “sống chậm”.” Không ít bạn gái dí dỏm bảo: “Ngồi ở một góc phố, nhìn cuộc sống vùn vụt qua trước mắt, lắng nghe bập bõm những câu chuyện của người ngồi xung quanh, thi thoảng nhấp ngụm trà chanh vừa ngọt, chua, chát và thơm. Thú vị lắm.” 123doc.vn

Ngày đăng: 19/02/2013, 10:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan