Phương pháp dung hòa Mặc dù thái độ cởi mở và tinh thần hợp tác là điều lý tưởng mà mọi quy trình ra quyết định đều hướng tới, nhưng nhiều người tin rằng việc xây dựng một bầu không khí mà mọi người không tranh luận theo hướng có lợi cho quan điểm riêng hoặc quyền lợi cá nhân của mình là điều không thể. Theo họ, giải pháp thiết thực cho vấn đề này là dung hòa giữa biện hộ quan điểm và tìm hiểu thông tin. Bằng cách áp dụng phương pháp dung hòa, các thành viên trong nhóm tham gia thảo luận như một người không thành kiến vì mục tiêu chung của tổ chức. Họ có thể ủng hộ những quan điểm mà họ cảm thấy đúng, phù hợp đồng thời tìm hiểu những quan điểm khác và xem xét các phương án được đề xuất. Họ hiểu rằng mục tiêu là tìm ra giải pháp tốt nhất cho toàn nhóm, dù một số cá nhân phải chịu ảnh hưởng bất lợi bởi quyết định này đi nữa. Các chuyên gia kỹ thuật và chuyên viên tư vấn có thể đóng góp nhiều vào sự sắp xếp này. Nhìn chung, trong những buổi thảo luận có tính dung hòa như vậy, mọi người có xu hướng tự do trong việc chia sẻ thông tin và xem xét những phương án đề xuất khác nhau. Bối cảnh ra quyết định trong công ty hay phòng ban của bạn là gì? Bối cảnh ấy dựa trên quyền lực và việc bảo vệ quan điểm cá nhân, hay quyết định được ban hành thông qua một quy trình tìm hiểu hợp lý mà mục tiêu tốt đẹp của tổ chức là động cơ thúc đẩy chính? Mọi người có nhất trí về cách ra quyết định không? Cuối cùng thì các yếu tố thuộc về bối cảnh sẽ làm nền tảng cho việc thảo luận và định hình nên kết quả, nghĩa là tính hợp lý và khả thi của quyết định. Vì thế, điều cần quan tâm trước tiên là bạn phải có được bối cảnh phù hợp. Phụ lục B trình bày một biểu mẫu giúp bạn chuẩn bị cho các quyết định trong tương lai. Biểu mẫu này yêu cầu bạn xem xét và thực hiện một số nhiệm vụ góp phần tạo ra môi trường phù hợp với việc ra quyết định như sau: + Mô tả mục tiêu của quyết định + Lập danh sách những người tham gia và các vai trò của họ + Xác định phạm vi thời gian để ra quyết định + Xác định hình thức bố trí cuộc họp + Nhất trí về cách thức ra quyết định (nhất trí, quy tắc đa số, v.v.) + Tiên liệu cách bạn sẽ tháo gỡ tình thế bế tắc và sự bảo thủ biện hộ cho ý kiến cá nhân. Việc tuân thủ từng mục trong biểu mẫu này sẽ làm bạn xem xét lại quy trình ra quyết định của công ty hay phòng ban của bạn, từ đó tìm cách thay đổi nhằm cải thiện quy trình đó. Tóm tắt + Bối cảnh ra quyết định của tổ chức có ảnh hưởng nhất định đến cách thức ra quyết định. Một bối cảnh phù hợp phải có những con người phù hợp, bố trí không gian phù hợp, đảm bảo rằng mọi người nhất trí về cách thức ra quyết định, ủng hộ các quan điểm khác nhau và tham gia tranh luận một cách tích cực. + Hãy đưa những người có quyền phân bổ nguồn lực và có tiếng nói quyết định trong tổ chức vào nhóm chịu trách nhiệm ra quyết định. + Hãy giới hạn nhóm ra quyết định trong khoảng sáu hoặc bảy người. Nếu cần nhiều hơn, hãy phân công một số nhiệm vụ cho các tổ chuyên trách và để tổ trưởng tham gia vào nhóm ra quyết định. + Các phương pháp ra quyết định bao gồm nhất trí, nhất trí có hạn chế, quy tắc đa số và người lãnh đạo ra quyết định. Phương pháp cuối cùng là phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. + Việc bảo vệ quan điểm hay quyền lợi cá nhân sẽ cản trở việc tìm ra một quyết định hiệu quả. Nhiều người tham gia quy trình ra quyết định với suy nghĩ rằng đây là một cuộc cạnh tranh mà họ phải giành phần thắng. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là sự tìm hiểu khách quan bằng thái độ cởi mở. . điều không thể. Theo họ, giải pháp thiết thực cho vấn đề này là dung hòa giữa biện hộ quan điểm và tìm hiểu thông tin. Bằng cách áp dụng phương pháp dung hòa, các thành viên trong nhóm. ra quyết định. + Các phương pháp ra quyết định bao gồm nhất trí, nhất trí có hạn chế, quy tắc đa số và người lãnh đạo ra quyết định. Phương pháp cuối cùng là phương pháp hiệu quả nhất trong. Phương pháp dung hòa Mặc dù thái độ cởi mở và tinh thần hợp tác là điều lý tưởng mà mọi quy trình ra quyết