Sao không tư duy lại tư duy? Từ nhỏ, sinh viên của chúng ta đã được học cách tôn trọng sách giáo khoa như một thứ thánh chỉ, chả vậy mà họ có câu “đừng có bật sách giáo khoa” nơi cửa miệng. Lối mòn tư duy này là ở đa số chúng ta, cũng vì thế mà không nên trách cứ họ. Tư duy lại tư duy là gì? Nghĩa là con người ta cần có cái nhìn khác, cách nghĩ khác với cả một hệ thống tư duy của mình, từ điểm đầu cho tới điểm cuối, từ lúc suy nghĩa cho tới chỗ không suy nghĩ gì cả. Người ta cần biết nghĩ cũng như thể là lúc biết mình không nghĩ gì. Điểm lặng của tư duy cũng chính là sự thăng hoa của Thiền. Câu chuyện Tại sao sinh viên ngại phát biểu trên giảng đường Đại học được báo chí nhắc tới nhiều trong những năm qua. Theo một cựu “ét-vê” là Vũ Văn Anh ngự tại Khoa Luật (ĐHQGHN) thì “Thế chú không biết à, Im lặng là vàng, mà này vàng đang lên giá đấy nhá!”… Như vậy, có nhiều nguyên nhân nhưng vấn đề quan trọng nhất ở chỗ sinh viên – những người trẻ lại ngại va chạm. Họ ngại va chạm quan điểm với giảng viên, với giáo trình, với bạn học và với chính họ. Nhưng đừng trách họ mà câu chuyện ở đây là giúp họ nghĩ lại sự nghĩ của mình. Họ – ở một khía cạnh nào đó – cũng chỉ là nạn nhân. Từ nhỏ, sinh viên của chúng ta đã được học cách tôn trọng sách giáo khoa như một thứ thánh chỉ, chả vậy mà họ có câu “đừng có bật sách giáo khoa” nơi cửa miệng. Lối mòn tư duy này là ở đa số chúng ta, cũng vì thế mà không nên trách cứ họ. Lớn lên một chút, một thứ sách giáo khoa khác là báo chí, là Internet, họ chỉ biết chọn thông tin và click đúp chuột chứ không biết điều quan trọng là trong những nếp nhăn của mình nơi não phải biết lọc chúng ra, bắt đầu từ các từ “Đúng” “Sai” “Hợp lí” “Không hợp lí”. Nếu không lọc ra, thì bộ não – nơi mà họ dùng để tư duy – sẽ trở thành bãi rác thông tin của báo chí và của Internet. Nghĩ lại sự nghĩ nghĩa là người ta cần làm mới những thông tin nhận được bằng mắt, bằng tai, bằng xúc giác, so sánh nó bằng nhưng suy luận của mình, logic cũng được mà không logic cũng được, miễn là tư duy đó tranh luận trong não bộ với những gì hấp thụ được nêu trên và đưa ra nhận định của mình – tác giả nhấn mạnh lại – nhận định của chính mình. Sau khi đã đưa ra những nhận định của mình, họ cần đưa ra quyết định. Quyết định ở đây có thể bắt đầu bằng việc “tin tưởng hay không tin tưởng những thông tin mình nhận được”. Chính bản thân tác giả đã không biết bao nhiêu lần chần chừ trong việc nhan trái hay nhan phải khi muốn rẽ theo một con đường nào đó cho về nhanh tới nơi mình cần đến. Hệ quả thật nguy hiểm khi ngập ngừng nghĩ như vậy. Cũng như ở phần trên đã nói, thời đại của chúng ta có quá nhiều thông tin, những của nợ này choán quá nhiều phần trong bán cầu não trái của ta, chèn cả sang bán cầu não phải – nơi dành chỗ cho sự sáng tạo trong tiềm thức. Sự bản lĩnh nghĩ nêu trên cần phải được rèn luyện qua việc đưa ra các quyết định một cách thật quyết đoán và dứt khoát. Sau khi quyết định ta cần phải kiên quyết làm theo chúng. “Đâm lao phải theo lao”. Và hãy nhớ tựa như khi đi xe máy, ta chỉ nên liếc nhìn ra phía sau chứ đừng bao giờ quay cả đầu lại để nhìn, rất dễ xảy ra tai nạn. Nghĩ và quyết định có tốt, như vậy mới nói cho tốt được. Ngại nói là dấu hiệu bên ngoài của ngại nghĩ và điều này thật đáng sợ. Bên cạnh đó lại là cách nói, nói thuyết phục, hùng biện tốt chứng tỏ ý nghĩ đã tương đối thông suốt. Bản lĩnh nghĩ là cả một quá trình học tập: nhận thông tin – nghĩ – nhận định – quyết định, tất cả phải là của chính mình. Thiền Trở lại vấn đề nêu trên : “Sinh viên ngại phát biểu trên giảng đường Đại học”. Bên cạnh những sinh viên ngại nghĩ, lại có những người nghĩ quá nhiều và “loạn” với những nhận định của mình. Để không rơi vào tình trạng này, ta cần phải biết cả không nghĩ – nghĩa là biết cho não nghỉ ngơi lúc cần thiết - nếu làm được như vậy, thì sự việc sẽ sau đó sáng lên rất nhiều. Không nghĩ cộng với biết cách thở sẽ khiến cho tâm hồn thư thái rất nhiều, có như thế sự nghĩ mới trở nên thông suốt cho đặng. Tiểu kết Tư duy lại tư duy. Bạn nên đối mặt với sự suy nghĩ của mình, xem điều gì là hợp lí, điều gì là áp đặt trong lối mòn tư duy của chính mình. Bạn sẽ – như tôi – nhận ra rất nhiều điều bất ngờ. Chúc các bạn thành công với sự nghĩ của mình. . mòn tư duy này là ở đa số chúng ta, cũng vì thế mà không nên trách cứ họ. Tư duy lại tư duy là gì? Nghĩa là con người ta cần có cái nhìn khác, cách nghĩ khác với cả một hệ thống tư duy. Sao không tư duy lại tư duy? Từ nhỏ, sinh viên của chúng ta đã được học cách tôn trọng sách giáo khoa như. sáng lên rất nhiều. Không nghĩ cộng với biết cách thở sẽ khiến cho tâm hồn thư thái rất nhiều, có như thế sự nghĩ mới trở nên thông suốt cho đặng. Tiểu kết Tư duy lại tư duy. Bạn nên đối