Những nhà khoa học tí hon Chỉ cần quan sát chăm chú một chút, bạn có thể nhận ra con mình giống như một nhà khoa học nhỏ tuổi đang cố gắng khám phá thế giới xung quanh. Bé rất nỗ lực, tranh đấu để nắm bắt được quy luật vận hành của tự nhiên và kiểm soát những gì đang diễn ra quanh mình. Sự tò mò giúp bé hào hứng khám phá và thử nghiệm mọi thứ. “Vật này có mùi vị như thế nào, sờ đến sẽ cảm nhận ra sao đây? Nó mềm hay cứng? Điều gì sẽ xảy ra nếu mình ném nó xuống sàn nhỉ? Nó có nảy lên như quả banh kia không? Còn nếu đặt nó xuống nước thì sẽ như thế nào?” Đó là lý do tại sao bé vui thích ném cái tách sứ xuống sàn nhà hoặc đổ sạch hũ bột mì ra mặt bàn. Không phải bé nghịch phá hay hư hỏng đâu, chỉ là bé đang muốn học thêm về điều đó, vậy thôi! Đến đúng thời điểm, khi con bạn tự xây dựng được một vốn kiến thức nhất định thì sẽ hiểu ra, nhưng ngay lúc này, tất cả những hành động đó đều xuất phát từ lòng hiếu kỳ để thỏa mãn lập tức sự tò mò của con trẻ mà thôi. An toàn và nguy hiểm Niềm khao khát được học hỏi này rất đáng trân trọng, những tư duy khoa học đó cũng nên khuyến khích phát triển. Nhưng bạn cũng phải nhớ rằng mọi phát minh đều có cái giá của nó. Sau đây là 2 khía cạnh chúng ta cần phải lưu ý: Bảo đảm an toàn: bé có thể sẽ với tay tới mọi thứ, từ những hộp thuốc đến nước lau sàn nhà, cả dây và ổ cắm điện, bình ga trong bếp nữa. Hãy giữ những thứ này xa khỏi tầm tay bé và bịt kín những ổ điện lại. Bạn cũng cần trang bị khung chắn cầu thang và khóa cửa sổ, vì thỉnh thoảng bé cũng có thể quá hiếu động và lọt ra ngoài không chừng! Những mối đe dọa: kiểm tra cẩn thận căn nhà bạn để bảo đảm rằng mọi thứ phải thật thân thiện và an toàn. Để những thứ quý giá ngay trên mặt bàn chẳng khác nào bạn đang tự tìm kiếm rắc rối cho chính mình. Hãy đổi chỗ những vật dụng để quá thấp, nơi bé dễ dàng với tới và vọc phá. Khuyến khích những thắc mắc khoa học Thật khó khăn để giữ sự cân bằng cho con bạn giữa hai thái cực: quá sợ hãi để khám phá bất cứ thứ gì hay quá bạo dạn để rồi cuối cùng phá hỏng mọi thứ. Nhưng việc đó vẫn có thể làm được bằng những cách sau: Cho con thật nhiều đồ chơi: những món đồ chơi an toàn giúp bé hào hứng và hình thành trong bé một nỗ lực luôn muốn tìm tòi học hỏi. Đưa bé ra ngoài thường xuyên hơn: đến công viên, cho bé thử sức với những trò chơi tại đó. Con bạn sẽ nhanh chóng cải thiện sự cân bằng và khả năng điều khiển cơ thể mình thông qua việc leo trèo, đi bộ và chạy nhảy. Và rồi bé cũng khám phá thêm được những điều kỳ diệu khác từ thiên nhiên. Đặt ra những luật lệ rõ ràng: đừng sợ từ chối bé một điều gì đó, như khi con bạn muốn tháo tung cuộn bặng video ra hay muốn đưa tay vào dàn máy hát. Bé phải học biết có một số nơi là giới hạn, không được đụng đến. La rầy bé khi con cố tình vọc phá những thứ trước đây mình đã từng cấm đoán. Thể hiện sự hào hứng với mỗi thành quả bé đạt được: khi con vừa học được một điều gì từ những thắc mắc khoa học, hãy tỏ ra vui mừng thật sự để bé biết chắc rằng mình đang được ủng hộ. Bạn sẽ thấy sự động viên đó giúp bé muốn khám phá sâu hơn, nuôi dưỡng những tư duy khoa học trong khi vẫn tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định bạn đã đặt ra. . Những nhà khoa học tí hon Chỉ cần quan sát chăm chú một chút, bạn có thể nhận ra con mình giống như một nhà khoa học nhỏ tuổi đang cố gắng khám phá. con cố tình vọc phá những thứ trước đây mình đã từng cấm đoán. Thể hiện sự hào hứng với mỗi thành quả bé đạt được: khi con vừa học được một điều gì từ những thắc mắc khoa học, hãy tỏ ra vui. tìm kiếm rắc rối cho chính mình. Hãy đổi chỗ những vật dụng để quá thấp, nơi bé dễ dàng với tới và vọc phá. Khuyến khích những thắc mắc khoa học Thật khó khăn để giữ sự cân bằng cho con