Trường THCS N’ Thôl Hạ Họ và tên: Lớp: BÀI KIỂM TRA I TIẾT SỐ 3 Mơn: VẬT LÝ - Lớp 9 Năm học: 2009 – 2010 Đề : 2 Điểm Nhận xét của thầy cơ giáo I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 đ) * Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : Câu 1: Bộ phận chính của máy ảnh bao gồm : A. Thấu kính phân kỳ và chỗ đặt phim. B. Buồng tối và vật kính. C. Vật kính. D. Vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim Câu 2: Thấu kính hội tụ thường dùng có đặc điểm gì ? A. Phần rìa bằng phần giữa. B. Phần rìa dày hơn phần giữa. C. Tạo ra chùm tia ló phân kỳ. D. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. Câu 3: Đặt một vật trước thấu kính phân kì, ta sẽ thu được: A. Một ảnh ảo lớn hơn vật. B. Một ảnh ảo nhỏ hơn vật. C. Một ảnh ảo bằng vật. D. Một ảnh thật lớn hơn vật. Câu 4: Thấu kính phân kỳ thường dùng có đặc điểm gì ? A. Phần rìa bằng phần giữa. B. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. Phần rìa dày hơn phần giữa. D. Tạo ra chùm tia ló hội tụ tại một điểm. Câu 5: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng ? A. i = 2r B. r < i C. i = r D. i < r Câu 6: Vật AB đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ (d < f), cho ảnh A’B’ có tính chất gì ? A. Cho ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. Cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. C. Cho ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. Câu 7: Chiếu một tia tới song song với trục chính qua thấu kính hội tụ thì cho tia ló có đặc điểm gì ? A. Cho tia ló truyền thẳng. B. Cho tia ló song song với trục chính. C. Cho tia ló qua tiêu điểm của thấu kính. D. Cho tia ló là tia bất kỳ. Câu 8: Khi chiếu một tia sáng tới từ không khí vào nước, tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào? A. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới. B. Mặt phẳng chứa một tia tới. C. Mặt phẳng chứa một đường pháp tuyến. D. Mặt phẳng vuông góc với mặt nước. Câu 9: Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bò gãy khúc khi: A. Góc tới gần bằng 90 0 . B. Góc tới có giá trò bất kỳ. C. Góc tới bằng 0 0 . D Góc tới bằng 45 0 . Câu 10: Chùm tia tới song song với trục chính qua thấu kính phân kỳ thì : A. Chùm tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính. B. Chùm tia ló là chùm hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. C. Chùm tia ló là chùm tia bất kỳ. D. Chùm tia ló cũng là chùm tia song song. Câu 11: nh của một vật trên phim trong máy ảnh bình thường là : A. nh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. nh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. nh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. nh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 12: nh A’B’ của vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ như thế nào ? A. Nhỏ hơn vật, cùng chiều với vvật. B. Lớn hơn vật, cùng chiều với vật. C. Nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật. D. Lớn hơn vật, ngược chiều với vật. II. TỰ LUẬN (7 đ) Bài 1 : Đặt một vật AB trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = OF = OF’ = 12 (cm) . Vật AB đặt cách thấu kính một khoảng d = OA = 24 (cm). A nằm trên trục chính , chiều cao của vật AB là 1 (cm). a/ Vẽ ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi thấu kính phân kỳ nói trên. (1 đ) b/ Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính OA’ và tính chiều cao ảnh A’B’. (2đ) Bài 2 : a/ Em hãy nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ ? (3 đ) b/ Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng (1 đ) BÀI LÀM Ý kiến của tổ trưởng :………………………………………… Người ra đề …………………………………………………………………. Đề nghị trường photo Đề 1 :……tờ Đề 2 :… tờ Ngày kiểm tra :… tháng ……năm 2009 Đáp án : 1. D 2. D 3. B 4. C 5. B 6. B 7. C 8. A 9. C 10. A 11. D 12. A . đề …………………………………………………………………. Đề nghị trường photo Đề 1 :……tờ Đề 2 :… tờ Ngày kiểm tra :… tháng ……năm 2009 Đáp án : 1. D 2. D 3. B 4. C 5. B 6. B 7. C 8. A 9. C 10 . A 11 . D 12 . A . BÀI KIỂM TRA I TIẾT SỐ 3 Mơn: VẬT LÝ - Lớp 9 Năm học: 2009 – 2 010 Đề : 2 Điểm Nhận xét của thầy cơ giáo I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 đ) * Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : Câu 1: Bộ phận. đ) Bài 1 : Đặt một vật AB trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = OF = OF’ = 12 (cm) . Vật AB đặt cách thấu kính một khoảng d = OA = 24 (cm). A nằm trên trục chính , chiều cao của vật AB là 1