Hạ canxi huyết ở trẻ nhỏ Canxi là một trong những chất khoáng có vai trò quan trọng trong cơ thể, tham gia vào cấu trúc xương và răng, co cơ, kích thích thần kinh, cơ chế đông máu, hoạt động của tim. Khi chế độ ăn thiếu canxi, cơ thể vẫn tiếp tục bài xuất canxi với số lượng lớn nhờ vào dự trữ. Nếu cân bằng canxi tiếp tục âm tính trong thời gian dài có thể gây hạ canxi huyết. Chuyển hoá canxi trong cơ thể Canxi được hấp thu ở phần trên ruột non và được hỗ trợ bởi vitamin D, dịch acid, mật ở ruột, lactose nhưng bị cản trở nếu chế độ ăn có nhiều oxalat, phytat, chất béo. Lượng canxi huyết thanh bình thường là 9 - 10mg/dl, trong đó 50% được gắn vào albumin và 50% ở dưới dạng tự do, ion hoá. Canxi ion 4,5 - 5mg/dl. Canxi tự do trong máu được cung cấp qua thức ăn và từ xương. Hàng ngày, canxi được huy động từ xương vào máu nhờ hormone cận giáp. Canxi thừa được thải ra ngoài theo phân và nước tiểu. Nhu cầu canxi ở trẻ dưới 1 tuổi là 300mg/ngày và trẻ trên 1 tuổi 500 - 700mg/ngày. Hạ canxi huyết khi canxi huyết thanh dưới 7,5mg/dl. Hạ canxi huyết ở trẻ dưới 6 tháng tuổi Nguyên nhân do mẹ bị đái tháo đường, chế độ ăn thiếu canxi. Trẻ sinh nhẹ cân, ngạt lúc sinh, thiểu năng cận giáp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nhiều photphat, trẻ còi xương sớm. Biểu hiện của hạ canxi huyết ở lứa tuổi này là trẻ luôn luôn trong tình trạng co thắt (spasmophilie). Khi ngủ hay giật mình rồi khóc thét, cơn khóc kéo dài hàng giờ. Khi thở có tiếng rít do mềm sụn thanh quản. Kèm theo co thắt thanh quản gây khàn tiếng, khó thở, tím tái và có khi ngừng thở. Sự co thắt dạ dày, cơ hoành, ruột và bàng quang làm cho trẻ nôn trớ, nấc cụt, són phân và nước tiểu. Hạ canxi huyết ở trẻ còi xương do thiếu vitamin D hoặc do chế độ ăn thiếu canxi. Ở trẻ còi xương, hạ canxi huyết thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của còi xương, do kém hấp thu canxi hoặc giai đoạn bệnh hồi phục, do kém tái hấp thu ở ống thận. Bệnh biểu hiện rõ là cơn tetani, co giật toàn thân, liên tiếp nhiều cơn. Cơn co giật có khi kéo dài 3 - 4 phút, sau đó trẻ khóc thét lên rồi trở lại bình thường hoặc trẻ tím tái ngừng thở và có thể tử vong do co thắt thanh quản. Một số trẻ có biểu hiện rõ co thắt các cơ, phát hiện thấy có dấu hiệu Trousscau (bàn tay đỡ đẻ), dấu hiệu Chvostek (gõ vào cơ má gây run cơ môi cùng bên), ngoài ra trẻ hay bị nôn do co thắt dạ dày. Thức ăn có nhiều canxi là cua đồng (5.040mg/100g), ốc nhồi (1.357mg/100g), tép (910mg/100g), tôm đồng (161mg/100g), trứng, sữa, vừng, đậu tương, rau ngót, rau muống, rau giền, rau bí. Chẩn đoán và điều trị Muốn chẩn đoán chắc chắn phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu định lượng canxi huyết thanh (dưới 7,5mg/dl) và canxi ion (dưới 2,8mg/dl). Nếu hạ canxi huyết cấp và có cơn tetani thì tiêm tĩnh mạch chậm gluconat canxi. Sau khi tạm ổn định thì tiếp tục cho uống canxi kết hợp với vitamin D. Nếu canxi huyết thanh giảm nhẹ, không có cơn giật thì cho uống gluconat canxi kết hợp với vitamin D kéo dài, cho đến khi canxi huyết thanh trở về bình thường. Ở trẻ còi xương, song song với điều trị vitamin D cần phải uống thêm canxi. Nếu trẻ còi xương đã hồi phục thì giảm liều vitamin D xuống liều phòng bệnh thông thường. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày và chế độ ăn của mẹ và con có đủ protein, năng lượng, vitamin, muối khoáng đặc biệt lưu ý thức ăn giàu canxi. . nước tiểu. Nhu cầu canxi ở trẻ dưới 1 tuổi là 300mg/ngày và trẻ trên 1 tuổi 500 - 700mg/ngày. Hạ canxi huyết khi canxi huyết thanh dưới 7,5mg/dl. Hạ canxi huyết ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. tiểu. Hạ canxi huyết ở trẻ còi xương do thiếu vitamin D hoặc do chế độ ăn thiếu canxi. Ở trẻ còi xương, hạ canxi huyết thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của còi xương, do kém hấp thu canxi hoặc. thiếu canxi. Trẻ sinh nhẹ cân, ngạt lúc sinh, thiểu năng cận giáp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nhiều photphat, trẻ còi xương sớm. Biểu hiện của hạ canxi huyết ở lứa tuổi này là trẻ luôn