Bé khó ngủ, thức đúng giờ Làm sao để con đi ngủ và thức dậy đúng giờ? Năm học mới bắt đầu, nhiều phụ huynh đã vướng phải một khó khăn, thoạt nghe tưởng chừng đơn giản: làm sao để con đi ngủ và thức dậy đúng giờ, đặc biệt là sau một mùa hè được sinh hoạt khá thoải mái, tự do? Chị Phương Thúy - nhân viên văn phòng, than thở: "Bé nhà tôi mới năm tuổi, nhưng thức khuya và ngủ nướng có thâm niên. Có khi bé thức đến 12g khuya. Cho đi ngủ sớm là bé khóc, hết đòi uống nước đến xin phép đi vệ sinh Mẹ phải ôm ra võng đong đưa mới chịu. Buổi sáng kêu bé dậy đi học còn khổ hơn. Mắt bé nhắm nghiền, ba mẹ lay qua lay lại, năn nỉ, la hét bé cũng mặc kệ. Hành ba mẹ hơn 30 phút bé mới chịu bước xuống giường, nhưng lại ra võng nằm tiếp. Có lần, tôi lúi húi dắt xe ra cửa, quay lại không thấy con đâu, đi tìm thì thấy bé đang nằm co trên salon mắt nhắm mắt mở". Không chỉ những bé từ bốn-năm tuổi trở lên mới ngủ trễ, dậy muộn, nhiều bé mới hơn 10 tháng đã có thói quen này. Có ông bố trẻ tâm sự trên website: "Một trong những nhiệm vụ bất khả thi đối với vợ chồng tôi là dỗ con ngủ đúng giờ. Bé nhà tôi "nổi tiếng" thức khuya nhất xóm, có khi đến hơn 12 giờ đêm. Đã vậy, khi bé ngủ, cả ba và mẹ mỗi người phải nằm một bên thì bé mới chịu". Trẻ đi ngủ trễ đồng nghĩa với việc sẽ dậy muộn. Vì vậy, phụ huynh có con thuộc "đối tượng" này dù không lao động nặng nhọc, cũng cảm thấy "vất vả”. Có chị năn nỉ, quát mắng, mở nhạc, tivi ầm ầm, thậm chí cầm roi dọa, con mới miễn cưỡng rời khỏi giường. Và hầu như lần nào cha mẹ cũng chạy đua với thời gian, để chở con đến trường đúng giờ. Giải quyết "vấn nạn" này như thế nào? "Bí quyết" thì đủ kiểu, đủ cách, nhưng dường như tất cả chỉ là giải pháp ngọn. Theo các nhà giáo dục, cái gốc của vấn đề là phải cho bé đi ngủ sớm thì bé đương nhiên sẽ dậy sớm. Y học cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất tốt và tinh thần minh mẫn là giữ nền nếp trong sinh hoạt: ăn, ngủ, nghỉ đúng giờ. Thức khuya, dậy sớm sẽ không đảm bảo sự phát triển của trẻ. Về góc độ tâm lý, thạc sĩ Phạm Thị Thúy - chuyên viên tham vấn tâm lý NVH Phụ Nữ cũng nhận định: "Nền nếp ăn, ngủ, nghỉ đúng giờ với trẻ là rất có lợi cho sức khỏe, tạo tâm lý thoải mái và lối sống lành mạnh cho trẻ Ngày nghỉ, trẻ có tâm lý ngủ bù, chơi bù nên thường thức khuya và dậy trễ. Vì vậy, cha mẹ không nên vì nghỉ hè, tết, cuối tuần mà đảo lộn thói quen đúng giờ của trẻ. Chỉ có thể du di cho trẻ ngủ muộn và dậy trễ khoảng một giờ". Có một điểm chung là trẻ con thích ngủ trễ, mê ngủ nướng. Các chuyên viên tâm lý phân tích: Khi vài tháng tuổi, trẻ rất ham vui, ham chơi nên không muốn đi ngủ sớm. Vì thế, nếu trẻ thấy ba mẹ, anh chị còn thức hoặc còn ánh sáng, tiếng tivi là trẻ nghĩ có người chơi với mình, nên nhất quyết không lên giường. Từ đó, hình thành thói quen không tốt ở trẻ. Đây là thói quen không dễ thay đổi, nếu muốn thay đổi, thì phải bắt đầu từ cha mẹ và bí quyết là phải tuân thủ nguyên tắc "im lặng là vàng". Bà Thúy giải thích thêm: "Cha mẹ phải xác định giờ cho trẻ đi ngủ và đến giờ G. là nhắc nhở, nghiêm khắc yêu cầu trẻ đi ngủ. Đồng thời cha mẹ cũng phải chuẩn bị "quy trình" cho trẻ đi ngủ như: cho trẻ uống sữa, rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân, đi tiểu thủ sẵn chai nước, bình sữa để đề phòng trường hợp bé vô mùng nhưng vẫn câu giờ, quấy rối: "Con khát nước, con uống sữa". Đồng thời, chính cha mẹ phải làm gương tắt đèn, tắt tivi, máy tính, điện thoại, đưa con lên giường và không nô đùa với trẻ, giữ im lặng để trẻ từ từ đi vào giấc ngủ. Dù có bận việc thì cha mẹ cũng phải chờ trẻ ngủ say hãy làm. Một khi đã tạo được ý thức, thói quen ngủ sớm cho con thì về sau, con trẻ sẽ tự tuân thủ, không cần sự đồng hành của cha mẹ”. . Bé khó ngủ, thức đúng giờ Làm sao để con đi ngủ và thức dậy đúng giờ? Năm học mới bắt đầu, nhiều phụ huynh đã vướng phải một khó khăn, thoạt nghe tưởng. tôi là dỗ con ngủ đúng giờ. Bé nhà tôi "nổi tiếng" thức khuya nhất xóm, có khi đến hơn 12 giờ đêm. Đã vậy, khi bé ngủ, cả ba và mẹ mỗi người phải nằm một bên thì bé mới chịu" Có khi bé thức đến 12g khuya. Cho đi ngủ sớm là bé khóc, hết đòi uống nước đến xin phép đi vệ sinh Mẹ phải ôm ra võng đong đưa mới chịu. Buổi sáng kêu bé dậy đi học còn khổ hơn. Mắt bé nhắm