Vẫn đẹp khi mang thai Thời kỳ mang thai được xem là giai đoạn tàn phá nhan sắc khủng khiếp nhất. Có cách nào để hạn chế được thiệt hại đó? Những rối loạn tâm lý tạm thời liên quan đến chuyển hóa, nội tiết và đáp ứng của hệ miễn dịch có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đối với làn da, mái tóc làm ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn trong thời gian mang thai Trong quan niệm của không ít người, đã mang thai cần gì quan tâm đến đẹp hay xấu. Từ đó, nhiều người đánh đồng khái niệm mang thai với việc trở nên xấu xí. Thế nhưng, nếu biết cách, bạn vẫn có thể là một bà bầu đẹp rạng rỡ, bên cạnh niềm vui sắp được làm mẹ. Tăng thâm nhiễm Biểu hiện là thâm đen ở đầu vú, quầng vú, vùng nách, bẹn hoặc những vùng có thiên hướng chịu sự ma sát như giữa đùi. Tình trạng này đặc biệt rõ nét ở những phụ nữ có làn da sậm màu. Các nốt tàn nhang, bớt, những vết sẹo mới cũng có thể trở nên đậm màu hơn. Những thay đổi sắc tố này do sự gia tăng hormone alpha melanocyte-Stimulating. Ngoài ra, không thể không kể đến vai trò của các hormone sinh dục. Giải pháp: Đa số những hiện tượng này sẽ tự biến mất sau khi sinh. Muốn che giấu, bạn có thể sử dụng kem trang điểm. Nên chọn sản phẩm dành cho làm da nhạy cảm và chỉ nên bôi một lớp mỏng. Trước khi đi ngủ, bạn đừng quên làm sạch các sản phẩm trang điểm và massage da mặt nhẹ nhàng. Hãy dùng xà phòng nhẹ hoặc các sản phẩm tẩy rửa để rửa mặt và vùng cổ nhằm ngăn ngừa tình trạng nghẹt lỗ chân lông. Sạm da Chiếm tỷ lệ từ 2/3-3/4 ở các phụ nữ mang thai với biểu hiện có tính đối xứng ở các vùng trán, má, đôi khi ở môi trên. Sự gia tăng nồng độ Oestrogen và Progesterone được cho là nguyên nhân của tình trạng này. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng góp phần khiến cho da bị sạm. Giải pháp: Sự thâm nhiễm sẽ giảm đi sau khi sinh nhưng bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Hãy sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF khoảng 15. Thay đổi về mạch máu - Ban đỏ: Xuất hiện khu trú hoặc lan tỏa ở lòng bàn tay, không có triệu chứng, tự hết sau sinh. - Giãn mạch hình nhện: Tổn thương xuất hiện với những vết đỏ đa dạng có đường kính 2 - 10mm ở mặt, thân và chi trên. Loại tổn thương này tự biến mất sau khi sinh đối với 50 - 80% trường hợp. - Phù: Sự gia tăng áp lực tĩnh mạch ngoại biên và tình trạng thai phát triển đè vào tĩnh mạch chủ dưới dẫn đến biểu hiện phù ở chi dưới và chứng giãn tĩnh mạch. Giải pháp: Phụ nữ mang thai không nên ăn mặn quá. Bạn nên uống nhiều nước và tăng cường nguồn rau quả tươi. Khi ngủ, hãy gác chân cao khoảng 15-20 độ so với mặt phẳng giường. Vết rạn da Do sự gia tăng nồng độ corticoid trong máu. Giải pháp: Thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, protein. Các loại kem chống rạn da cũng giúp giải quyết vấn đề của bạn. Chứng ngứa Xảy ra với khoảng 20% phụ nữ mang thai, đôi khi đi kèm với chứng viêm da. Nó thường bắt đầu vào quý 3 của thai kỳ và hay biểu hiện ở vùng bụng. Giải pháp: Chứng ngứa này được giải quyết sau sinh nhưng có khả năng tái xuất hiện ở lần mang thai kế tiếp. Các dung dịch làm dịu da (emollient) và một số loại kháng histamine, đặc biệt là chlorpheniramine thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyên sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý lựa chọn quần áo thoải mái và thích hợp để tránh tình trạng da bị hăm đỏ do tăng tiết mồ hôi và cảm giác ngứa ngáy. . Vẫn đẹp khi mang thai Thời kỳ mang thai được xem là giai đoạn tàn phá nhan sắc khủng khi p nhất. Có cách nào để hạn chế được thiệt hại. hình của bạn trong thời gian mang thai Trong quan niệm của không ít người, đã mang thai cần gì quan tâm đến đẹp hay xấu. Từ đó, nhiều người đánh đồng khái niệm mang thai với việc trở nên xấu. pháp: Thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, protein. Các loại kem chống rạn da cũng giúp giải quyết vấn đề của bạn. Chứng ngứa Xảy ra với khoảng 20% phụ nữ mang thai, đôi khi đi