1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chuyển dạ - lo lắng và hồi hộp (Phần 2) doc

2 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 224,34 KB

Nội dung

Chuyển dạ - lo lắng và hồi hộp (Phần 2) Đây là giai đoạn em bé được đẩy ra ngoài (rặn đẻ). Khoảng thời gian cho quá trình này phụ thuộc vào từng thai phụ. Một số người mẹ sinh con đầu lòng phải mất vài tiếng đồng hồ để rặn đẻ trong khi một số bà mẹ sinh con lần 2, hành trình này kết thúc trong 5-10 phút. Sau khi kiểm tra thấy cổ tử cung mở hết, bác sĩ sẽ thông báo cho người mẹ biết thời điểm bắt đầu rặn. Lúc này, các cơn co thắt tử cung diễn ra đều, mạnh hơn nhưng người mẹ không còn cảm giác đau nhiều như giai đoạn đầu nữa. Kỹ thuật rặn Khi bắt đầu cơn co, người mẹ hít thật sâu một hơi qua mũi, rồi thở ra bằng miệng. Người mẹ nên tì cằm xuống phía ngực để dồn không khí xuống phía dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài nhanh hơn. Sau mỗi lần rặn, bé nhích thêm một chút để ra bên ngoài. Bác sĩ có thể thông báo thời điểm nhìn thấy đầu bé và hơi rặn cuối cùng (để đẩy đầu bé lọt ra ngoài) - lúc này, người mẹ có thể dồn sức để rặn mạnh hơn. Lưu ý - Người mẹ nên rặn đều đặn, kiên trì, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ bên cạnh. - Trong quá trình rặn đẻ, người mẹ có thể cảm thấy hơi mệt, choáng váng, chóng mặt. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Người mẹ tránh kêu gào thái quá, vừa dễ mất sức, vừa khiến em bé dễ ngạt thở vì thiếu oxy. - Người mẹ không nên quá e ngại nếu trong quá trình rặn đẻ, bạn có thể xảy ra tình trạng tiểu tiện hoặc đại tiện. Thủ thuật cắt (rạch) tầng sinh môn Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để mở rộng âm hộ, tránh âm hộ khỏi bị rách khi em bé được đẩy ra ngoài. Thủ thuật này được dùng trong những trường hợp. - Thai nhi có ngôi mông hoặc có đầu lớn. - Người mẹ gặp khó khăn khi rặn đẻ. - Khu vực cơ vùng âm đạo của người mẹ không đủ độ co giãn. Một số trường hợp bác sĩ có thể gây tê (hoặc không) khi tiến hành cắt (rạch) tầng sinh môn. Bởi vì vết cắt này diễn ra rất nhanh nên nhiều khi người mẹ không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ đến khi bác sĩ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho người mẹ trong trường hợp cần thiết để tránh bị đau. Vết khâu sẽ lành sau 10-14 ngày đồng thời chỉ khâu cũng tự tiêu đi nên bạn không cần quay lại bệnh viện để rút chỉ. . Chuyển dạ - lo lắng và hồi hộp (Phần 2) Đây là giai đoạn em bé được đẩy ra ngoài (rặn đẻ). Khoảng thời gian cho quá trình này phụ thuộc vào từng thai phụ. Một số. thông báo thời điểm nhìn thấy đầu bé và hơi rặn cuối cùng (để đẩy đầu bé lọt ra ngoài) - lúc này, người mẹ có thể dồn sức để rặn mạnh hơn. Lưu ý - Người mẹ nên rặn đều đặn, kiên trì,. Thủ thuật này được dùng trong những trường hợp. - Thai nhi có ngôi mông hoặc có đầu lớn. - Người mẹ gặp khó khăn khi rặn đẻ. - Khu vực cơ vùng âm đạo của người mẹ không đủ độ co giãn.

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:20