Trẻ em cũng có thể bị đục thủy tinh thể ppt

3 262 0
Trẻ em cũng có thể bị đục thủy tinh thể ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trẻ em cũng có thể bị đục thủy tinh thể Cháu L.Q. Chiểu (8 tuổi, ở Tiền Giang) vào Khoa Nhi BV Mắt TP HCM ngày 25/11, trong tình trạng mắt chỉ còn thấy được bóng bàn tay đưa qua đưa lại. Chiểu được chẩn đoán bị đục thủy tinh thể ở giai đoạn nặng. Khi cháu 20 tháng tuổi, gia đình phát hiện đồng tử mắt có màu trắng, tới 3 tuổi thì mắt bị lác, nhưng cha mẹ chủ quan không đưa con đi khám. Bác sĩ Lê Đỗ Thùy Lan, Phó Khoa Nhi của Bệnh viện, nhận xét: "Nhiều người cứ tưởng bệnh đục thủy tinh thể chỉ gặp ở người già, nhưng thực tế có rất nhiều trẻ em bị bệnh này". Trong 10 tháng đầu năm nay, Khoa Nhi đã nhận điều trị 335 ca trẻ bị đục thủy tinh thể, trong đó có rất nhiều trường hợp bệnh nặng do gia đình phát hiện muộn. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì nếu không điều trị, đục thủy tinh thể sẽ dẫn tới các biến chứng như lác mắt, giảm thị lực. Đặc biệt đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu không phát hiện và điều trị sớm, tế bào thị giác không được hoạt động sẽ teo nhỏ, khiến trẻ bị mù dần. Đục thủy tinh thể ở trẻ em có thể liên quan tới yếu tố di truyền hoặc tình trạng nhiễm virus của bào thai khi nằm trong bụng mẹ. Theo bác sĩ Thùy Lan, ở trẻ trên 2 tuổi, bệnh rất dễ nhận biết, với biểu hiện con ngươi của mắt bị trắng đục dần. Trẻ có thể nhìn kém, phải nheo mắt khi nhìn lên bảng. Điều này khiến một số phụ huynh lầm tưởng con mình bị cận và đưa đến tiệm đo mắt kính. Chỉ khi những cửa hàng này không tìm ra nguyên nhân, họ mới đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Riêng với trẻ dưới 2 tuổi, bệnh còn đi kèm biểu hiện rung giật nhãn cầu. Ở độ tuổi này, do trẻ chưa biết nói và còn ngủ nhiều nên cha mẹ phải quan sát kỹ mới phát hiện được bệnh. Việc phát hiện sớm bệnh cho trẻ là rất quan trọng. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngay để giữ thị lực. Nếu để muộn, khi đã có các biến chứng kể trên thì ngay cả sau khi đã phẫu thuật, thị lực của trẻ vẫn rất kém. Như trường hợp của cháu Chiểu, sau khi mổ hút, dù đã đặt kính nội nhãn, thị lực cũng chỉ còn 1/10. Với thị lực này, nhiều em phải vào học ở các trường dành cho trẻ mù. . tưởng bệnh đục thủy tinh thể chỉ gặp ở người già, nhưng thực tế có rất nhiều trẻ em bị bệnh này". Trong 10 tháng đầu năm nay, Khoa Nhi đã nhận điều trị 335 ca trẻ bị đục thủy tinh thể, trong. Đặc biệt đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu không phát hiện và điều trị sớm, tế bào thị giác không được hoạt động sẽ teo nhỏ, khiến trẻ bị mù dần. Đục thủy tinh thể ở trẻ em có thể liên quan tới. Trẻ em cũng có thể bị đục thủy tinh thể Cháu L.Q. Chiểu (8 tuổi, ở Tiền Giang) vào Khoa Nhi BV Mắt TP HCM

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan