Thành công trong khủng hoảng Trong khi hàng trăm công ty phá sản, thua lỗ vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vẫn có nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra nhờ biết tận dụng cơ hội. Báo San Francisco Chronicle nhìn nhận vòng quay kinh tế cũng giống như thuyết tiến hóa của Darwin, đào thải những công ty yếu kém và làm cho những kẻ sống sót trở nên mạnh mẽ hơn. Điều đó đã được kiểm chứng hơn một năm sau khi thế giới lâm vào suy thoái. Các nhà bán lẻ vững vàng tìm thấy thị trường riêng cho mình. Các ngân hàng uy tín nhận được nhiều tiền gửi tiết kiệm hơn. Các công ty kỹ thuật mạnh về tài chính vẫn tiếp tục tuyển thêm nhân viên thoải mái. Việc ở lại trong môi trường kinh doanh không hề dễ dàng vì nguy cơ giảm doanh số và cắt giảm việc luôn rình rập. Tuy nhiên, phần thắng luôn dành cho ai biết đón đầu cơ hội và duy trì một chiến lược kinh doanh sáng tạo, đôi khi liều lĩnh. Đón bắt thời cơ Một trong những nhà bán lẻ thắng cuộc trong đợt suy thoái vừa qua là Tập đoàn siêu thị Wal-Mart, với chiêu giảm giá trên hầu hết các mặt hàng. Đây là một trong số hiếm hoi các nhà bán lẻ kinh doanh có lời trong tháng 11 tại Mỹ với doanh số bán tăng 3,4%. Wal-Mart đã hưởng lợi từ việc người mua sắm chuyển sang các cửa hiệu rẻ hơn và tập trung vào mặt hàng nhu yếu phẩm như thực phẩm, giấy vệ sinh Giá xăng dầu giảm cũng góp phần trợ giúp công ty này vì khách hàng năng đi ra ngoài mua sắm hơn. Một điển hình thành công khác là Tập đoàn bán thức ăn nhanh McDonald’s. Doanh số của công ty này tăng gần 8% trong tháng 11. Chuỗi nhà hàng đã đưa thêm vào thực đơn các món ăn tốt cho sức khỏe, cải thiện chất lượng món ăn từ trước khi cuộc suy thoái xảy ra. McDonald’s còn kéo dài thời gian phục vụ, mở cửa sớm hơn, đóng cửa muộn hơn và kết quả là bán được nhiều hơn. Quá nhiều mặt bằng đẹp Kohl’s và Forever 21 là hai trường hợp rất hiếm gặp trong số các nhà bán lẻ tại Mỹ: họ đang mở rộng hoạt động, tìm thêm địa điểm mới để mở cửa hàng. Các đối thủ của họ là Bombay và Sharper Image đã đóng toàn bộ cửa hiệu trong năm qua, để lại những khoảng trống tại các trung tâm mua sắm trên toàn quốc, trong khi nhà bán lẻ Mervyns đang làm thủ tục thanh lý. Kết quả là các chủ cho thuê mặt bằng trước đây từng gây khó dễ với nhà bán lẻ, chẳng hạn phải đồng ý thuê mặt bằng ở trung tâm hạng hai nếu muốn mở cửa hiệu ở các trung tâm lớn, giờ đây sẵn sàng chiều khách từ A-Z do có quá nhiều mặt bằng bỏ trống. Hơn nữa, Kohl’s và Forever 21 còn có lợi thế khi thuê lại mặt bằng của các cửa hiệu bị phá sản. Hai nhà bán lẻ này vừa tuyên bố hợp tác để thỏa thuận mức giá 6,25 triệu USD tiền thuê lại 46 mặt bằng từ các cửa hiệu của Mervyns. Kohl’s sẽ sử dụng 31 mặt bằng, Forever 21 sẽ dọn vào những nơi còn lại nếu tòa án giải quyết phá sản chấp thuận thỏa thuận này. Quảng cáo trên mạng Trong khi hầu hết các nhà bán lẻ trên mạng lẫn ngoài đời đều bị nếm mùi của nền kinh tế trì trệ, một số doanh nghiệp vẫn thành công với một bí quyết vô cùng đơn giản, đó là tăng cường quảng cáo trên mạng, sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google. Trang web bán trang sức trên mạng Evesaddiction.com là một ví dụ điển hình. Raymond Galeotti, chủ trang web hoạt động đã năm năm này, phấn khởi cho biết doanh số bán tăng khoảng 25% trong mùa lễ năm nay. Galeotti nói anh đã chấp nhận trả 80 cent cho mỗi cú nhấp chuột quảng cáo trên Google, cao hơn so với mức 50 cent năm ngoái. Nhưng nhờ biết khoanh vùng mục tiêu khách hàng và sử dụng các công cụ hiệu quả hơn của Google mà anh đã có nhiều khách hàng hơn. Giờ đây cứ mỗi 100 cú nhấp chuột đem lại cho trang web của Galeotti bốn khách hàng mới, gấp đôi so với năm ngoái. Báo New York Times dẫn lời nhiều nhà phân tích cho hay ngay cả trong bối cảnh suy thoái, hình thức tiếp thị sử dụng công cụ tìm kiếm luôn có hiệu quả tốt hơn so với các hình thức quảng cáo khác, chủ yếu vì nó tiết kiệm chi phí hơn và là một cách hữu hiệu giúp các nhà bán lẻ thu hút khách hàng đến cửa hiệu của mình. Hốt bạc nhờ không khí “thần tiên” Theo AP, trong khi các tên tuổi hàng đầu của Nhật như Sony và Toyota đang vật lộn với khủng hoảng kinh tế thì có một thương hiệu khác đang hốt bạc, đó là trung tâm giải trí Tokyo Disneyland. Mặc cho kinh tế đi xuống, năm nay Tokyo Disneyland vẫn đạt doanh thu kỷ lục, ước tính 4,2 tỉ USD trong tài khóa 2008, tăng 10% so với năm trước. “Vì suy thoái, nhiều người đã không còn mua sắm nhà cửa, xe cộ hoặc đi du lịch đến Hawaii. Tokyo Disneyland trở thành một lựa chọn thay thế hợp lý và dễ chịu” - nhà kinh tế Hiroshi Wanatabe, thuộc Viện nghiên cứu Daiwa, phân tích. Với vé vào cổng 64 USD, chi phí cho một ngày vui chơi ở trung tâm giải trí này rẻ hơn rất nhiều so với hầu hết các tiết mục giải trí khác ở thủ đô đắt đỏ của nước Nhật. Nhiều người thích đến Disneyland để tận hưởng không khí thần tiên, vui vẻ, quên đi những mối bận tâm cơm áo gạo tiền thường ngày. “Mọi người ở đây đều tươi cười. Có thể tìm đâu ra một nơi như thế này ở Nhật chứ?” - Tae Morioka lập luận. Anh là một viên chức nhà nước 24 tuổi, thường xuyên đến Tokyo Disneyland để giảm stress. Trên toàn thế giới, các công viên Disneyland khác cũng đang ăn nên làm ra do ngày càng nhiều người muốn tìm đến chốn thần tiên để trốn khỏi thực tại. Dù chỉ số lòng tin của người tiêu dùng đang ở mức thấp nhất trong ba thập niên qua, song doanh thu từ các công viên giải trí của Tập đoàn Walt Disney vẫn tăng 8% trong năm nay, lên mức 11,5 tỉ USD. . Thành công trong khủng hoảng Trong khi hàng trăm công ty phá sản, thua lỗ vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vẫn có nhiều doanh nghiệp. phần trợ giúp công ty này vì khách hàng năng đi ra ngoài mua sắm hơn. Một điển hình thành công khác là Tập đoàn bán thức ăn nhanh McDonald’s. Doanh số của công ty này tăng gần 8% trong tháng. Đón bắt thời cơ Một trong những nhà bán lẻ thắng cuộc trong đợt suy thoái vừa qua là Tập đoàn siêu thị Wal-Mart, với chiêu giảm giá trên hầu hết các mặt hàng. Đây là một trong số hiếm hoi các