Phải có tiếng thơm ngay từ trong nhà Xây dựng thương hiệu từ bên trong doanh nghiệp có nghĩa là làm cho nhân viên hiểu về sứ mệnh, những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực mà doanh nghiệp muốn hướng đến, từ đó tạo ra niềm cảm hứng, sự gắn kết tự nguyện giữa nhân viên với doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc truyền thông này như thế nào để các thành viên trong tổ chức cùng chung sức xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp? Dưới đây là một vài gợi ý của bà Patt Cottingham, Giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng thương hiệu Genuine Imprints (Mỹ). PV: Chiến lược phát triển doanh nghiệp thường được hoạch định bởi những người lãnh đạo. Làm cách nào để tầm nhìn và sứ mệnh đó thật sự in dấu trong tâm trí nhân viên chứ không chỉ là những câu khẩu hiệu vô hồn dán khắp công ty? - Bà Patt CoTtingham: Điều quan trọng là bạn đừng nói suông. Một khi các lãnh đạo trong doanh nghiệp thống nhất được với nhau về tầm nhìn, về sứ mệnh thì tất cả phải được thể hiện xuyên suốt thông qua các chính sách, nguyên tắc hoạt động, hành vi ứng xử trong công việc, trong giao tiếp - từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên - trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu. Nếu chỉ chú trọng đến các chiến lược truyền thông nhằm xây dựng thương hiệu ra bên ngoài mà bỏ qua việc xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu cho nhân viên, doanh nghiệp thường rất khó thành công. Bạn đừng quên rằng đội ngũ xây dựng thương hiệu cho công ty chính là nhân viên của bạn. PV: Nếu nói rằng đội ngũ xây dựng thương hiệu cho công ty chính là nhân viên thì bộ phận nào trong doanh nghiệp có thể đảm nhận việc truyền tải các thông điệp này đến từng nhân viên một cách hiệu quả nhất? - Xây dựng thương hiệu bên trong doanh nghiệp là công việc của tất cả các phòng ban. Theo mô hình truyền thống, các doanh nghiệp giao công việc này cho bộ phận giao tế hoặc bộ phận quản lý nhân sự thực hiện. Tuy nhiên, xu hướng nhiều công ty trên thế giới đang áp dụng là thành lập một bộ phận chuyên trách đảm nhận việc truyền thông thương hiệu để chắc chắn rằng hình ảnh và thông điệp của thương hiệu được truyền tải đến những nơi cần thiết, trong đó có đối tượng là nhân viên. PV: Người đứng đầu doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình này? - Giám đốc điều hành là người đóng vai trò quyết định trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu nội bộ. Nếu không có sự cam kết và ủng hộ tối đa từ người lãnh đạo này, bất kỳ chương trình xây dựng thương hiệu nội bộ nào cũng sẽ gặp thất bại. Khi nhìn vào danh sách “100 công ty tốt nhất để làm việc” do tạp chí Fortune bình chọn, bạn sẽ thấy một điểm chung là những người đứng đầu trong các công ty này đều rất chú trọng đến các chương trình xây dựng thương hiệu từ bên trong tổ chức. Họ hiểu rõ rằng lợi nhuận của công ty có liên quan trực tiếp đến nhân viên-những người hiểu về tầm nhìn và sứ mệnh của công ty và luôn nỗ lực để đạt đến sứ mệnh đó qua công việc hàng ngày. Hay nói cách khác, khi bạn quan tâm đến nhân viên, nhân viên cảm thấy vui vẻ và hài lòng, họ sẽ làm cho khách hàng thỏa mãn. Kết quả là việc kinh doanh sẽ thành công. PV: Một số doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng các bảng thông báo treo trên tường hoặc xuất bản các bản tin nội bộ để đưa thông tin đến từng nhân viên. Theo bà, đâu là công cụ truyền thông hữu hiệu nhất? - Ngày nay, chúng ta có thể sử dụng phương tiện kỹ thuật số để cập nhật những thông tin mới của doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả, bạn nên lưu ý bản tin không nên dài hơn một trang. Thông tin cần ngắn gọn, rõ ràng và được viết một cách sáng tạo. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng trang blog để khuyến khích nhà quản lý và nhân viên đối thoại với nhau. Đây là cách làm gia tăng luồng thông tin hai chiều, mở ra những cơ hội để cả hai phía có thể trao đổi với nhau trong hành trình xây dựng thương hiệu. PV: Theo kinh nghiệm của bà, phải mất bao lâu để nhân viên hiểu và chia sẻ được những giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng đến? - Hãy kiên trì. Tôi đã làm việc với nhiều doanh nghiệp và nhận thấy rằng khi công tác truyền thông thương hiệu được duy trì bền bỉ và liên tục các doanh nghiệp đó sẽ đạt được những kết quả tài chính khả quan so với thời gian, công sức và tiền bạc họ đã bỏ ra. Thường thì phải mất ít nhất là một năm trước khi doanh nghiệp đạt được cấp độ truyền thông tốt, và bạn đừng quên xây dựng thương hiệu nội bộ không thể có kết quả chỉ sau vài tháng, nó luôn song hành cùng với quãng đời của doanh nghiệp. Năm điều cần làm để nhân viên trở thành đội ngũ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp 1. Viết tiểu sử công ty ngắn gọn cho biết công ty đã ra đời như thế nào và vị trí hiện nay. 2. Trình bày tầm nhìn, sứ mệnh công ty một cách ngắn gọn, rõ ràng. Chẳng hạn với Apple đó là “Hãy nghĩ khác”; Adobe là “Giản tiện sẽ được việc”; Timberland thì “Hãy làm tốt hơn”. Những câu khẩu hiệu này chỉ nên từ ba đến năm từ. Với những khẩu hiệu ngắn gọn, rõ ràng như vậy nhân viên sẽ nắm được giá trị cốt lõi của chiến lược dễ dàng hơn. 3. Hãy thể hiện khẩu hiệu về tầm nhìn, sứ mệnh của công ty bằng đồ họa hoặc hình ảnh, và đặt nó tại nơi làm việc của nhân viên. Việc chuyển tải khẩu hiệu bằng hình ảnh sẽ giúp nhân viên dễ hiểu và dễ nhớ hơn. 4. Hãy thể hiện triết lý thương hiệu dưới các hình thức độc đáo. Chẳng hạn như in khẩu hiệu này lên một quả bóng to và cho xoay tại nơi làm việc. Có ngân hàng đã in khẩu hiệu “Ước mơ vĩ đại” của mình lên những chiếc bao gối để nhân viên có được những giấc mơ bay cao khi họ ngủ. Hãy làm mọi cách có thể đưa khẩu hiệu đến từng nhân viên một cách nhẹ nhàng và vui nhộn. 5. Xây dựng thương hiệu là phải truyền được thông điệp về thương hiệu đến bất kỳ nơi nào thương hiệu xuất hiện. Thương hiệu của doanh nghiệp cần được xây dựng bên ngoài lẫn bên trong nội bộ doanh nghiệp. Trong một môi trường kinh doanh thay đổi liên tục nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, một doanh nghiệp thành công ở thế kỷ 21 phải biết nuôi duỡng mối quan hệ chặt chẽ và thông tin hai chiều với đội ngũ nhân viên của mình để họ có thể thích ứng với những thay đổi liên tục đó. Doanh nghiệp nào thất bại trong việc xây dựng tinh thần làm việc cho nhân viên sẽ bị bỏ lại phía sau. . Phải có tiếng thơm ngay từ trong nhà Xây dựng thương hiệu từ bên trong doanh nghiệp có nghĩa là làm cho nhân viên hiểu về sứ mệnh, những. mệnh thì tất cả phải được thể hiện xuyên suốt thông qua các chính sách, nguyên tắc hoạt động, hành vi ứng xử trong công việc, trong giao tiếp - từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên - trong suốt quá. nhân viên thì bộ phận nào trong doanh nghiệp có thể đảm nhận việc truyền tải các thông điệp này đến từng nhân viên một cách hiệu quả nhất? - Xây dựng thương hiệu bên trong doanh nghiệp là công