Bóng nước trên da Bệnh viêm da bóng nước ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu, tay chân miệng. Làm sao để phân biệt đâu là bóng nước do viêm da? Bệnh viêm da bóng nước thường khởi phát từ một tổn thương như vết trầy xước trên da, ghẻ, chàm, bị nhiễm trùng và tạo ra bóng nước Buổi chiều đi làm về, chị Nguyễn Thụy Khánh, 30 tuổi, nhà ở đường Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM, phát hiện gần gót chân đứa con trai 2 tuổi xuất hiện một vệt đỏ, dài khoảng 10cm. Vết đỏ bắt đầu phồng rộp. Chị hỏi chồng và người giúp việc nguyên nhân gây ra vết đỏ nhưng không ai biết. Viêm da bóng nước bội nhiễm Anh Thành, ông xã chị, phỏng đoán bé An bị phỏng pô xe vì lúc anh dắt xe vào nhà có thấy bé leo trèo quanh đó. Nghĩ con có khả năng bị phỏng pô, chị lấy thuốc nghệ và dầu mù u bôi vào vết đỏ. Ngày hôm sau, vết phồng rộp đó lan rộng và dài hơn. Đến ngày thứ hai, ở tay, chân, bẹn và mông bé An bắt đầu nổi những nốt đỏ và có bóng nước. Đặc biệt, những bóng nước này tập trung nhiều ở đầu gối và khuỷu tay. Lo sợ con bị thủy đậu hoặc bệnh tay chân miệng, chị đưa con đến bệnh viện. Sau khi khám, bác sĩ cho biết con chị Khánh bị viêm da bóng nước bội nhiễm. Sau đó, bác sĩ kê toa thuốc uống và thoa 5 ngày. Bác sĩ cũng dặn, nếu sau 3 ngày thấy các bóng nước không giảm, không đóng mày, chị Khánh nên đưa con quay lại tái khám. Về nhà, chị Khánh bôi thuốc và cho con uống thuốc theo lời bác sĩ. Kết quả rất khả quan. Các bóng nước trên da bé An bắt đầu khô, đưa con đi tái khám và thoa thuốc thêm 3 ngày, các bóng nước dần biến mất sau 10 ngày. Theo bác sĩ Trần Nguyên Khôi, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, cho biết, những bóng nước xuất hiện trên da trẻ thường do các nguyên nhân như thủy đậu, bệnh tay chân miệng, dị ứng và viêm da bóng nước. Bố mẹ rất khó phân biệt nguyên nhân gây ra bóng nước trên da trẻ. Do đó, bố mẹ cần phải đưa con đi khám để điều trị đúng bệnh, đặc biệt là để đề phòng các bệnh có biến chứng nguy hiểm như thủy đậu và tay chân miệng. Phân biệt dấu hiệu của viêm da bóng nước Bệnh viêm da bóng nước thường khởi phát từ một tổn thương như vết trầy xước trên da, ghẻ, chàm, bị nhiễm trùng và tạo ra bóng nước. Bệnh do nhiễm khuẩn như tụ cầu và liên cầu, hoặc do nhiễm siêu vi Herpes Simplex… Do đó, trẻ cần được bôi đúng loại thuốc tại vị trí da tổn thương phối hợp với thuốc uống toàn thân để các bóng nước khô và không lan rộng. Nếu bôi không đúng thuốc, cơ thể trẻ có sức đề kháng kém, cộng với da là môi trường dễ lây lan vi khuẩn sẽ khiến các bóng nước lan rộng gây ra tình trạng bội nhiễm như con chị Khánh. Cách đề phòng và chữa trị Tốt nhất, khi phát hiện bóng nước xuất hiện trên da con, bố mẹ nên đưa con đi khám để được điều trị đúng bệnh. Khi về nhà, bố mẹ vẫn tắm rửa và giữ vệ sinh cho cơ thể trẻ sạch sẽ. Ngoài ra, bố mẹ không nên cho bé ăn uống kiêng khem như không ăn tôm, thịt bò vì sợ làm thâm da, sẹo lồi khi các bóng nước lành. Đây là những quan niệm sai lầm. Trong thời gian này, bé cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước cam, chanh để cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bố mẹ cũng mặc áo quần dài để trẻ tránh gãi các bóng nước. Các bóng nước bị vỡ có thể gây lây lan vi khuẩn và làm xuất hiện các bóng nước mới. Bệnh viêm da bóng nước có thể tái phát nếu người lớn không giữ vệ sinh cho bé tốt. Bố mẹ nên thường xuyên rửa đồ chơi, giặt chăn màn, giữ phòng bé luôn sạch và sát khuẩn thường xuyên để phòng bệnh viêm da và đề phòng một số bệnh khác như viêm nhiễm đường hô hấp, dị ứng… . Bóng nước trên da Bệnh viêm da bóng nước ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu, tay chân miệng. Làm sao để phân biệt đâu là bóng nước do viêm da? Bệnh viêm da bóng nước thường. những bóng nước xuất hiện trên da trẻ thường do các nguyên nhân như thủy đậu, bệnh tay chân miệng, dị ứng và viêm da bóng nước. Bố mẹ rất khó phân biệt nguyên nhân gây ra bóng nước trên da. biệt dấu hiệu của viêm da bóng nước Bệnh viêm da bóng nước thường khởi phát từ một tổn thương như vết trầy xước trên da, ghẻ, chàm, bị nhiễm trùng và tạo ra bóng nước. Bệnh do nhiễm khuẩn