Hoa mắt với thuốc bổ trẻ em Mỗi gia đình có một lý do khác nhau trong việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho con khiến họ tìm tới các hiệu thuốc, mua các loại bổ sung vitamine như một phương thuốc thần dược. Còn các hiệu thuốc, như nắm bắt được tâm lý này cũng tha hồ quảng cáo, bán thuốc bổ cho trẻ em. Hoa mắt với thuốc bổ sung dinh dưỡng Chiếm hai hộc tủ chính giữa gian bán thuốc của một nhà thuốc trên đường Quang Trung, các loại thuốc bổ cho trẻ em, vitamine… xếp từng dãy với nhiều công dụng để chữa cho trẻ: biếng ăn, ăn không ngon, còi xương, bổ sung các khoáng chất. Cái nào cũng được quảng cáo hay cả. Loại Cefuxxin của Ấn Độ hộp 100ml có giá 280.000 đồng dành chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, bổ sung Calcium, vitamine B, Lysine… Các thương hiệu khác như Kendi, Kid – plus, Zamel, Ceelin, Kiddi, Lục vị ẩm, Fitovit, Vibovit, Appeton, Lysivit…. của Việt Nam, Ấn Độ, Pháp… cũng chen chúc “đứng” trong quầy thuốc sẵn sàng bổ sung vi chất cho trẻ em. Giá cả các loại thuốc này chỉ từ vài chục như Nutroplex 30.000 đồng, Astymin: 18.000 đồng… tới vài trăm ngàn là các gia đình đã sở hữu một lượng vitamine cho em bé. Hỏi chị nhân viên bán thuốc tại một quầy thuốc gần đầu phố Ngọc Khánh, tôi được giới thiệu rất nhiều công dụng của các loại vitamine mà không cần hỏi xem con trẻ đã được đưa đi khám như thế nào, bệnh gì, chế độ chăm sóc ra sao… “Ôi giời, đứa trẻ nào không suy dinh dưỡng thì còi xương, biếng ăn… cứ thế mà uống chứ có gì khó khăn” - chị bán thuốc nói. Thấy tôi e dè các tác dụng phụ của thuốc hoặc sợ con uống quá liều, chị nhân viên này nhìn tôi đầy lạ lùng, “phán” rằng, “Liệu em có dám khẳng định con mình đã đủ dưỡng chất chưa mà đã lo thừa? Cứ uống thoải mái, 1,5 tuổi, suy dinh dưỡng uống liên tục ba hộp Kid- plus, uống trước bữa ăn, ngày ba lần ba thìa cà phê thuốc. Đảm bảo sau một thời gian con sẽ mập mạp, ăn nhiều”. Lọ thuốc này có giá 45.000 đồng. Tôi bảo, sẽ đưa con đi khám tại bệnh viện rồi có gì sẽ mua sau, chị bán thuốc còn với theo nhiệt tình, cứ cho đi khám đi, bác sĩ trong đó kê đơn như thế nào thì đem ra đây chị sẽ biết loại nào cần uống, loại nào không cho đỡ tốn tiền! Trẻ em chỉ cần ăn theo tháp dinh dưỡng Không chỉ cửa hiệu này vô tư bán thuốc bổ, tại một cửa hàng thuốc cùng phố Ngọc Khánh, chị bán thuốc khác còn xì một tiếng rõ dài và nhanh tay cất thuốc vào tủ khi thấy tôi băn khoăn về hỏi chồng xem có nên mua không. “Trời ơi, có vài lọ thuốc bổ mà cũng băn khoăn” - chị bán thuốc nhìn tôi bực dọc. Trước đó, khi tôi hỏi việc liệu cho trẻ con uống nhiều thuốc bổ thì chắc là nhanh béo tốt, một người phụ bán thuốc ở cửa hàng này cho rằng, uống vượt quá liều lượng theo chỉ dẫn thì không sao, nhưng nó không có tác dụng ở lượng thừa ra, thuốc bổ mà, chả sao cả! “Thậm chí, có nhiều người cho con uống một thời gian, đứa trẻ còn thấy “nghiền” món thuốc bổ này, thơm lắm” - chị bán thuốc tiếp tục quảng cáo. Tại các cửa hàng này luôn khoe rằng, các bà mẹ tới đây mua nườm nượp, họ uống đầy ra đấy thì lo gì, rồi thuốc men có kiểm soát, quản lý, có nghiên cứu hết chứ ai thả lỏng, vân vân… Và thế là nhiều đứa trẻ trở thành hậu quả của lối bán và sử dụng thuốc bổ vô tội vạ. Nhiều chuyên gia về sức khoẻ đều khẳng định, các gia đình nên nuôi dưỡng trẻ em bằng thực phẩm đã được đề nghị trong tháp dinh dưỡng. Những khẩu phần ăn được quy định trong tháp này đã cung cấp hầu như đầy đủ dinh dưỡng mà một đứa trẻ cần. . vitamine như một phương thuốc thần dược. Còn các hiệu thuốc, như nắm bắt được tâm lý này cũng tha hồ quảng cáo, bán thuốc bổ cho trẻ em. Hoa mắt với thuốc bổ sung dinh dưỡng Chiếm. Hoa mắt với thuốc bổ trẻ em Mỗi gia đình có một lý do khác nhau trong việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho con khiến họ tìm tới các hiệu thuốc, mua các loại bổ sung vitamine. gian bán thuốc của một nhà thuốc trên đường Quang Trung, các loại thuốc bổ cho trẻ em, vitamine… xếp từng dãy với nhiều công dụng để chữa cho trẻ: biếng ăn, ăn không ngon, còi xương, bổ sung