1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

6 hỏi đáp về bệnh hô hấp ppt

9 251 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 189,63 KB

Nội dung

6 hỏi đáp về bệnh hô hấp Thời tiết thay đổi khiến nhiều người bị bệnh hô hấp, nhất là trẻ em. Các bậc phụ huynh cần chú ý đề phòng, giữ gìn sức khoẻ cho bé. Sau đây là một số thông tin liên quan đến việc phòng và chữa bệnh. 1. Con gái tôi 5 tháng tuổi. Mùa này, thời tiết khá thất thường, ban ngày thì nóng, chiều xuống thì lạnh. Cháu hay ra mồ hôi ở trên đầu, nhiều nhất là hai bên thái dương, tôi cởi bớt áo cho cháu nhưng sau đó cháu lại ho. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên. Nguyễn Thị Lam (Thị trấn Chũ - Bắc Giang) Thay đổi thời tiết và tình trạng bị nhiễm lạnh đột ngột là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu làm các cháu có thể mắc các bệnh hô hấp. Vì vậy, tùy theo thời tiết, khí hậu mà ta có cách bảo vệ thích hợp cho trẻ. Khi trời lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm. Khi trời nóng, cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, lau khô mồ hôi thường xuyên, tránh để gió quạt máy thổi thẳng vào cháu (chỉ nên dùng quạt như công cụ làm đối lưu không khí trong phòng). Khi dùng máy lạnh, không nên để nhiệt độ quá lạnh, tránh luồng gió thổi thẳng vào cháu. Dùng loại máy lạnh 2 khối (nhiều người gọi là 2 cục) thường dễ chịu hơn là loại 1 cục. Cần làm vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Chú ý thỉnh thoảng mở rộng cửa phòng và làm vệ sinh thường xuyên cho phòng sạch sẽ, thông thoáng, tránh bụi bặm, ẩm thấp. 2. Con tôi đã 3 tháng tuổi. Lúc khoảng 2 tháng, khi siêu âm thì biết bé bị trào ngược dạ dày - thực quản. Đến nay, bé đã bớt nôn ói. Tuy nhiên ngay từ khi 1 tháng, sau khi bú sữa xong, bé thường hay thở khò khè nặng nhọc. Lúc không bú thì bình thường. Thỉnh thoảng bé hay “hước hước” lên, rồi ho. Tình trạng ho này cũng thỉnh thoảng xảy ra khi đang nằm chơi. Bé bú sữa bằng bình, sữa vắt của mẹ và sữa bột. Bác sĩ vui lòng cho tôi biết tình trạng của bé như vậy có bình thường không? Lê Hồng Loan (Thành phố Thái Bình) Trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài biểu hiện về mặt tiêu hóa như ọc sữa, bệnh có thể có biểu hiện hô hấp như trường hợp con anh, chị. Các biểu hiện mà anh, chị mô tả nhiều khả năng liên quan đến trào ngược dạ dày - thực quản. Nếu không được điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp: Ho kéo dài, nhiễm trùng hô hấp tái phát, thậm chí có trường hợp có cơn tím tái - ngưng thở. Vì vậy, anh chị nên đưa cháu đến cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp. 3. Nguyên nhân của nhiễm trùng hô hấp tái phát là gì, thưa bác sĩ? Đặng Bảo An (Thành phố Lạng Sơn) Các trường hợp nhiễm trùng hô hấp tái phát thường là do các nguyên nhân sau: - Do trẻ có cơ địa đặc biệt dễ mắc bệnh: Trẻ suy dinh dưỡng, trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, không chủng ngừa đủ, thiếu vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt, trào ngược dạ dày - thực quản, có bệnh lý mãn tính kèm theo (bệnh tim bẩm sinh và nhiều loại bệnh lý bẩm sinh khác, bại não và các bệnh thần kinh - cơ, suy giảm miễn dịch). - Môi trường sống không thuận lợi: Không khí ô nhiễm, nhà cửa chật chội, đông đúc, thiếu vệ sinh, khói bếp - khói xe - khói công nghiệp và đặc biệt là khói thuốc lá. Cần lưu ý nhiễm trùng hô hấp là bệnh lý phổ biến hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Người ta ước tính, một đứa trẻ dưới 5 tuổi bình thường cũng có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5 - 8 lần trong một năm. 4. Con tôi 8 tuổi, cháu sốt 4 ngày, khoảng 38,5 độ C, được chẩn đoán là viêm hô hấp trên, không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài ho, nhức đầu, đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Đến ngày thứ 5 cháu vẫn còn sốt, vậy tôi phải làm gì để điều trị tiếp? Lê Phương Minh (Khu II - thị xã Đồng Xoài - Bình Phước) Một trẻ bị cảm ho thông thường có thể tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, ngoài nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, khi trẻ sốt cao liên tục từ 3 ngày trở lên chúng ta còn cần phải chú ý đến một số bệnh lý khác như sốt xuất huyết chẳng hạn. Vì vậy, nếu cháu vẫn còn sốt đến ngày thứ 5, nhất thiết anh chị cần đưa cháu đi khám lại để xem có phải nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có biến chứng khác hay còn có bệnh lý nào khác? 5. Con gái tôi 5 tuổi, thường bị ho hen ban đêm và sáng sớm. Được chẩn đoán là hen phế quản trẻ em. Điều trị như thế nào, thưa bác sĩ? Đỗ Văn Thịnh (Hà Nội) Một bệnh nhân hen bị lên cơn hàng tuần, hoặc ít nhất có 2 lần lên cơn về đêm, hoặc đã từng nhập viện vì cơn hen nặng đều phải được điều trị dự phòng bằng thuốc bên cạnh các biện pháp tránh các yếu tố có thể làm kích phát cơn hen. Trong số các loại thuốc phòng ngừa hen, theo Tổ chức Y tế Thế giới và các hiệp hội chuyên ngành trên thế giới, corticoid dạng hít là thuốc được lựa chọn hàng đầu hiện nay. Seretid chính là loại thuốc có 2 thành phần: Corticoid dạng hít và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Bên cạnh đó, mỗi khi bệnh nhân lên cơn cần phải được cắt cơn ngay tại nhà bằng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như Ventolin khí dung, hít chẳng hạn. Trên thực tế, ngoài việc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ (dùng thuốc đúng cách, đúng liều, đúng thời gian, không được tự ý ngưng thuốc), anh chị cần luôn giúp cháu tránh xa các yếu tố có thể làm kích phát cơn hen và nhớ cho cháu tái khám đúng hẹn. 6. Con trai tôi mới 16 tháng rưỡi (nặng 12,5 kg, cao 86 cm). Khoảng 2 tháng gần đây, cứ cách khoảng 2 tuần cháu lại bị ho và sổ mũi nhưng không sốt. Khi ho thì nôn hết sữa hay thức ăn ra ngoài. Tôi cho cháu ngủ máy lạnh vào ban đêm, nhưng chỉ để nhiệt độ 26 độ C và cho uống nước thường xuyên để không khô cổ họng. Có người khuyên không nên ngủ máy lạnh nhưng nếu vậy thì quá nóng. Như vậy cháu có bệnh gì không? Nếu bệnh cứ lặp đi lặp lại thì có nguy hiểm gì không? Cách phòng ngừa? Khi cháu sổ mũi tôi có nhỏ nước muối loãng và dùng dụng cụ hút mũi để hút ngày 3 - 4 lần, như vậy có hại gì không? Có trầy xước niêm mạc mũi không, thưa bác sĩ? Kim Thư (Hải Phòng) Trường hợp của con chị nhiều khả năng là nhiễm khuẩn hô hấp tái phát. Như đã nói ở trên, một đứa trẻ dưới 5 tuổi bình thường cũng có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5 - 8 lần trong một năm. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát thường xuyên có thể có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cũng có thể có biến chứng viêm phổi trong khoảng 20% số trường hợp. Các trường hợp nhiễm trùng hô hấp tái phát thường là do các nguyên nhân, như đã nói ở các câu hỏi trước (do cơ địa, môi trường). Vì vậy, nếu bệnh tái phát quá thường xuyên, chúng ta cần tìm và loại trừ các yếu tố thuận lợi kể trên (có thể là do cháu thường xuyên bị nhiễm lạnh về đêm?). Chị cũng cần cho cháu đi khám chuyên khoa để tầm soát những bệnh lý khác kèm theo. Việc chị chú ý thông thoáng mũi cho cháu với cách như đã làm là rất tốt vì sẽ giúp cháu dễ thở, dễ ngủ, dễ bú hơn . 6 hỏi đáp về bệnh hô hấp Thời tiết thay đổi khiến nhiều người bị bệnh hô hấp, nhất là trẻ em. Các bậc phụ huynh cần chú ý. để nhiệt độ 26 độ C và cho uống nước thường xuyên để không khô cổ họng. Có người khuyên không nên ngủ máy lạnh nhưng nếu vậy thì quá nóng. Như vậy cháu có bệnh gì không? Nếu bệnh cứ lặp đi. liên quan đến trào ngược dạ dày - thực quản. Nếu không được điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp: Ho kéo dài, nhiễm trùng hô hấp tái phát, thậm chí có trường hợp có cơn tím tái

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w