1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đi buôn trên mạng pps

4 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 161,88 KB

Nội dung

Đi buôn trên mạng Mua bán hàng qua mạng không chỉ là một thú chơi của một nhóm người tiêu dùng trẻ mà còn là một kênh mua bán khá phổ biến với những người vừa thích săn “hàng độc”, giá rẻ, vừa có thể trao đổi kiếm lời Với những bạn trẻ thuộc lứa tuổi 8X, 9X thì giao dịch mua bán hàng hoá trên mạng – diễn đàn phổ biến hơn việc ra siêu thị hoặc đi mua sắm ở những trung tâm lớn trong thành phố. Mua bán phải… “sành điệu” Phương Trang, 21 tuổi, nhà ở quận 7, khởi nghiệp buôn bán trên mạng nhờ vào những kinh nghiệm khi còn là du học sinh ở Malaysia, ngành quản lý khách sạn. Trang kể: “Nhờ có dịp tham quan, học tập tại các khách sạn lớn đã giúp Trang hiểu được những loại hương liệu, tinh chất sử dụng cho các văn phòng, đại sảnh, ở khách sạn. Họ luôn trưng bày những chai nước hoa nhỏ loại 5ml (hàng mẫu dùng thử) cho khách trải nghiệm. Và sau mỗi đợt thay đổi sản phẩm thì Trang đều xin 1 – 2 chai làm kỷ niệm. Chính những món hàng đó khi rao bán trên mạng ở Việt Nam lại được các bạn rất thích… Điều quan trọng là món hàng chỉ từ 150.000 – 170.000 đồng/chai nên thích hợp với nhiều bạn sinh viên muốn làm quà tặng”. Thắng – sinh viên RMIT, tự kinh doanh mua bán điện thoại qua mạng Quốc Huy, sinh viên năm thứ ba, đại học Kinh tế cho biết: “Một mặt hàng lạ mắt, độc đáo hoặc đồ kỹ thuật số cao cấp cũng bán rất dễ dàng nếu biết cách giới thiệu trên mạng, diễn đàn. Chẳng hạn như một máy nghe nhạc MP3 cao cấp mình mua được từ eBay với mức giá 800.000 đồng nhưng khi bán được ở trên mạng diễn đàn ở Việt Nam thì có thể đẩy lên mức 1 – 1,2 triệu đồng. Bí quyết của Huy là: đưa thông tin về sản phẩm máy nghe nhạc, không quên kèm theo là những đường link mạng do những người khác trên khắp thế giới “bình luận” về sản phẩm đó. Và khi nhiều người trên khắp thế giới lựa chọn thì “tâm lý đám đông” sẽ được các bạn trẻ Việt Nam chạy theo. Việc chào, bán hàng diễn ra chỉ từ 3 – 4 ngày là hàng đã qua tay chủ mới”. Rủi ro bán hàng qua mạng Thắng, sinh viên RMIT, tự kinh doanh mua bán điện thoại qua mạng cho biết: “Mặt hàng điện thoại dễ bị lừa gạt nhất chính là những loại nội địa Nhật Bản hoặc điện thoại thị trường châu Âu, châu Mỹ chưa bẻ khoá – hoà mạng sóng di động Vinaphone, Mobifone. Các tay buôn trên mạng thường hay rao là mới có hàng mới, chưa bẻ khoá, chỉ cần mua về đi bẻ khoá là dùng được ngay. Có người cả tin, mua về rồi không dùng được…”. Anh Giang, Q. Bình Thạnh, cho biết: “Những người mua bán đồ qua mạng không đàng hoàng thường hẹn gặp ở một dịch vụ internet nào đó. Sau khi giao dịch tài sản tại phòng internet xong họ bỏ chạy hoặc giả bộ nói đi rút tiền ở máy ATM. Nếu bạn đi theo nhận tiền thì bọn chúng sẽ đánh hội đồng và trốn biệt”. Khả năng bị lừa gạt, theo những người thường xuyên mua bán trên mạng, chiếm khoảng 10 – 20% giao dịch. . Đi buôn trên mạng Mua bán hàng qua mạng không chỉ là một thú chơi của một nhóm người tiêu dùng trẻ mà còn là một. hoá trên mạng – diễn đàn phổ biến hơn việc ra siêu thị hoặc đi mua sắm ở những trung tâm lớn trong thành phố. Mua bán phải… “sành đi u” Phương Trang, 21 tuổi, nhà ở quận 7, khởi nghiệp buôn. bán hàng qua mạng Thắng, sinh viên RMIT, tự kinh doanh mua bán đi n thoại qua mạng cho biết: “Mặt hàng đi n thoại dễ bị lừa gạt nhất chính là những loại nội địa Nhật Bản hoặc đi n thoại thị

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:20

w