1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Xoay chuyển một công ty thua lỗ pps

6 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 142,9 KB

Nội dung

Xoay chuyển một công ty thua lỗ Làm sao có thể xoay chuyển tình thế, biến công ty đang làm ăn thua lỗ thành có lãi, phát triển bền vững và ngày càng nâng cao vị thế trên thương trường? Tại buổi tọa đàm “Kinh nghiệm xoay chuyển một công ty thua lỗ”, do Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, trực thuộc thời báo Kinh tế Sài Gòn, tổ chức cuối tuần qua, ông Raman Palaniappan, Tổng giám đốc Công ty Thakral Việt Nam, đã chia sẻ những kinh nghiệm vực dậy Công ty PacNet đang trên bờ vực phá sản. Năm 2003, ông Palaniappan được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành công ty cung cấp dịch vụ Internet này ờ ấn Độ. Lúc đó, ông phải đối mặt với những thách thức như tình trạng thua lỗ đã diễn ra liên tục trong gần bốn năm; ngân quỹ trong công ty chỉ còn lại 360.000 đô la Mỹ trong khi chi phí hoạt động hàng tháng là 60.000 đô la Mỹ. Bắt đầu từ đâu? Ông Palaniappan cho rằng khi công ty gặp thua lỗ ban lãnh đạo thường đưa ra các biện pháp giúp cứu vãn tình thế trông thấy như tăng doanh số, giảm chi phí, tăng sự hiện diện (thương hiệu, sản phẩm ) trên thị trường, tung ra sản phẩm mới, mở rộng kênh phân phối, cam kết nhiều hơn với nhà cung cấp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng áp dụng một số biện pháp nội bộ như không tuyển dụng nhân viên mới, hoãn việc đào tạo nhân viên, thu nhỏ quy mô hoạt động Theo ông, việc áp dụng những giải pháp nóng vội này phần nào giống cách một người đánh bạc thua ván này lại tìm cách gỡ ở ván tiếp theo . "Các giải pháp nêu trên trước mắt có thể giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số và lợi nhuận. Nhưng về lâu dài, do chưa nhận diện đúng nguyên nhân gây thua lỗ nên quá trình thua lỗ có thể lại tiếp tục xảy ra", ông Palamappan nói. Vì thế, ông đề nghị doanh nghiệp hãy vào vai "người bắn tỉa", tức từng giải pháp đưa ra đều hướng đến một mục tiêu cụ thể. Theo đó, hiện trạng thua lỗ được nhận diện bằng những yếu tố cụ thể: thời gian còn có thể tồn tại hoạt động, dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền bị thâm hụt, hoạt động kinh doanh nào còn hiệu quả và hoạt động nào cần điều chỉnh. "Hàng tháng, chi phí hoạt động của Công ty PacNet là 60.000 đô la Mỹ, trong khi doanh thu chỉ có 20.000 đô la. Với 360.000 đô la tổng ngân quỹ lúc tôi nắm quyền điều hành, rõ ràng công ty chi có thể cầm cự nhiều nhất là chín tháng nữa. Vì vậy, tôi đặt ra mục tiêu phải giảm mức thâm hụt nêu trên", ông Palaniappan nói. Xác lập ưu tiên Kế hoạch giảm thâm hụt vốn được ông Palaniappan rời những bộ phận hoạt động hiệu quả khỏi những bộ phận đang trì trệ. Kế đến, ông tiến hành điều chỉnh những hoạt động không hiệu quả. Căn cứ trên mức thâm hụt vốn, kế hoạch điều chỉnh của ông được thực hiện theo ba bước: Đó là xác định bộ phận hay những hoạt động có thể cát giảm những khoản chi không cần thiết. Ông cho rằng có thể giảm lương, chi phí văn phòng phẩm, tiền thuê mặt bằng, dịch vụ luật sư tư vấn. . . nhất là ở những bộ phận hoạt động kém hiệu quả. Bước thứ hai là đảm bảo việc giảm giá thành ớ mức hợp lý. Điều này có thể thực hiện bằng hợp đồng đặt mua trước, thương thảo với nhà cung cấp hoặc chọn những nhà cung cấp thích hợp. Và cuối cùng là tăng doanh số bán hàng. ông bát đầu tiếp cận, khai thác lượng khách hàng mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet khác chưa với tới. Đường đến thành công Phương thức thực hiện để đi đến kết quả được ông Palaniappan tóm gọn vào hai điểm: đẩy mạnh những hoạt động hiệu quả và khắc phục những bộ phận trì trệ. Theo đó, ở những hoạt động kinh doanh đang có lãi thì doanh nghiệp nên bổ nhiệm những người giỏi nhất vào vị trí điều hành những hoạt động này, để kết quả kinh doanh vẫn được đảm bảo. "Thông thường, doanh nghiệp sẽ bố trí người giỏi vào các bộ phận hoạt động kém hiệu quả nhằm vực dậy các bộ phận này. Điều này có thể khiến các bộ phận trong công ty trở nên kém hiệu quả như nhau. Việc giữ người giỏi ở các hoạt động kinh doanh có lãi chỉ mang ý nghĩa tách rời các mảng kinh doanh lãi-lỗ, qua đó điều chỉnh dần dần, chứ không phải bỏ mặc các mảng kinh doanh khác đang gặp bế tắc", ông Palaniappan nói. Bên cạnh đó, ông cũng nhắc nhở doanh nghiệp thiết lập rõ các chỉ số đo lường hoạt động chính trong báo cáo hàng ngày. Chỉ số này nên tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cốt yếu về lưu chuyển tiền tệ. Ba điều cốt lõi Ông Raman Palaniappan cho rằng có ba điểm chính trong kế hoạch cứu nguy một công ty đang làm ăn thua lỗ: - Cần biết bát đầu từ đâu. - Đặt ra những ưu tiên nào cho kế hoạch triển khai. - Phương thức thực hiện ra sao để đi đến kết quả. “Hãy thích nghi nhiều hơn với những thay đổi trong kinh doanh. Nhưng điều này không buộc bạn phải thay đổi toàn bộ chiến lược kinh doanh của mình, mà bạn chỉ cần điều chỉnh cách phân ứng với thị trường”, ông Palaniappan đưa ra lời khuyên. . Xoay chuyển một công ty thua lỗ Làm sao có thể xoay chuyển tình thế, biến công ty đang làm ăn thua lỗ thành có lãi, phát triển bền vững và ngày. “Kinh nghiệm xoay chuyển một công ty thua lỗ , do Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, trực thuộc thời báo Kinh tế Sài Gòn, tổ chức cuối tuần qua, ông Raman Palaniappan, Tổng giám đốc Công ty Thakral. các mục tiêu cốt yếu về lưu chuyển tiền tệ. Ba điều cốt lõi Ông Raman Palaniappan cho rằng có ba điểm chính trong kế hoạch cứu nguy một công ty đang làm ăn thua lỗ: - Cần biết bát đầu từ

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w