1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Logistics kinh doanh_Chương 5 pps

21 566 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

5.1.1- Vai trò và chức năng của vận chuyển hàng hoá Vận chuyển hàng hoá là sự di động hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ và cung cấp dịc

Trang 1

Chương 5: QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG KINH DOANH

THƯƠNG MẠI 5.1- Chức năng và các loại hình vận chuyển hàng hoá

5.1.1- Vai trò và chức năng của vận chuyển hàng hoá

Vận chuyển hàng hoá là sự di động hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên các khu vực thị trường mục tiêu.

Xét trên toàn bộ nền kinh tế, vận chuyển hàng hoá là do sự cách biệt về không gian

giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, và do đó yêu cầu vận chuyền tăng lên cùng với sự pháttriển của nền kinh tế, mà chủ yếu là quá trình tập trung hoá và chuyên môn hoá của sản

xuất và tiêu dùng Còn xét về chức năng quản trị logistics của doanh nghiệp thì vận chuyển

hàng hoá một mặt nhằm bổ sung dự trữ cho mạng lưới logistics của doanh nghiệp, mặtkhác,nhằm cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng, và do đó, vận chuyển hàng hoá phảithực hiện cả 2 nhiệm vụ logistics doanh nghiệp : nâng cao chất lượng dịch vụ logisticskhách hàng và giảm chi phí

Trong hệ thống logistics của doanh nghiệp thương mại, vận chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng Nó là một trong những yếu tố logistics cơ bản của doanh nghiệp thể hiện ở

sơ đồ của hình 1 Một hệ thống vận chuyển hợp lý sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh chodoanh nghiệp do nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm chi phí logistics

Hình 5.1: Các quyết định logistics căn bản

Trình độ dịch vụ khách hàng

Trình độ dịch vụ khách hàng

Các quyết định

về mạng lưới logistics

Các quyết định về

dự trữ hàng hoá

Các quyết định về vận chuyển

Trang 2

Một trong những tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng cơ bản là tốc độ, độ ổn định và tính linh hoạt trong cung ứng hàng hoá cho khách hàng Thời gian và độ ổn định cung ứng hàng

hoá cho khách hàng chủ yếu do vận chuyển đáp ứng Chính vì vậy, tốc độ và độ ổn định lànhững mục tiêu chủ yếu của vận chuyển hàng hoá Quản trị vận chuyển đáp ứng tốt các mụctiêu dịch vụ sẽ thoả mãn tốt hơn nhu cầu mua hàng của khách hàng, phát triển doanh thu,nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Vận chuyển ảnh hưởng lớn đến chi phí của cả hệ thống logistics, bao gồm chi phí vận

chuyển, dự trữ (trên đường và trong mạng lưới logistics ).Tập trung vận chuyển và sử dụngcác phương tiện vận tải tốc độ cao sẽ có tác dụng giảm tổng chi phí logistics, và do đó giảmgiá hàng hoá bán ra, phát triển nhu cầu khách hàng (co giãn của cầu theo giá) đem lại lợi thếcạnh tranh cao cho doanh nghiệp

Xuất phát từ bản chất logistics, vận chuyển có 2 chức năng: chức năng di chuyển và chức năng dự trữ

Chức năng di chuyển: Đây là chức năng chủ yếu của vận chuyển Thực hiện chức năng

này, vận chuyển tiêu tốn các nguồn lực: Thời gian, tài chính và môi trường

Thời gian là nguồn lực chính mà vận chuyển tiêu tốn và do đó vận chuyển hợp lý khichi phí thời gian vận chuyển ít nhất Chi phí thời gian vận chuyển là một trong những chỉtiêu cơ bản đánh giá trình độ dịch vụ logistics Tăng tốc độ vận chuyển đảm bảo duy trì dựtrữ hợp lý, giảm dự trữ trên đường và trong mạng lưới logistics, đồng thời cung cấp kịp thờihàng hoá cho khách hàng Và do đó, tăng tốc độ vận chuyển hợp lý sẽ đảm bảo nâng caohiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thương mại

Vận chuyển hàng hoá gắn liền với các chi phí: phương tiện vận tải, lao động, quản lý,hao hụt ,có nghĩa vận chuyển hàng hoá tiêu tốn các nguồn lực tài chính Một phương ánvận chuyển hợp lý phải đảm bảo giảm chi phí vận chuyển đến mức thấp nhất

Vận chuyển hàng hoá cũng đồng nghĩa với tiêu tốn các nguồn lực môi trường Vậnchuyển trực tiếp tiêu tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt như dầu mỏ,thanđá , đồng thời làm ô nhiễm môi trường không khí, gây tiếng ồn, làm tắc nghẽn giaothông Chính vì vậy, nhà nước rất quan tâm đến ngành giao thông vận tải nhằm giảm đếnmức thấp nhất ảnh hưởng của vận chuyển đến môi trường

Chức năng dự trữ hàng hoá : Đây là chức năng không cơ bản gắn liền với việc tồn trữ

hàng hoá trong quá trình vận chuyển Dự trữ hàng hoá trong vận chuyển phụ thuộc vào tốc

độ và cường độ vận chuyển Phương tiện vận tải có tốc độ càng cao thì dự trữ trênđườngcàng nhỏ Đồng thời có thể lợi dụng chức năng này để sử dụng phương tiện vận tải dự trữhàng hoá thay cho kho trong những trường hợp nếu sử dụng phương tiện vận tải để dự trữtốt hơn kho: do thiếu kho, thay kho dự trữ ngắn ngày để tiết kiệm chi phí bốc dỡ Nguyêntắc dự trữ trên phương tiện là đảm bảo chất lượng hàng hoá, giảm thời gian vận động củahàng hoá với chi phí thấp

5.1.2- Các loại hình vận chuyển hàng hoá

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình vận chuyển càng phong phú Có thể phân loại vận chuyển hàng hoá theo một số tiêu thức sau:

Trang 3

Theo đặc trưng của con đường và phương tiện vận tải, có các loại hình vận chuyển :

vận chuyển đường sắt, đường thuỷ, đường bộ(ôtô), đường không (máy bay), đường ống.Đặcđiểm cơ cấu chi phí của các loại hình vận chuyển này như sau:

- Đường sắt: Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp;

- Đường thuỷ: Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp;

- Đường bộ: Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi trung bình;

- Đường không: Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi cao;

- Đường ống: Chi phí cố định rất cao, chi phí biến đổi thấp nhất

Các đặc trưng dịch vụ và chi phí của các loại hình phương tiện vận tải được thể hiện ởbảng 5.1

Bảng 5.1: Những đặc điểm dịch vụ và chi phí của các phương tiện vận tải

Ghi chú: Từ 1 đến 5- Từ tốt nhất đến kém nhất

Theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước, có các loại hình vận

chuyển : vận chuyển riêng, vận chuyển hợp đồng, và vận chuyển chung

Vận chuyển riêng là loại hình vận chuyển trong đó, các doanh nghiệp (không phải kinh

doanh vận tải) có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận chuyển cho riêng mình.Vận chuyển riêng ít bị điều tiết bởi luật kinh tế, tuy nhiên phải tuân thủ những điều luật liênquan đến di chuyển những hàng hoá nguy hiểm, đến an toàn lao động, phương tiện, và cácđiều luật xã hội khác do nhà nước ban hành

Vận chuyển hợp đồng: Người vận chuyển hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải cho

khách hàng có chọn lọc Cơ sở của hợp đồng là sự thoả thuận về chi phí và dịch vụ giữangười vận chuyển và chủ hàng mà không bị nhà nước chi phối Trong từng thời kỳ, ngườivận chuyển hợp đồng bị hạn chế tuyến đường và hàng hoá vận chuyển, do đó hạn chế

Khả năngbảo quảnnhiều loạihàng

Tínhlinhhoạt

(máy bay)

Trang 4

lượng khỏch hàng và khả năng cạnh tranh trực tiếp với những người vận chuyển chung(vậnchuyển cụng cộng).

Vận chuyển chung(cụng cộng): Cơ sở căn bản của hệ thống vận chuyển chung là

những người vận chuyển chung(common carriers) Vận chuyển chung cú trỏch nhiệm cungcấp dịch vụ với mức giỏ chung(được qui định)cho cụng chỳng Quyền hạn vận chuyểnchung cú thể cho mọi hàng hoỏ, hoặc giới hạn chuyờn mụn hoỏ cho cỏc loại hàng Đồngthời người vận chuyển chung được định rừ khu vực địa lý hoạt động

Theo số lượng phương tiện và mức độ tập trung vận chuyển

- Vận chuyển đơn thức: Chỉ sử dụng một phương tiện và với một người vận chuyển

- Vận chuyển đa phương thức (đa phương tiện tập trung): sử dụng nhiều phương tiệnvận tải, nhưng chỉ với một chứng từ vận tải và do một tổ chức chịu trỏch nhiệm

- Vận chuyển đứt đoạn (đa phương tiện phõn tỏn): sử dụng nhiều phương tiện vận tải,với nhiều chứng từ vận tải và do nhiều tổ chức chịu trỏch nhiệm

Dịch vụ vận chuyển là một loại sản phẩm đặc biệt và do đú cú nhiều thành phần tham gia (Hỡnh 5.2), bao gồm: Người giao và người nhận hàng; Người vận chuyển; Chớnh phủ

và, cụng chỳng.

Hỡnh 5.2: Cỏc thành phần tham gia quỏ trỡnh vận chuyển hàng hoỏ

Người giao hàng (shipper, cũn gọi là chủ hàng): là người yờu cầu vận chuyển hàng

hoỏ đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phộp Thành phần này thực hiện cỏchoạt động như tập hợp lụ hàng, đảm bảo thời gian cung ứng, khụng để xẩy ra hao hụt và cỏc

sự cố, trao đổi thụng tin kịp thời và chớnh xỏc, Mục tiờu của người giao hàng là sử dụngdịch vụ vận chuyển sao cho cú thể tối thiểu hoỏ tổng chi phớ logistics (gồm chi phớ vậnchuyển, dự trữ, thụng tin, và mạng lưới) trong khi đỏp ứng tốt mức dịch vụ khỏch hàng yờucầu

Bởi vậy, người giao hàng cần hiểu biết về những cơ hội và khú khăn của cỏc phương

ỏn vận chuyển khỏc nhau, đồng thời cần cú kĩ năng đàm phỏn và thương lượng để cú đượcchất lượng vận chuyển cao với cỏc điều khoản hợp lớ Người gửi và đơn vị vận tải cần xõydựng được mối quan hệ hợp tỏc, gắn bú trờn cơ sở hai bờn cựng cú lợi và phỏt triển bềnvững

Ngườiưnhận

ĐVưvậnưtải Ngườiưgiao

Chínhưphủ Côngưchúng

Dòngưhàngưhoá Dòngưchứngưtừư/

thanhưtoán Dòngưthôngưtin

Trang 5

Người nhận hàng (consignee, còn gọi là khách hàng): là người yêu cầu được chuyển

hàng hoá đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng, chất lượng và cơ cấu với mứcgiá thoả thuận như theo đơn đặt hàng đã thông báo với người gửi Người nhận hàng quantâm tới chất lượng dịch vụ trong mối tương quan với giá cả

Đơn vị vận tải (carrier): là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải (ô tô, máy

bay, tàu hoả, tàu thuỷ ) vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và nhanh chóng hoàn trả vốn đầu

tư Mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vận tải sẽ quyết định giá cả, tính đa dạng vàchất lượng dịch vụ của từng loại hình vận chuyển hàng hoá Đơn vị vận tải phải đạt đượctính chuyên nghiệp cao trong việc nhận biết nhu cầu của người gửi và người nhận, hỗ trợ raquyết định về phương án và lộ trình vận chuyển tối ưu, quản lí tốt nguồn lực và nâng caohiệu quả chuyên trở hàng hoá

Đơn vị vận tải và người giao hàng/người nhận hàng phải trao đổi kĩ lưỡng với nhau

về các phương án để nâng cao năng lực vận chuyển Trong đó cần rút ngắn thời gian vậnchuyển bình quân, tăng hệ số sử dụng trọng tải của phương tiện, nâng cao hệ số sử dụngphương tiện theo thời gian, nâng cao hệ số sử dụng quãng đường xe chạy có hàng, tăngvòng quay của xe, cải tiến thủ tục giấy tờ và lề lối làm việc, v.v

Chính phủ: thường là người đầu tư và quản lí hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông cho

con đường vận chuyển (đường sắt, đường bộ, đường ống) và các điểm dừng đỗ phương tiệnvận chuyển (sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga, trạm bơm và kiểm soát, ) Chính phủ xâydựng và qui hoạch các chiến lược giao thông dài hạn cùng các chính sách và luật lệ nhằmcân đối hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường

Dịch vụ vận chuyển hàng hoá có nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân, môi trường xã hội, môi trường sinh thái và chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bởi vậy chính quyền thường can thiệp và kiểm soát ở nhiều mức độ khác nhau Sự can thiệp của chính phủ thể hiện dưới nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp như: luật và các văn bản dưới luật; chính sách khuyến khích hoặc giới hạn quyền sở hữu các phương tiện vận tải; giới hạn hoặc mở rộng thị trường; qui định giá; hỗ trợ phát triển ngành GTVT, v.v.

Chính sách đổi mới kinh tế của Việt Nam từ 1986 đến nay đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành GTVT Có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu hàng hoá vận chuyển giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân theo xu hướng khu vực kinh tế vận tải tư nhân ngày càng phát triển Mặc

dù còn rất nhiều hạn chế, nhưng ngành GTVT nói chung và vận chuyển hàng hoá nói riêng đang phát triển theo hướng tích cực, góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công chúng: Là thành phần rất quan tâm đến hoạt động vận chuyển hàng hoá nói

riêng và giao thông vận tải nói chung vì vận chuyển liên quan đến chi phí, môi trường và antoàn xã hội Công chúng tạo nên dư luận xã hội và gây sức ép để chính phủ và chính quyềncác cấp ra các quyết định vì mục tiêu an sinh của địa phương và quốc gia

Như vậy, trong vận chuyển hàng hoá phát sinh mâu thuẫn giữa những lợi ích cục bộcủa người giao, người nhận, người vận chuyển, và lợi ích xã hội tổng thể (chính phủ vàcông chúng) dẫn đến sự đối lập, điều hoà và kiểm soát dịch vụ vận tải

Trang 6

5.2- Các đặc trưng của chi phí và giá cước vận chuyển hàng hoá

5.2.1- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển

Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển Đó là: Khoảng cách,qui mô,độ

chặt,hình dạng hàng hoá, yêu cầu bảo quản và bốc dỡ hàng hoá, trách nhiệm pháp lý củachủ phương tiện,và nhân tố thị trường

Khoảng cách là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do tăng chi phí vận

chuyển biến đổi như lao động,nhiên liệu,chi phí bảo quản Đồ thị sau ở hình 5.3 thể hiệnmối quan hệ này

Hình 5.3: Mối quan hệ giữa khoảng cách và chi phí vận chuyển

Như vậy, phải hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi phương tiện vận tải trongquá trình vận chuyển nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hoá

Khối lượng hàng hoá vận chuyển là nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển.

Cũng như nhiều hoạt động logistics, tính kinh tế nhờ qui mô đúng với vận chuyển hàng hoá.Mối quan hệ giữa chi phí vận chuyển bình quân và khối lượng hàng hoá vận chuyển đượcthể hiện trên đồ thị (Hình 5.4)

Theo đồ thị, chi phí bình quân/đơn vị khối lượng hàng hoá vận chuyển giảm khi khốilượng hàng hoá vận chuyển tăng lên.Đó là do chi phí cố định được phân bổ đều cho toàn bộkhối lượng hàng hoá vận chuyển Vận dụng tính chất này để khi vận chuyển, có thể tập hợp

lô hàng nhỏ thành các lô hàng lớn hơn để có ưu thế kinh tế nhờ qui mô

Độ chặt là sự tương quan giữa khối lượng và dung tích chiếm chỗ Nhân tố này khá

quan trọng do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên 1 đơn vị khối lượng Phươngtiện bị hạn chế sức chở bởi dung tích hơn là trọng tải Do lao động và chi phí nhiên liệukhông chịu ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản phẩm có độ chặt càng cao, chi phí bìnhquân đơn vị khối lượng vận chuyển càng thấp Hình 5.5 thể hiện mối quan hệ này.Vì thế,

Giá cước

Khoảng cách

Trang 7

các nhà quản trị logistics cố gắng tăng độ chặt của hàng hoá để sử dụng tốt nhất dung tíchphương tiện vận tải Việc bao gói và sử dụng bao bì tiêu chuấn sẽ lợi dụng được nhân tốnày.

Hình 5.4: Mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí vận chuyển

Hình 5.5: Mối quan hệ giữa độ chặt và chi phí vận chuyển

Hình dạng hàng hoá có ảnh hưởng đến việc sử dụng dung tích phương tiện vận tải.

Hàng hoá cồng kềnh,hình dạng không thống nhất làm giảm khả năng chứa hàng, giảm hệ số

sử dụng trọng tải, và do đó làm tăng chi phí Khi vận chuyển đường dài, có thể vận chuyểnhàng hoá ở dạng đóng hộp linh kiện, sau đó lắp ráp ở khu vực tiêu thụ

Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hoá trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chi

phí vận chuyển Hàng hoá đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt thì sẽ có chi phí cao hơn

Trách nhiệm pháp lý có liên quan đến những rủi ro,thiệt hại trong quá trình vận

chuyển Các yếu tố sau ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do rủi ro: hàng hoá dễ hỏng,nhữngthiệt hại do chất xếp, khả năng xẩy ra trộm cắp, khả năng cháy nổ, giá trị của hàng hoá Giátrị của hàng hoá càng cao và xác suất rủi ro càng lớn thì chi phí càng nhiều Người vậnchuyển phải mua bảo hiểm để đề phòng khả năng xấu nhất hoặc chấp nhận bất kỳ mọi sựthiệt hại Người giao hàng có thể giảm rủi ro và do đó giảm chi phí vận chuyển bằng cáchcải tiến bao gói hoặc giảm bớt những khả năng xẩy ra hao hụt hoặc thiệt hại

Nhân tố thị trường là sự phân bố các nguồn cung ứng và các khu vực tiêu thụ Sự

phân bố này càng cân đối tạo nên khả năng sử dụng phương tiện vận tải chạy 2 chiều và do

đó giảm được chi phí vận chuyển Tuy nhiên trong thực tế, sự phân bố các nguồn cung ứng

Giá/đ

vị khối lượng

Khối lượng v.c

Giá/đ

vị khối lượng

Độ chặt sản phẩm

Trang 8

và các khu vực tiêu thụ thường mất cân đối, do đó công tác kế hoạch hoá tuyến đường vậnchuyển của các đơn vị vận tải và việc thiết kế hệ thống logistics của các doanh nghiệpthương mại có tác dụng nâng cao hệ số sử dụng quãng đường vận chuyển, giảm chi phí vậnchuyển

5.2.2- Các chính sách giá cước của đơn vị vận tải

Giá cước mà nhà quản trị logistics phải trả tương ứng với các đặc trưng chi phí của

mỗi loại hình dịch vụ vận chuyển Giá cước vận chuyển hợp lý thường có xu hướng phùhợp với chi phí sản xuất ra dịch vụ vận chuyển Do mỗi loại hình dịch vụ vận chuyển cónhững đặc điểm chi phí khác nhau, cho nên ứng với một trường hợp nhất định, ưu thế giácước của dịch vụ này thì lại có thể không hiệu quả đối với dịch vụ vận chuyển khác

Dịch vụ vận chuyển phải gánh chịu nhiều chi phí như :lao động, xăng dầu, bảo dưỡng,

lệ phí đường, chi phí hành chính, và những chi phí khác Phối thức các chi phí này được chia thành 2 loại: chi phí biến đổi- những chi phí thay đổi theo dịch vụ và qui mô vận

chuyển, và chi phí cố định-không thay đổi theo dịch vụ và qui mô vận chuyển Lẽ dĩ nhiên,mọi chi phí đều biến đổi nếu thời gian và qui mô vận chuyển vượt quá một giới hạn nhấtđịnh Tuy nhiên, với mục đích xác định giá vận chuyển cần phải nghiên cứu những chi phíbiến đổi cũng như chi phí cố định trong những điều kiện bình thường Mọi chi phí khácđược coi là biến đổi

Chi phí cố định bao gồm lệ phí con đường, bảo dưỡng, chi phí nhà ga bến cảng, thiết

bị vận tải, chi phí quản lý hành chính; chi phí biến đổi thường là những chi phí gắn liền với

quá trình vận chuyển như xăng dầu và lao động, bảo dưỡng thiết bị, bảo quản hàng hoá, vànhững chi phí tạo lập lô hàng và cung ứng Không có sự phân biệt thật rõ ràng giữa chi phí

cố định và biến đổi, tuy nhiên có sự khác biệt về chi phí và cơ cấu chi phí cố định-biến đổikhá lớn giữa các loại hình vận chuyển Mọi chi phí có phần là cố định và có phần là biếnđổi, và việc đưa các yếu tố chi phí vào loại này hay loại khác là vấn đề có tính chủ quan

Các đơn vị vận chuyển thường sử dụng các chính sách giá cước : chính sách giá cước chi phí, chính sách giá cước giá trị dịch vụ, và chính sách giá cước hỗn hợp.

Chính sách giá cước chi phí có nghĩa giá cước được xác định trên cơ sở chi phí cung

ứng dịch vụ cộng thêm giới hạn lợi nhuận Chính sách này thường áp dụng để vận chuyểnnhững hàng hoá có giá trị thấp hoặc trong tình thế cạnh tranh cao

Chính sách giá trị dịch vụ nhằm định giá dựa trên giá trị dịch vụ mà người mua chấp

nhận.Đây là chính sách giá cước cao do cung cấp dịch vụ vận chuyển có trình độ cao chokhách hàng (dịch vụ vận chuyển hoàn hảo, tốc độ cao, ) Chính sách này thường áp dụngtrong trường hợp vận chuyển hàng hoá có giá trị cao hoặc trong những tình thế marketingđặc biệt: Yêu cầu cung ứng khẩn cấp hàng hoá cho thị trường, hoặc trong điều kiện cạnhtranh hạn chế

Chính sách phối hợp (chính sách giá cạnh tranh) là chính sách tạo mức giá trung gian

giưã mức thấp nhất của giá theo chi phí và mức cao nhất của giá theo giá trị dịch vụ Trongthực tế, đa số các đơn vị vận chuyển áp dụng giá trung gian, có nghĩa vừa dựa trên tình thếcạnh tranh để định giá

Trang 9

Các doanh nghiệp thương mại có một số quyết định căn bản trong quản trị vận chuyển:Quyết định mục tiêu vận chuyển, Quyết định hình thức vận chuyển, Quyết định phươngthức vận chuyển, Quyết định con đường và phương tiện vận chuyển, và Quyết định đơn vịcung cấp dịch vụ vận chuyển.

5.3- Quyết định mục tiêu vận chuyển

Đối với các doanh nghiệp thương mại, có 3 mục tiêu vận chuyển hàng hoá Đó là mục tiêu chi phí, mục tiêu tốc độ, và mục tiêu ổn định.

Mục tiêu chi phí là một trong những mục tiêu hàng đầu của vận chuyển hàng hoá.

Quản trị phải đưa ra những quyết định vận chuyển nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phícủa cả hệ thống logistics Chi phí vận chuyển là số tiền phải trả để di chuyển hàng hoá giữacác vị trí địa lý, chi phí quản lý và bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển Chi phíphụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc hệ thống logistics nhằm sử dụng các giải pháp đểtối thiểu hoá tổng chi phí của cả hệ thống Điều này có nghĩa, tối thiểu hoá chi phí vậnchuyển không phải luôn luôn liên quan đến tổng chi phí logistics thấp nhất

Tốc độ là mục tiêu dịch vụ hàng đầu của vận chuyển Trình độ dịch vụ khách hàng

chịu ảnh hưởng nhiều của chi phí thời gian vận chuyển Trong một chu kỳ thực hiện đơn đặthàng, thời gian vận chuyển chiếm nhiều nhất,và do đó tốc độ vận chuyển có liên quan đếnviệc đáp ứng kịp thời hàng hoá cho khách hàng, đến dự trữ hàng hoá của khách hàng Tốc

độ và chi phí vận chuyển liên quan với nhau theo 2 hướng Thứ nhất, các đơn vị vận chuyển

có khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh hơn thì cước phí sẽ cao hơn; thứ hai, dịch

vụ vận chuyển càng nhanh, thời gian dự trữ trên đường càng giảm Do đó, chọn phương ánvận chuyển phải cân đối được tốc độ và chi phí vận chuyển Thông thường, doanh nghiệpthương mại chọn mục tiêu chi phí khi vận chuyển bổ sung dự trữ, còn khi vận chuyển cungứng hàng hoá cho khách hàng thì chọn mục tiêu tốc độ

Độ ổn định vận chuyển là sự biến động thời gian cần thiết để thực hiện quá trình di

chuyển xác định đối vơí các lô hàng giao, nhận Độ ổn định phản ánh độ tin cậy của vậnchuyển và được coi là đặc trưng quan trọng nhất của chất lượng vận chuyển Độ ổn định vậnchuyển ảnh hưởng đến cả dự trữ của người mua, người bán và những cơ hội, rủi ro trongkinh doanh Tốc độ và độ ổn định tạo nên chất lượng dịch vụ của vận chuyển

Như vậy:

-Trong thiết kế hệ thống logistics, phải khéo léo đạt được sự cân đối giữa chi phí vậnchuyển và chất lượng dịch vụ Trong một số trường hợp, chi phí thấp là cần thiết; ở tình thếkhác, dịch vụ là cần thiết để đạt được mục đích kinh doanh Quá trình tìm kiếm và quản trịphối thức vận chuyển hợp lý là trách nhiệm hàng đầu của logistics

-Có 3 khía cạnh vận chuyển mà nhà quản trị phải luôn nhớ có liên quan đến hệ thốnglogistics :

+Thứ nhất: Chọn cơ sở logistics để thiết lập cấu trúc mạng nhằm tăng cường hệthống vận tải và đồng thời hạn chế các phương án lựa chọn;

+ Thứ hai: Tổng chi phí vận chuyển cao hơn cước phí vận chuyển;

+ Thứ ba: Toàn bộ mọi nỗ lực để thống nhất khả năng vận chuyển vào trong hệ thốnglogistics có thể bị thất bại nếu dịch vụ cung ứng phân tán và mâu thuẫn

Trang 10

5.4- Quyết định hình thức vận chuyển

Hình thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hoá từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá sự vận động của hàng hoá trong kênh logistics doanh nghiệp

Thực chất của quyết định hình thức vận chuyển là lựa chọn kênh logistics trong doanhnghiệp một cách hợp lý nhất- đảm bảo thoả mãn nhu cầu dịch vụ khách hàng với chi phí ít

nhất Có 2 hình thức vận chuyển : vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho(kênh logistics

trực tiếp và kênh gián tiếp) Có thể mô tả một cách đơn giản các hình thức vận chuyển ở sơ

Hình 5.6: Các loại kênh logistics của doanh nghiệp thương mại

Vận chuyển thẳng là sự di động của hàng hoá từ nguồn hàng thẳng đến cơ sở logistics của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà không qua bất kỳ một khâu kho trung gian nào.

Như vậy, vận chuyển thẳng trong doanh nghiệp thương mại bán buôn có đích cuốicùng là cơ sở logistics của khách hàng mua buôn- kho hoặc cửa hàng bán lẻ; còn trongdoanh nghiệp thương mại bán lẻ, đích cuối cùng là mạng lưới các cửa hàng bán lẻ củadoanh nghiệp

Trong những tình thế nhất định, vận chuyển thẳng có những ưu thế: Tăng nhanh quá

trình dịch chuyển hàng hoá và do đó giảm dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp; có thể giảmđược chi phí vận chuyển trong trường hợp cự ly vận chuyển ngắn do giảm được số lần xếp

dỡ hàng hoá Tuy nhiên, vận chuyển thẳng hạn chế khả năng cung ứng dịch vụ cho kháchhàng, cho nên chỉ sử dụng trong những điều kiện nhất định

Những điều kiện để áp dụng hình thức vận chuyển thẳng là:

-Không làm giảm trình độ dịch vụ khách hàng :Số lượng, cơ cấu, đặc điểm hàng hoá;

thời gian cung ứng hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng Điều này cũng có nghĩa:

lô hàng mua phải phù hợp với lô hàng bán-qui mô lô hàng không quá lớn, cơ cấu đơn giản,hàng hoá không phải qua khâu tổ chức mặt hàng thương mại; cự ly vận chuyển ngắn, điềukiện vận chuyển không phức tạp-không phải chuyển tải qua nhiều phương tiện; thời gianthực hiện đơn đặt hàng mua của nguồn hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thời gian cung ứnghàng hoá cho khách hàng;

Kho nguồn hàng

Cơ sở logistics khách hàng

Kênh logistics trực tiếp

Kênh logistics gián tiếp

Hệ thống kho doanh nghiệp

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ của hình 1. Một hệ thống vận chuyển hợp lý sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp do nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm chi phí logistics - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Sơ đồ c ủa hình 1. Một hệ thống vận chuyển hợp lý sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp do nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm chi phí logistics (Trang 1)
Bảng 5.1:  Những đặc điểm dịch vụ và chi phí của các phương tiện vận tải - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Bảng 5.1 Những đặc điểm dịch vụ và chi phí của các phương tiện vận tải (Trang 3)
Hình 5.2: Các thành phần tham gia quá trình vận chuyển hàng hoá - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Hình 5.2 Các thành phần tham gia quá trình vận chuyển hàng hoá (Trang 4)
Hình 5.3: Mối quan hệ giữa khoảng cách và chi phí vận chuyển - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Hình 5.3 Mối quan hệ giữa khoảng cách và chi phí vận chuyển (Trang 6)
Hình 5.4: Mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí vận chuyển - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Hình 5.4 Mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí vận chuyển (Trang 7)
Hình thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hoá từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá sự vận động của hàng hoá trong kênh logistics doanh nghiệp - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Hình th ức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hoá từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá sự vận động của hàng hoá trong kênh logistics doanh nghiệp (Trang 10)
Hình 5.7: Sự trái ngược giữa chi phí vận chuyển và dự trữ - Hàm của - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Hình 5.7 Sự trái ngược giữa chi phí vận chuyển và dự trữ - Hàm của (Trang 12)
Bảng 5.2:  Đánh giá đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng phương pháp cho điểm - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Bảng 5.2 Đánh giá đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng phương pháp cho điểm (Trang 16)
Hình 5.8 trình bày sơ đồ tổng quát quá trình nghiệp vụ vận chuyển cùng các mối quan - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Hình 5.8 trình bày sơ đồ tổng quát quá trình nghiệp vụ vận chuyển cùng các mối quan (Trang 18)
Hình 5.8: Sơ đồ tổng quát quá trình nghiệp vụ vận chuyển - Logistics kinh doanh_Chương 5 pps
Hình 5.8 Sơ đồ tổng quát quá trình nghiệp vụ vận chuyển (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w