Giải phẫu vùng bàn chân (Kỳ 3) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.2. Cấu tạo Ống gót gồm có 2 thành - Thành ngoài là mặt trong xương gót. - Thành trong là cơ dạng ngón cái Ống gót lại được chia làm 2 tầng: tầng trên và tầng dưới ống gót được ngăn cách nhau bởi 1 chế cân ngang (cân của cơ dạng ngón cái). 1. Gân gót 2. Thần kinh chày 3. Bao của gân cơ chày sau 4. Bao của gân cơ gấp chung ngó n chân 5. Động mạch chày sau 6. Bao của cơ gấp riêng ngón cái 7. Bó mạch thần kinh gan chân trong Hình 3.40. Sơ đồ ống gót (mạch máu và thần kinh) - Tầng trên ống gót gồm có: gân cơ ở lớp sâu khu cẳng chân sau xuống (gân cơ cẳng chân sau, gân cơ gấp chung, gân cơ gấp dài ngón cái), động tĩnh mạch gan chân trong và thần kinh gan chân trong. 1. Gân cơ chày sau 2. Gân cơ gấp dài các ngón chân 3. Gân cơ gấp dài ngón I 4. Cơ dạng ngón cái 5. Cơ vuông gan chân 6. Bó mạch thần kinh gan chân ngoài 7. Bó mạch thần kinh gan chân trong Hình 3.41. Thiết đồ cắt đứng ngang qua ống gót - Tầng dưới ống gót gồm có: cơ vuông gan chân (cơ Sylvius), động mạch gan chân ngoài và thần kinh gan chân ngoài. 3. GAN CHÂN Gan chân (regio plantaris pedis) bao gồm tất cả phần mềm nằm dưới xương và khớp của bàn chân. Về cấu tạo gồm có: 3.1. Da, tổ chức tế bào dưới da Da vùng này rất dày và chắc, dính liền với mô tế bào dưới da. Trong lớp này có các nhánh tĩnh mạch nông hợp thành một lưới tĩnh mạch ở gan chân và các nhánh thần kinh nông của dây thần kinh gan chân trong thần kinh gan chân ngoài tách ra. 3.2. Cân gan chân và các ô gan chân - Cân nông của gan chân che phủ cơ, mạch ở gan chân. Cân nông bám từ xương gót, chạy ra trước tách ra 5 che cho 5 ngón chân, cân này dính chặt vào lớp tổ chức dưới da, dầy và chắc ở giữa, còn tương đối mỏng ở hai bên. Vùng này còn có hai vách liên cơ tách ra từ cân nông của gan chân chia gan chân thành 3 ô: ngoài, trong, giữa. Ngoài ra còn có một ô gan chân sâu (ô gian cốt) nằm dưới mạc sâu của gan chân chứa các cơ giun và các mạch thần kinh sâu. 3.3. Các cơ Xếp làm 4 lớp 3.3.1. Lớp nông Có 3 cơ từ trong ra là: 1. Dây chằng đốt bàn ngang nông 2. Bó mạch thần kinh gan ngón chân I và II 3. Nhánh bì của ĐM, thần kinh gan chân trong 4. Nhánh gót của thần kinh chày và ĐM chày sau 5. Nhánh bì của bó mạch gan chân ngoài 6. Cân gan chân (dải dọc) 7. Cân gan chân (dải ngang) Hình 3.42. Gan chân (lớp nông) - Cơ dạng ngón cái (m. abductor hallucis): từ mỏm trong củ xương gót tới bám vào đốt gần ngón cái cùng với gân cơ gấp - Cơ gấp ngắn các ngón chân (m. flexor digitorum brevis): từ lồi củ trong xương gót, rồi sau đó chia thành 4 gân, mỗi gân lại tách ra 2 chế tới bám vào nền đốt giữa các ngón II, III, IV, V. - Cơ dạng ngón út (m. abductor digiti minimi): từ mặt dưới xương gót tới bám vào mặt ngoài đốt gần ngón V. . Giải phẫu vùng bàn chân (Kỳ 3) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.2. Cấu tạo Ống gót gồm có 2 thành. vuông gan chân (cơ Sylvius), động mạch gan chân ngoài và thần kinh gan chân ngoài. 3. GAN CHÂN Gan chân (regio plantaris pedis) bao gồm tất cả phần mềm nằm dưới xương và khớp của bàn chân. Về. kinh nông của dây thần kinh gan chân trong thần kinh gan chân ngoài tách ra. 3.2. Cân gan chân và các ô gan chân - Cân nông của gan chân che phủ cơ, mạch ở gan chân. Cân nông bám từ xương gót,