1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THI THỬ ĐH HÓA HỮU CƠ - Dũng Đăk Mil

4 232 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ ĐH QG HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2010 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Thi trực tuyết tuoitre.com.vn ngày 21 – 03 - 2010 Mã đề thi 129 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng: A. Phenol là chất có nhóm OH không liên kết trực tiếp với nhân benzen. B. OH liên kết trực tiếp nhân benzen.?Phenol là chất có một hay nhiều nhóm C. Phenol là chất có nhóm OH, trong phân tử có chứa nhân benzen. D. Phenol là chất có nhóm OH gắn trên mạch nhánh của hidrocacbon thơm. Câu 2: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 3: Thành phần dinh dưỡng chính trong các buổi ăn của con người có chứa: I/ Protit II/ Lipit III/ Gluxit A. Chỉ có II và III. B. Có cả I, II và III. C. Chỉ có I và II. D. Chỉ có I và III. Câu 4: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H 2 SO 4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0 B. 1,0 C. 12,8 D. 1,2 Câu 5: Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau + + → → HNO ñaëc Fe HCl 3 0 H SO ñaëc 2 4 t Benzen Nitrobenzen Anilin Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là A. 55,8 gam B. 186,0 gam C. 111,6 gam D. 93,0 gam Câu 6: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: A. CH 3 COOH, HCOOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. B. HCOOH, CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO C. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 CHO. D. CH 3 CHO, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 COOH. Câu 7: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là: A. (2), (3), (4) và (5) B. (3), (4), (5) và (6) C. (1,), (2), (3) và (4) D. (1), (3), (4) và (6) Câu 8: Este X được điều chế từ amino axit và ancol no đơn chức ,đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este X thu được 13,2 gam CO 2 ,6,3 gam H 2 O và 1,12 lít N 2 (đktc) . Công thức phân tử X là A. C 3 H 7 O 2 N B. C 2 H 5 O 2 N C. C 3 H 6 O 4 N 2 D. C 4 H 9 O 2 N Câu 9: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO 3 (hoặc Ag 2 O) trong dung dịch NH 3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO 2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng (Cho H = 1; C = 12; O = 16; Br = 80; Ag = 108) A. 13,44. B. 11,2. C. 5,60. D. 8,96. Câu 10: Ozon có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn như: Tẩy trắng thực phẩm,khử trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng .v.v Nguyên nhân dẫn đến ozon có những ứng dụng đó là vì A. ozon có tính khử mạnh. B. ozon có tính oxi hóa mạnh. C. ozon kém bền. D. một nguyên nhân khác. Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm CH 4 , C 2 H 4 và C 2 H 2 . Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH 4 có trong X là A. 40% B. 20% C. 50% D. 25% Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol-fomanđehit). B. Tơ visco là tơ tổng hợp. C. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng. D. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. Gửi c3dakmilhoavandung@gmail.com Trang 1/4 - Mã đề thi 129 Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol liên tiếp nhau thu được 30,8 gam CO 2 . Công thức của 2 ankanol là: A. CH 3 OH & C 2 H 5 OH B. C 3 H 7 OH & C 4 H 9 OH C. C 4 H 9 OH & C 5 H 11 OH D. C 2 H 5 OH & C 3 H 7 OH Câu 14: Đem glucozơ lên men điều chế ancol etylic (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml), hiệu suất phản ứng lên men ancol etylic là 75%. Để thu được 80 lít ancol vang 12 0 thì khối lượng glucozơ cần dùng là: A. 25,2(kg) B. 24,3 (kg) C. 21,5(kg) D. 20(kg) Câu 15: Cho 13,44 lít khí Clo (đktc) di qua 2,5 lít dd KOH ở 100 0 C .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 37,25 gam KCl.Tính nồng độ dd KOH A. 0,24M B. 0,4M C. 0,2M D. 0,48M Câu 16: Khi cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dd (AgNO 3 2M và Cu(NO 3 ) 2 0,05M) .Sau khi phản ứng xong thu được m gam chất rắn .Tính m A. 30,9 B. 32,2 C. 32,4 D. 30,8 Câu 17: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H 2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HO-CH 2 -C 6 H 4 -OH. B. CH 3 -C 6 H 3 (OH) 2 . C. HO-C 6 H 4 -COOH. D. HO-C 6 H 4 -COOCH 3 . Câu 18: Dùng những hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được 4 chất lỏng không màu là etylen glicol, rượu etylic, glucozơ, phenol? A. dung dịch Br 2 và Cu(OH) 2 . B. AgNO 3 /NH 3 và Cu(OH) 2 . C. Na và dung dịch Br 2 . D. Na và AgNO 3 /NH 3 . Câu 19: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C 3 H 7 NO 2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H 2 NCH 2 COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH 2 =CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. C 2 H 5 OH và N 2 B. CH 3 NH 2 và NH 3 C. CH 3 OH và NH 3 D. CH 3 OH và CH 3 NH 2 Câu 20: Độ rượu là: A. Khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu. B. Khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu. C. Số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu. D. Số ml rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu. Câu 21: Để phân biệt 3 chất: Axit axetic, fomon và nước, ta dùng thí nghiệm nào: I/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng quỳ tím. II/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng CuO. III/ Chỉ cần Cu(OH) 2 rồi đun nóng. A. I, II, III B. II, III C. I, II D. I, III Câu 22: Để tách benzen có lẫn tạp chất anilin, ta dùng thí nghiệm nào sau đây: TN1/ Dùng dung dịch HCl dư, rồi cho vào bình lóng để chiết benzen. TN2/ Dùng dung dịch Br 2 có dư, lọc bỏ kết tủa, rồi cho vào bình lóng để chiết benzen. A. TN1 và TN2 đều sai. B. TN1 và TN2 đều đúng. C. TN1 sai, TN2 đúng. D. TN1 đúng, TN2 sai. Câu 23: nhận xét sau sai : A. Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa cả trong nước cứng B. Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri của các axit béo C. Không nên giặt xà phòng trong nước cứng D. Thuỷ phân Lipit trong môi trường kiềm thu được xà phòng Câu 24: Cho vài giọt anilin vào nước, quan sát hiện tượng; thêm HCl vào dung dịch, quan sát hiện tượng rồi cho tiếp vài giọt NaOH, quan sát hiện tượng. Các hiện tượng xảy ra lần lượt là A. thấy vẩn đục, vẩn đục tan, thấy vẩn đục. B. thấy vẩn đục, vẩn đục không thay đổi, vẩn đục tan. C. anilin tan, xuất hiện kết tủa, kết tủa tan. D. thấy vẩn đục, vẩn đục tan, không hiện tượng gì. Gửi c3dakmilhoavandung@gmail.com Trang 2/4 - Mã đề thi 129 Câu 25: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? (Cho H = 1; C = 12; O = 16) A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 26: Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là A. HO-CH(CH 3 )-CHO và HOOC-CH 2 -CHO B. HO-CH 2 -CH 2 -CHO và HO-CH 2 -CH 2 -CH 2 -CHO C. HO-CH 2 -CHO và HO-CH 2 -CH 2 -CHO D. HCOOCH 3 và HCOOCH 2 -CH 3 Câu 27: Trong cơ thể người lipit bị oxihoa chậm tạo thành A. CO 2 , H 2 O, NH 3 B. CO 2 , H 2 O, N 2 C. CO 2 , H 2 O, urê D. CO 2 , H 2 O Câu 28: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? A. NH 4 NO 3 B. KCl C. K 2 CO 3 D. NaNO 3 Câu 29: Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch K 2 Cr 2 O 7 thì dung dịch từ A. màu da cam chuyển thành không B. màu da cam chuyển thành màu vàng C. màu vàng chuyển thành không màu D. màu vàng chuyển thành màu da cam Câu 30: Cho các amin: NH 3 , CH 3 NH 2 , CH 3 NHCH 3 , C 6 H 5 NH 2 . Độ mạnh của tính bazơ được sắp theo thứ tự tăng dần như sau: A. C 6 H 5 NH 2 < NH 3 < CH 3 NH 2 < CH 3 NHCH 3 B. C 6 H 5 NH 2 < CH 3 NH 2 < NH 3 < CH 3 NHCH 3 C. NH 3 < C 6 H 5 NH 2 < CH 3 NHCH 3 < CH 3 NH 2 D. CH 3 NHCH 3 < NH 3 < CH 3 NH 2 < C 6 H 5 NH 2 Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau. B. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH 3 OH C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng D. Glucozơ tác dụng được với nước brom Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) X thu được CO 2 và H 2 O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO 2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là A. C 3 H 8 O 3 . B. C 3 H 8 O 2 . C. C 3 H 8 O. D. C 3 H 4 O. Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là A. C 2 H 5 COOH và C 2 H 5 COOCH 3 B. HCOOH và HCOOC 2 H 5 C. HCOOH và HCOOC 3 H 7 D. CH 3 COOH và CH 3 COOC 2 H 5 Câu 34: Cho 6,72 gam Fe vào dd chứa 0,3 mol H 2 SO 4 đậm đặc nóng (giả thiết SO 2 là sản phẩm khử duy nhất) .sau khi phản ứng ht thu được A. 0,03 mol Fe 2 (SO 4 ) 3 và 0,06 mol FeSO 4 B. 0,05 mol Fe 2 (SO 4 ) 3 và 0,02 mol Fe dư C. 0,02 mol Fe 2 (SO 4 ) 3 và 0,08 mol FeSO 4 D. 0,12 mol FeSO 4 Câu 35: Ancol etylic được tạo ra khi: A. Thủy phân đường mantozơ. B. Lên men glucozơ. C. Thủy phân saccarozơ. D. Lên men tinh bột. Câu 36: Để tách ancol etylic có lẫn tạp chất axit axetic và phenol, ta dùng thí nghiệm nào sau đây: TN1/ Dùng NaOH rắn vừa đủ, rồi chưng cất hỗn hợp. TN2/ Dùng vôi sống vừa đủ, rồi chưng cất hỗn hợp. A. TN1 đúng, TN2 sai. B. TN1 và TN2 đều sai. C. TN1 sai, TN2 đúng. D. TN1 và TN2 đều đúng. Câu 37: Cho các hợp chất hữu cơ : (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO 2 bằng số mol H 2 O là : A. (3), (5), (6), (8), (9) B. (1), (3), (5), (6), (8) C. (2), (3), (5), (7), (9) D. (3), (4), (6), (7), (10) Gửi c3dakmilhoavandung@gmail.com Trang 3/4 - Mã đề thi 129 Câu 38: Trong số các dung dịch: Na 2 CO 3 , KCl, CH 3 COONa, NH 4 Cl, NaHSO 4 , C 6 H 5 ONa, những dung dịch có pH > 7 là A. Na 2 CO 3 , NH 4 Cl, KCl. B. NH 4 Cl, CH 3 COONa, NaHSO 4 . C. Na 2 CO 3 , C 6 H 5 ONa, CH 3 COONa. D. KCl, C 6 H 5 ONa, CH 3 COONa. Câu 39: Hỗn hợp khí X gồm H 2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H 2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H 2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH 2 =CH-CH 2 -CH 3 . B. CH 2 =CH 2 . C. CH 3 -CH=CH-CH 3 . D. CH 2 =C(CH 3 ) 2 . Câu 40: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH 2 =CH-COOH, CH 3 COOH và CH 2 =CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M . Khối lượng của CH 2 =CH-COOH trong X là A. 0,72 gam B. 2,88 gam C. 1,44 gam D. 0,56 gam Câu 41: Dãy gồm các tính chất thuộc loại tính chất vật lý chung của kim loại ? A. Tính dẻo,tính dẫn điện ,tính dẫn nhiệt ,ánh kim B. Ánh kim,tính cứng, tính dẫn nhiệt ,ánh kim C. Nhiệt độ nóng chảy, ánh kim,tính dẫn điện ,tính dẫn nhiệt D. Tính dẫn nhiệt,tính dẫn điện,tính dẻo ,tính cứng Câu 42: Trong phòng thí nghiệm axetilen có thể điều chế bằng cách A. Khử nước của rượu etylic. B. cho canxi cacbua tác dụng với nước. C. cho nhôm cacbua tác dụng với nước. D. đun nóng natri axetat với vôi tôi xút. Câu 43: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O 2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO 2 . Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là A. C 3 H 4 O 2 và C 4 H 6 O 2 B. C 2 H 4 O 2 và C 5 H 10 O 2 C. C 3 H 6 O 2 và C 4 H 8 O 2 D. C 2 H 4 O 2 và C 3 H 6 O 2 Câu 44: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là A. xiclopropan B. but-2-en C. propilen D. but-1-en Câu 45: Thực hiện 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1 cho từ từ natri kim loại vào ancol etylic, thí nghiệm 2 cho từ từ natri kim loại vào nước thì A. thí nghiệm 2 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 1. B. thí nghiệm 1 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 2. C. cả 2 thí nghiệm 1 và 2 đều xảy ra phản ứng như nhau. D. chỉ có thí nghiệm 1 xảy ra phản ứng, còn thí nghiệm 2 phản ứng không xảy ra. Câu 46: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO 3 trong NH 3 B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh D. Saccarozơ làm mất màu nước brom Câu 47: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H 2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO 2 . Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là A. HOOC-COOH và 42,86%. B. HOOC-CH 2 -COOH và 54,88%. C. HOOC-CH 2 -COOH và 70,87%. D. HOOC-COOH và 60,00%. Câu 48: Nilon -6 được tổng hợp từ monome ban đầu là A. acrilonitrin B. axit ε- aminocaproic C. hexametylen điamin và axit ađipic D. caprolactam Câu 49: Cho các hợp chất sau : (a) HOCH 2 -CH 2 OH (b) HOCH 2 -CH 2 -CH 2 OH (c) HOCH 2 -CH(OH)-CH 2 OH (d) CH 3 -CH(OH)-CH 2 OH (e) CH 3 -CH 2 OH (f) CH 3 -O-CH 2 CH 3 Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH) 2 là A. (a), (c), (d) B. (c), (d), (e) C. (a), (b), (c) D. (c), (d), (f) Câu 50: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Trong quá trình chế biến rượu bị hao hụt 10%. Tính khối lượng rượu thu được? A. 5,15 kg. B. 0,575 kg. C. 0,51 kg. D. 0,92 kg HẾT Gửi c3dakmilhoavandung@gmail.com Trang 4/4 - Mã đề thi 129 . ứng là A. HO-CH(CH 3 )-CHO và HOOC-CH 2 -CHO B. HO-CH 2 -CH 2 -CHO và HO-CH 2 -CH 2 -CH 2 -CHO C. HO-CH 2 -CHO và HO-CH 2 -CH 2 -CHO D. HCOOCH 3 và HCOOCH 2 -CH 3 Câu 27: Trong cơ thể người. 49: Cho các hợp chất sau : (a) HOCH 2 -CH 2 OH (b) HOCH 2 -CH 2 -CH 2 OH (c) HOCH 2 -CH(OH)-CH 2 OH (d) CH 3 -CH(OH)-CH 2 OH (e) CH 3 -CH 2 OH (f) CH 3 -O-CH 2 CH 3 Các chất đều tác dụng được. được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là A. xiclopropan B. but-2-en C. propilen D. but-1-en Câu 45:

Ngày đăng: 03/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w