Giải phẫu cơ và mạc vùng cổ (Kỳ 4) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 3.4. Mạc miệng hầu (Jascia bucco pharyngealis) Che phủ cho các cơ khít hầu, ở trên bám từ củ hầu xương chẩm tới mảnh chân bướm trong xuống bám vào đường đan chân bướm hàm rồi toả ra trước tới tận môi. Ở dưới mạc miệng hầu xuống hoà lẫn vào mạc trước khí quản và xuống hoà vào bao giáp dọc bờ sau tuyến giáp. 3.5. Mạc cảnh (jascia alaris) Là một lá mạc mỏng bám dọc đường giữa của mạc miệng hầu toả sang hai bên tới liên tiếp với bao cảnh. 3.6. Lá trước cột sống (lamina prevertebrali) hay lá sâu mạc cổ Phủ các cơ trước sống và cơ bậc thang đi ra ngoài bám vào lá nông mạc cổ, bám từ nền sọ xuống nền cổ liên tiếp với mạc thành ngực. Ở phía trước là khoang sau hầu ngăn cách với thành sau hầu và mạc miệng hầu. 3.7. Bao cảnh (vigina carotica) Là một phần của mạc cổ bao quanh động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh lang thang. Bao cảnh được dính vào các lá mạc xung quanh: trước là mạc các cơ dưới móng, sau là lá trước cột sống, trong là bao tạng và phía ngoài dính vào lá nông mạc cổ ở mặt sau cơ ức đòn chũm. 4. CÁC TAM GIÁC CỔ Các cơ cùng với xương hàm dưới và xương đòn tạo nên giới hạn của các tam giác cổ. 4.1. Tam giác cổ trước Giới hạn bởi cơ ức đòn chũm (cạnh ngoài), xương hàm dưới (cạnh trên) và đường giữa cổ (cạnh trong). Tam giác này lại chia thành 3 tam giác nhỏ bởi cơ hai thân ở phía trên và bụng trên cơ vai móng ở phía dưới. 4.1.1. Tam giác dưới hàm Giới hạn trên là xương hàm dưới và đường nối ra sau với mỏm chũm, phía sau là cơ trâm móng và bụng sau cơ 2 thân, phía trước là bụng trước cơ hai thân. Trong tam giác này có tuyến dưới hàm, động mạch mặt, tĩnh mạch mặt. 4.1.2. Tam giác cảnh Giới hạn bởi phía trên là bụng sau cơ hai bụng; phía dưới là cơ vai móng; phía sau là cơ ức đòn chũm. Trong tam giác này có các động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong, dây thần kinh X. 4.1.3. Tam giác cơ Giới hạn: phía trên là bụng trên cơ vai móng; phía sau là cơ ức đòn chũm; phía trước là đường giữa cổ. Trong tam giác này có động mạch, tĩnh mạch giáp dưới, thần kinh thanh quản dưới, khí quản, tuyến giáp và thực quản. 4.1.4. Tam giác dưới cắm Giới hạn hai bên là bụng trước cơ hai bụng, nền là thân xương móng, đỉnh là cảm. Cơ hàm móng tạo thành sàn của tam giác. Trong tam giác chứa các hạch bạch huyết và các tĩnh mạch nhỏ tạo nên tĩnh mạch cảnh trước. 4.2. Tam giác cổ sau Giới hạn ở phía trước là cơ ức đòn chũm, phía sau là cơ thang, phía dưới là xương đòn. Bụng dưới cơ vai móng chia tam giác này thành 2 vùng nhỏ. 4.2.1. Tam giác chẩm Nằm ở phía trên, chứa thần kinh XI, đám rối cổ và đám rối cánh tay, các hạch bạch huyết cổ sâu. 4.2.2. Tam giác vai đòn Nằm ở phía dưới, tương ứng với hố trên đòn, có đoạn ngoài cơ bậc thang của động mạch dưới đòn, động mạch ngang cổ, động mạch trên vai, tĩnh mạch cảnh ngoài và các nhánh của nó. . Giải phẫu cơ và mạc vùng cổ (Kỳ 4) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 3.4. Mạc miệng hầu (Jascia bucco pharyngealis) Che phủ cho các cơ khít hầu, ở trên. tạng và phía ngoài dính vào lá nông mạc cổ ở mặt sau cơ ức đòn chũm. 4. CÁC TAM GIÁC CỔ Các cơ cùng với xương hàm dưới và xương đòn tạo nên giới hạn của các tam giác cổ. 4.1. Tam giác cổ. carotica) Là một phần của mạc cổ bao quanh động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh lang thang. Bao cảnh được dính vào các lá mạc xung quanh: trước là mạc các cơ dưới móng, sau là lá