1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Vì sao trẻ tự vẫn? pps

11 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 144,41 KB

Nội dung

Vì sao trẻ tự vẫn? Sự kiện một đứa trẻ tự vẫn sẽ tác động đến tất cả mọi người. Các thành viên trong gia đình, bè bạn, đồng đội, hàng xóm, và đôi khi cả với những người không hề quen biết với đứa trẻ đó đều cảm thấy thương tiếc, hoang mang và có lỗi vì mọi người đều có cảm giác là lẽ ra chúng ta phải làm một điều gì đó để ngăn cản hành động trên. Nguyên nhân nằm sau các vụ tự sát đều rất phức tạp. Bài viết sau đây sẽ giúp các vị phụ huynh hiểu thêm về những yếu tố cũng như những dấu hiệu cảnh báo và phải đối đầu với sự mất mát này ra sao. Con số trẻ từ 15-24 tuổi tử vong do tự vẫn không phải là ít. Sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng nhất định đến phương thức tự vẫn. Số bé gái có ý định tự vẫn nhiều gấp 2 lần so với bé trai và chúng thường uống thuốc hoặc cắt mạch máu để tìm đến cái chết. Bé trai thì thường tự vẫn “thành công” hơn bởi chúng dùng súng, treo cổ hoặc nhảy từ độ cao xuống; chúng chọn phương thức đột ngột, gây tử vong nhanh và vì thế số bé trai thực hiện thành công ý định kết thúc cuộc sống của mình cao gấp 3-4 lần bé gái. Do vậy, gia đình nào có sở hữu súng thì bố mẹ phảI giữ gìn cẩn thận, tháo đạn, khóa cò và không nên cho trẻ nhỏ biết mình cất khẩu súng ở đâu. Đạn nên được cất ở một nơi khác và chìa khóa không được để chung với chìa khoá cửa hoặc chìa khóa tủ. Luôn cẩn thận và kiểm tra các chìa khóa nơi cất súng và đạn. Yếu tố mạo hiểm Bây giờ bạn đã làm cha làm mẹ, chắc hẳn bạn sẽ không còn nhớ khi mình ở tuổi thanh thiếu niên thì mình nghĩ gì, mình cảm thấy như thế nào khi mình đang trong vòng luẩn quẩn không còn là con nít mà cũng chẳng phải là người lớn. Thật ra, khoảng thời gian đó có thể là khoảng thời gian thật tuyệt vời, bạn nhận thấy sự trưởng thành, sự tin tưởng của người lớn đối với bản thân nhưng đồng thời đó cũng có thể lại là một giai đoạn đầy những khó khăn và lo lắng. Trẻ cảm thấy bị áp lực khi phải cố gắng là một đứa trẻ tốt, luôn hành xử ngoan ngoãn và có trách nhiệm. Những ham muốn về thể xác bỗng dưng xuất hiện, sự phát triển về cá tính, nhu cầu về tự do cá nhân luôn mâu thuẫn với những quy định và mong đợi của người khác. Một đứa trẻ được gia đình, bạn bè, thầy cô… bảo bọc và thương yêu sẽ dễ dàng giải quyết được những khó khăn, thất bại hàng ngày. Ngược lại, những đứa trẻ không được bảo bọc thì cảm thấy bị tách rời, cô lập ngay cả đối với người thân lẫn bạn bè. Những đứa trẻ này có nguy cơ liều mình tự tử. Những đứa trẻ có nguy cơ tự vẫn cao thường là những đứa trẻ: • Phải đối mặt với những vấn đề mà chúng không thể kiểm soát được như bố mẹ ly hôn, người nhà nghiện rượu, có nạn bạo hành trong gia đình. • Trải qua sự hành hạ về thể chất hoặc bị lạm dụng tình dục. • Bất hòa với cha mẹ, không được thương yêu, bị cô lập, xem thường hoặc bị bỏ rơi. • Gia đình có người bị trầm cảm hoặc tự vẫn. Những bệnh về trầm cảm cũng có thể di truyền nên những đứa con cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. • Cảm giác rằng mình bơ vơ, không ai giúp đỡ và vô dụng thường dẫn đến sự buồn rầu. Ví dụ một đứa trẻ gặp phải những thất bại liên tiếp ở trường học, về nhà thì bị ngược đãi, bạn bè thì xa lánh thì sẽ có những cảm giác trên. “Một đứa trẻ cảm thấy bản thân mình không đủ khả năng tự lập, vô dụng và tương lai u ám… thì sẽ dễ dẫn đến muộn phiền và tự vẫn” • Bị đồng tình luyến ái, không được gia đình chấp nhận, cộng đồng và trường học chống đối. Nhiều kết quả nguyên cứu cho thấy tỷ lệ tự tử của người đồng tình luyến ái hoặc lưỡng tính khá cao so với những trường hợp khác. • Uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy để giảm đau hoặc quên sầu. Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên tố chính dẫn đến tự vẫn. • Thể hiện cảm xúc của chúng mãnh liệt. • Trước đó đã có lần tự tử nhưng được cứu sống. Dấu hiệu cảnh báo Thanh thiếu niên thường hay chỉ tự vẫn khi chúng phải chịu đựng sự mất mát nào đó hoặc bị bỏ rơi. Thi rớt, chia tay vớI bạn trai hoặc bạn gái, người thân vừa qua đời, cha mẹ ly hôn… tất cả những nhân tố trên đều có thể là ngòi nổ cho hành động nguy hiểm của chúng. Cần phải có sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nếu bạn nhận thấy trẻ có thái độ khác thường đã kéo dài vài tuần liền. Đừng chờ đợi! Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo: • Xa lánh gia đình và bạn bè. • Không thể tập trung vào việc gì cả. • Ngủ li bì hoặc khó ngủ. • Hay nói về tự vẫn. • Thay đổi về hình dáng bên ngoài đột ngột. • Chẳng quan tâm đến điều gì, ngay cả những hoạt động trẻ ưa thích. • Thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực hoặc phạm tội. • Có hành vi tự hủy hoại bản thân (như lái xe ẩu, lạm dụng thuốc, quan hệ tình dục bừa bãi, hay lẫn lộn…) • Có vẻ như lo lắng về cái chết. • Để lại những vật sở hữu mà trẻ yêu thích. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia càng sớm càng tốt một khi trẻ đề cập đến chuyện tự tử trong một dịp nào đó. Hãy chú ý khi chúng thốt lên nhưng câu tương tự như “Vô ích thôi. Con muốn chết quách cho xong”. Cũng nên chú ý khi trẻ đang buồn bã trong nhiều ngày bỗng nhiên vui vẻ khách thường và tràn đầy hy vọng. Sự thay đổi tâm trạng nhanh như vậy cho thấy trẻ nghĩ rằng tự vẫn là một lốt thoát cho vấn đề của nó. Cha mẹ phải làm gì? Nếu con của bạn luôn buồn phiền và tách rời mọi người, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng bạn nên cẩn thận để mắt đến chúng. Điểm thấp sẽ làm bé tự ti, tránh xa bè bạn. Cách bạn bày tỏ sự quan tâm, bảo bọc và yêu thương là rất quan trọng. Không những chỉ có những người trong gia đình phải tìm cách giúp đỡ và còn phải tìm thêm sự giúp đỡ của người ngoài, tốt nhất là các chuyên gia tâm lý. Hãy chia sẻ nỗi bận tâm và lo lắng về trường hợp của con mình để cùng nhau tìm ra cách giúp đỡ bé. Hãy nhớ rằng những mối bất hòa dai dẵng giữa cha mẹ và con cái sẽ làm cho tình huống ngày càng tệ hơn đối với những đứa trẻ thường cách ly khỏi đám đông, bị hiểu lầm, coi thường hoặc đã có lần tự vẫn. Cố gắng giải quyết những vấn đề gia đình một cách tốt nhất trong khả năng của mình. Cũng nên cung cấp mọi thông tin về bệnh sử của các thành viên trong gia đình như lạm dụng thuốc, bạo lực gia đình, stress, bất hòa trong gia đình… Giúp đỡ Mặc dù bạn cảm thấy bất lực nhưng có rất nhiều việc bạn có thể làm để giúp trẻ vượt qua thời gian khó khăn này. • Bảo đảm rằng trẻ luôn có một người nào đó bé luôn tin tưởng và tâm sự mọi chuyện. Nếu trẻ cảm thấy không hiểu bạn, hãy đề nghị một ngườI trung lập – ông, bà, cô dì, chú bác chẳng hạn - để giúp giải quyết bất hòa giữa mẹ con. • Đừng khích bác hoặc xem thường những việc làm của trẻ. Thái độ xem thường đó chỉ khiến cho trẻ càng nản lòng và thất vọng. • Quan tâm đến thái độ của trẻ. ¾ người có ý định tự tử có thể hiện những dấu hiệu cảnh báo cho ngườI thân biết mà họ lại không nhận ra. • Luôn quan tâm và thể hiện lòng yêu thương, sự quan tâm và bảo bọc trẻ. • Đừng chần chừ trong việc đưa trẻ đi khám bác sĩ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần phảI tìm phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. • Giúp trẻ cảm thấy an tâm và trở lại với cuộc sống bình thường càng nhanh càng tốt. Trải qua nỗi đau mất mát Bạn sẽ làm gì khi một người bạn của con mình có ý định tự vẫn hoặc đã chết vì tự vẫn. Hãy nhận xét thái độ của trẻ. Một số trẻ cho biết chúng cảm thấy có lỗi, đặc biệt là bạn khá thân với người vừa qua đời, vì chúng có thể khuyên nhủ hoặc ngăn chặn bạn và vì thế có thể cứu bạn khỏi cái chết. Một số khác lại cảm thấy tức giận những người định tự tử hoặc đã tự tử vì họ quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân và có hành động quá ư là ngu xuẩn. Một số khác lại chẳng có cảm giác gì ngoài sự thương tiếc và hoang mang. Mọi cảm giác, suy nghĩ đều thích hợp. Khi một người có ý định tự tử và được cứu sống thì mọi người xung quanh lại e ngại và không dám nhắc đến chuyện đó nữa. Hãy khuyến khích trẻ nói chuyện cởi mở với bạn, cần phải thiết lập mốI quan hệ thân thiết, giúp trẻ quên đi những suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra. Mọi người đều cảm thấy buồn phiền và đôi khi cũng có ý định tự sát khi một người thân của mình vừa kết thúc cuộc sống của mình bằng cách tự tử. Giúp cho trẻ hiểu rằng trẻ không nên dằn vặt bản thân về cái chết của ngườI bạn; đừng cằn nhằn mãi đến việc lẽ ra trẻ phải làm thế nào hoặc thế kia để giúp bạn… Chưa phải lúc để nói về điều này. Trước hết hãy giúp trẻ vượt qua nỗI đau mất bạn. Tại một số trường học, nhà trường đã cho mời các chuyên gia tâm lý đến nói chuyện với bọn trẻ mỗi khi có trường hợp đáng tiếc xảy ra. Các chuyên gia lắng nghe suy nghĩ và cảm nhận của bọn trẻ, giúp chúng cởi bỏ những khó khăn, sự đau buồn và sợ hãi. Đặt trường hợp không ai xa lạ mà chính con bạn tự tử thì bạn phải làm gì? Là cha mẹ, nỗi đau mất con là nỗi đau không thể nào bù đắp được. Đối với trường hợp trẻ qua đời không do bệnh tật hoặc tai nạn mà tự chúng tìm đến cái chết thì cha mẹ còn đau khổ nhiều hơn. Dù đó là nỗI đau không thể nào xoá nhòa nhưng cũng có một số cách giúp người được cứu sống từ một vụ tự tử và cả những người thân giảm bớt nỗi đau: • Giữ quan hệ với mọi người. Bạn bè và đồng nghiệp thường không biết an ủi như thế nào hoặc giúp đỡ ra sao nhưng bạn có thể tìm những ngườI mà bạn có thể tâm sự, nói chuyện về con cái hoặc cảm nhận của mình. Nếu họ cảm thấy e ngại, không dám nhắc đến nỗi đau của bạn thì bạn hãy là người mở đầu cuộc nói chuyện và yêu cầu được giúp đỡ. • Không chỉ có cha mẹ mới đau khổ, những thành viên khác trong gia đình cũng vậy và mỗi người thể hiện nỗi buồn của mình một cách khác nhau. Đặc biệt là những đứa con lớn, chúng thường lặng lẽ ngồi khóc một mình và không quấy rầy đến bố mẹ nữa. Dù đau buồn nhưng bạn hãy ở bên cạnh con, cùng khóc, an ủi, cùng lặng im tưởng nhờ về người đã mất… • Những buổi tiệc ngày kỷ niệm, sinh nhật, lễ lộc… chỉ gợi nhớ đến người đã mất. Vì vậy vào những ngày này, chỉ cần làm hoặc tổ chức bằng tinh thần là chủ yếu, có thể là chỉ [...]... người cùng ăn tối hoặc cùng nghĩ một ngày để tưởng nhớ đến người đã mất • Cảm giác tội lỗi và tự chất vấn bản thân tại sao lại để điều đó xảy ra là bình thường, vì vậy việc bạn không tìm thấy câu trả lời cũng không có gì là lạ Chỉ có thể hàn gắn vết thương bằng thời gian và sự tha thứ, tha thứ cho con của bạn vì hành động dại dột của nó và tha thứ cho bản thân mình . Vì sao trẻ tự vẫn? Sự kiện một đứa trẻ tự vẫn sẽ tác động đến tất cả mọi người. Các thành viên trong gia đình, bè. con mình có ý định tự vẫn hoặc đã chết vì tự vẫn. Hãy nhận xét thái độ của trẻ. Một số trẻ cho biết chúng cảm thấy có lỗi, đặc biệt là bạn khá thân với người vừa qua đời, vì chúng có thể khuyên. những đứa trẻ không được bảo bọc thì cảm thấy bị tách rời, cô lập ngay cả đối với người thân lẫn bạn bè. Những đứa trẻ này có nguy cơ liều mình tự tử. Những đứa trẻ có nguy cơ tự vẫn cao

Ngày đăng: 03/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN