Chuyện trò với trẻ Đôi khi bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện trong cương vị làm cha mẹ. Bạn thấy những lời la mắng của mình như “nước đổ đầu vịt”? Hãy để ý một số điều dưới đây, có thể chúng sẽ giúp ích. 1. Luôn bày tỏ sự tin cậy và hỗ trợ trẻ Anh Phong, kỹ sư, ở Hai Bà Trưng, luôn gằn giọng quát nạt: “Trời ơi, con làm cái gì vậy?” và bọn trẻ nhà anh rất ngại nói chuyện với bố. Chúng thường thủ thỉ với ông nội, người luôn rộng lượng và hỏi han kỹ càng mọi chuyện. Cha mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái để chia sẻ bằng cách tỏ ra thông cảm với tình huống mà trẻ gặp phải và để trẻ biết rằng bố mẹ đã từng có những lúc khó khăn giống vậy. Các bé sẽ cảm thấy rằng cha mẹ là những người luôn có thể tin cậy để chia sẻ những cảm xúc mà không sợ bị phê phán. 2. Hãy biết nói xin lỗi con Các bậc cha mẹ dường như ít chịu nói lời xin lỗi ngay cả khi cần phải làm như vậy. Trong khi bọn trẻ thì luôn được nhắc nhở phải xin lỗi trong rất nhiều tình huống khác nhau. Là một người thợ cơ khí, anh Văn Dũng, 37 tuổi xác định rất rõ quan điểm nuôi dạy con của mình là: “Muốn cho con thành người, hãy đối xử với chúng như mình muốn được đối xử!”. Đi làm ca về mệt mỏi, anh trót nặng lời với cậu con trai 6 tuổi. Buổi tối hôm đó, anh đã gõ cửa phòng ngủ của Tũn, nói với bé rằng bố xin lỗi con vì đã sai. Bé Tũn cảm thấy rất tự hào và cố gắng xứng đáng với sự tôn trọng đó của bố. Ấn tượng này sẽ theo Tũn đến tận khi bé là một người đàn ông trưởng thành. 3. Chia sẻ cảm xúc với con “Phụ huynh luôn phải tỏ ra cứng rắn trước mặt con cái!”- Thật ra quan điểm này không có lợi cho mối quan hệ của các bạn với lũ trẻ. Nếu bạn thấy căng thẳng, đau khổ về chuyện gì đó không thể che giấu được, hãy tâm sự cho con hiểu. Trẻ sẽ dần có ý niệm thực tế rằng cuộc sống không như cổ tích, không có người luôn là siêu nhân bất khả chiến bại, cũng như không có ai trường sinh bất tử. Khi bà ngoại của bé Tít 3 tuổi qua đời, bé đã rất hoảng loạn khi thấy mẹ khóc nức nở. Bố ôm lấy Tít, giải thích cho bé là mẹ khóc vì thương bà ngoại, và đó không phải lỗi của Tít. Mọi chuyện trở nên dễ hiểu hơn với Tít, Tít đến ôm và nói rất thương mẹ. 4. Bình tĩnh và không nói nhiều khi muốn trẻ vâng lời Trẻ con thông minh hơn bạn tưởng, chúng luôn biết chính xác những điều gì sẽ làm bố mẹ mình điên tiết. Nếu việc khuyên nhủ, nói chuyện với con cứ như nước đổ đầu vịt, hãy làm lại lần nữa. Hạ giọng, bình tĩnh và nói với con điều bạn nghĩ. Hoàn toàn không cải thiện được tình hình nếu bạn nổi nóng hay cáu bẳn. Các thống kê cho thấy các bậc cha mẹ thường yêu cầu con phục tùng hơn 200 lần một ngày. Lời quát mắng yêu cầu đôi khi làm chúng “bão hòa”. Do vậy, thay vì mắng mỏ, gào thét, bạn nên nghĩ xem phải hành động thế nào. Thay vì quát tháo Tũn không chịu để áo bẩn thay ra vào giỏ để mang đi giặt, mẹ Tũn tuyên bố sẽ chỉ giặt những chiếc để trong giỏ. Tũn rất thích mặc những chiếc áo Pokémon của mình nên sau vài lần đã tự động để đúng chỗ. Vừa là bạn con để hiểu tâm sự, nhưng bạn cũng phải chỉ ra giới hạn rõ ràng. Nếu con cố tình vượt qua những giới hạn mà bạn đặt ra, hãy nói “không” rõ ràng và dứt khoát. Những điều bạn xử sự với con sẽ góp phần giáo dục và hình thành nhân cách trẻ. Bởi vì, trẻ em như một tấm gương phản chiếu hành vi của bố mẹ. . Chuyện trò với trẻ Đôi khi bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện trong cương vị làm cha mẹ. Bạn thấy những lời la mắng của. cậy và hỗ trợ trẻ Anh Phong, kỹ sư, ở Hai Bà Trưng, luôn gằn giọng quát nạt: “Trời ơi, con làm cái gì vậy?” và bọn trẻ nhà anh rất ngại nói chuyện với bố. Chúng thường thủ thỉ với ông nội,. rộng lượng và hỏi han kỹ càng mọi chuyện. Cha mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái để chia sẻ bằng cách tỏ ra thông cảm với tình huống mà trẻ gặp phải và để trẻ biết rằng bố mẹ đã từng có