Chuẩn bị tâm lý khi bé sắp "lên chức" Khi biết rằng có một sinh linh bé bỏng đang tựu hình trong mình, có thể bạn rất vui vì mình sắp hoàn thành chỉ tiêu "hai con" rồi. Thế nhưng, có thể bé con của bạn đang thấy khó chịu bởi ý nghĩ mình sắp có một đứa em. Không phải bé ghét em đâu, phải chăng thái độ xuất phát từ nỗi lo em bé sẽ chiếm lấy vị trí độc tôn của mình. Trong những trường hợp như thế này, vấn đề đặt ra là bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho đứa trẻ đầu để bé dễ dàng chấp nhận thực tế là: mình sắp "lên chức" rồi. Không thể phủ nhận một điều là đa số trẻ em đều thích em bé. Nhưng chuyện thích em bé và chuyện có một đứa em lại là chuyện hoàn toàn khác nhau. Đã quen với vị trí "độc tôn" trong nhà, quen với việc bố mẹ luôn dành thời gian và những gì tốt đẹp nhất cho mình, nay lại phải san sẻ cho một đứa bé khác, một thành viên mới trong nhà, thực sự là việc không dễ chút nào đối với trẻ. Tùy theo mỗi đứa trẻ và mỗi gia đình, các bé sẽ có những biểu hiện khác nhau trước vấn đề này. Bên cạnh đó, thái độ của những người xung quanh cũng góp phần quan trọng hình thành suy nghĩ và tình cảm của trẻ dành cho em. Theo thói quen của người Việt Nam chúng ta, ở những gia đình sắp sinh thêm đứa con thứ hai, người lớn trong nhà thường hay trêu bé rằng: "Mẹ sắp có em bé rồi, mẹ không thương cu Bi nữa đâu!", "Mai mốt mẹ sinh em, bố sẽ chơi với em, không chơi với bé Mi nữa!" Những câu nói tưởng chừng như vô thưởng vô phạt của người lớn lại gây tác động ngầm đến tâm lý của trẻ. Đối với trẻ, việc chấp nhận gia đình có thêm một thành viên mới đã khó, nay lại nghe nói thành viên mới này còn sắp "cướp" đi cả bố mẹ nữa, sao mà chịu được. Cũng chính vì thế mà ở nhiều trẻ đã xuất hiện những sang chấn tâm lý, những căng thẳng khi sắp có em. Trường hợp của bé Khánh Hà là một ví dụ điển hình. Từ khi mẹ sinh em, bé trở nên lầm lì hẳn đi, ít nói ít cười, dễ nổi cáu và khó bảo. Hay bé Duy (9 tuổi) thường xuyên có thái độ khó chịu với em, không chịu nhận em trước mặt mọi người. Một số bé có biểu hiện chống đối và trở nên hư hỏng, lại còn phát sinh những "chứng" mà trước đây vốn không có như đái dầm, biếng ăn Số khác thì quậy phá luôn tay luôn chân nhằm thu hút sự chú ý của người lớn. Theo các chuyên gia về tâm lý trẻ em, bố mẹ cần phát hiện kịp thời những biểu hiện này ở trẻ và có cách ứng xử hợp lý, tránh trường hợp những suy nghĩ tiêu cực ban đầu sẽ trở thành những hành động có hại như thù ghét em, cố gắng làm đau em hay tự làm đau mình. Bài thơ "Làm anh" tuy không xa lạ với đa số các bậc phụ huynh, nhưng ở đây chúng tôi vẫn muốn giới thiệu lại như một công cụ hỗ trợ các ông bố, bà m ẹ trong việc chia sẻ với bé niềm hạnh phúc cũng như dạy dỗ bé về vai trò của những "anh Hai", "ch ị Hai" tương lai. Làm anh Làm anh khó đấy Phải đây chuyện đùa Với em gái bé Phải người lớn cơ Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Lúc em bé ngã Anh nâng dịu dàng Mẹ cho quà bánh Chia em phần hơn Có đồ chơi đẹp Cũng nhường em luôn Làm anh thật khó Nhưng mà thật vui Do đó, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ để sẵn sàng đón nhận đứa em của mình, xua tan mọi lo lắng nơi trẻ. Có như thế cả nhà mới có thể hưởng trọn niềm vui khi em bé ra đời. Trên thế giới hiện nay đã có một số bệnh vịên tổ chức những lớp học tâm lý dành cho các bé. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện cho trẻ theo học những lớp này, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản sau đây. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bậc bố mẹ trong việc cân bằng đời sống tâm lý của trẻ, tạo mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp trong gia đình: - Giải thích cho trẻ về sự ra đời của em bé, về vị trí của cả hai trong gia đình. - Khẳng định rằng bố mẹ vần luôn dành tình cảm cho trẻ. - Phân tích cho trẻ hiểu trách nhiệm của mình đối với em bé. Trẻ sẽ cảm thấy mình quan trọng thế nào trong mối quan hệ anh/chị em này. Ai yêu em bé Thì làm được thôi. Phan Thị Thanh Nhàn - Hỏi ý kiến của trẻ về những gì liên quan đến việc chuẩn bị cho sự ra đời của em bé: mua nôi, mua quần áo, đặt tên cho em bé - Kể hay đọc cho bé những câu chuyện về tình cảm gia đình, sự yêu thương, nhường nhịn, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của anh chị em trong nhà. - Ngay khi sinh em bé, cho trẻ vào thăm em càng sớm càng tốt. - Cố gắng không thay đổi thời gian biểu của trẻ sau khi có em bé. - Dù bận rộn đến đâu, mẹ cũng phải dành thời gian ôm ấp, gần gũi trẻ; cố gắng không vì căng thẳng mà to tiếng với trẻ. - Không bao giờ so sánh hơn thua giữa trẻ và em bé. - Khuyến khích trẻ giúp bố mẹ chăm sóc em. - Cố gắng sắp xếp thời gian để cả nhà được đi chơi cùng nhau càng nhiều càng tốt: đi mua sắm, đi picnic, đi thăm ông bà Tuy nhiên, nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện tâm lý nào khác thường, bạn cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Và nếu tình trạng có phần nghiêm trọng, nên đưa trẻ đến gặp chuyên viên tâm lý càng sớm càng tốt. Trẻ cần được chữa trị để thoát khỏi những sang chấn tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Giai đoạn đầu trong việc hình thành tâm lý trẻ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, điều quý giá hơn cả là làm sao duy trì tình cảm khăng khít, mối quan hệ thân thiết giữa anh chị em trong gia đình. . Chuẩn bị tâm lý khi bé sắp "lên chức" Khi biết rằng có một sinh linh bé bỏng đang tựu hình trong mình, có thể bạn rất vui vì mình sắp hoàn thành chỉ. là bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho đứa trẻ đầu để bé dễ dàng chấp nhận thực tế là: mình sắp "lên chức" rồi. Không thể phủ nhận một điều là đa số trẻ em đều thích em bé. Nhưng chuyện. này còn sắp "cướp" đi cả bố mẹ nữa, sao mà chịu được. Cũng chính vì thế mà ở nhiều trẻ đã xuất hiện những sang chấn tâm lý, những căng thẳng khi sắp có em. Trường hợp của bé Khánh