Trẻ không hư nhưng cư xử ngỗ nghịch - Phần 1 Thỉnh thoảng khi con bạn cư xử không ngoan, hình ảnh tương lai của bé lại như hiện ra trước mắt bạn, và đó chẳng phải là những hình ảnh đẹp đẽ gì. Nếu con bạn chuyên làm các bé khác trong nhóm khiếp sợ, liệu sau này bé có trở thành một ông chủ luôn ức hiếp nhân viên? Hay trở thành một gã thô lỗ và đáng ghét luôn gây sự ngoài đường? Các bố mẹ đừng lo lắng và suy diễn quá về cách xử sự của con trước khi biết được rằng cách cư xử ấy có phải là điều bình thường với lứa tuổi hay không; chẳng hạn, xô đẩy và túm kéo thật ra là cũng một phần trong sự phát triển của mỗi trẻ - một giai đoạn mà bé sẽ sớm bỏ được khi lớn lên thôi. Tuy vậy, việc bắt đầu hướng bé theo chiều hướng tốt không bao giờ là quá sớm cả. Hãy thử các phương pháp giải quyết vấn đề sau để sớm chấm dứt các hành vi ngỗ nghịch của bé, và để dạy dỗ bé lớn lên thành những người mà bạn có thể tự hào nhé. Nỗi sợ: Hung hăng! "Con tôi sẽ trở thành một gã côn đồ mất!" Các dấu hiệu: Giám sát các hành động có thể làm đau trẻ khác. Một đứa trẻ 2 tuổi đẩy bạn mình khỏi một chiếc xe đồ chơi có vẻ như một tên chuyên bắt nạt, nhưng thật ra bé chỉ hành động theo lứa tuổi của mình - bé đơn giản chỉ muốn món đồ chơi ấy ngay. Tuy nhiên, nếu một trẻ lớp 2 có hành động tương tự thì lại có các lý do khác; có thể bé đã biết rằng món đồ chơi ấy không thuộc về mình nhưng vẫn giành lấy đồ chỉ vì muốn có chúng. Điều chỉnh nhanh: Trẻ em trong giai đoạn chập chững đi đang bắt đầu học hiểu các kỹ năng xã hội như chia sẻ. Nếu bé chỉ mới lên 2 và bạn nhận thấy vấn đề, hãy nhẹ nhàng động viên bé chơi ngoan và hòa nhã, và cho bé thời gian: bé sẽ có thể hay đổi dần khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu con bạn đã 6 tuổi và thường xử sự hung hăng, bạn cần can thiệp ngay. Bé đã đủ lớn để hiểu được rằng mình đang cư xử không tốt. Bạn cần cho bé biết rằng: “Con không được đẩy và giành đồ chơi của bạn,” cương quyết bắt bé phải xin lỗi, trả lại món đồ đồng thời giúp bé thương lượng việc chơi chung. Nếu hành vi ngỗ nghịch vẫn không thay đổi, bạn cần chấm dứt buổi chơi. Bài học cuộc sống: Khi khiển trách, bạn nên giải thích rõ ràng tại sao việc bé làm là sai. Ngoài ra, hãy chỉ ra cho bé thấy những việc làm của bé đã làm bạn cùng chơi buồn thế nào. Bạn có thể nói, "Con đã làm Lily buồn, bạn khóc rồi kìa." Một điều khác bạn cũng cần ghi nhớ đó là khen ngợi mỗi khi bé cư xử tốt với bất cứ ai đó, và hãy thật chi tiết trong lời khen của mình: "Con thật đáng yêu khi cho chị mượn chiếc áo choàng dạ hội. Con đã làm chị vui lắm đấy." Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi được khen như thế, bé sẽ chín chắn hơn, có nhiều sự thông cảm hơn và sẽ ít bắt nạt trẻ khác hơn. Giúp con học cách kết bạn và giữ bạn cũng là điều rất quan trọng. Tiến sĩ Melanie Killen, giáo sư môn phát triển con người tại đại học Maryland cho biết: "Trẻ hay đi bắt nạt thường là những trẻ bị bạn bè cùng lứa từ chối chơi cùng. Chúng chưa hiểu được tình bạn là thế nào." Nếu bạn cho rằng con mình đang gặp vấn đề, hay sắp xếp cho bé một vài buổi chơi chung và theo dõi những gì xảy ra. Nếu bé thường xuyên vướng vào tranh cãi, hãy giúp bé rèn luyện thói quen chia sẻ và thương lượng một cách lịch sự. (Ảnh minh họa: Nỗi sợ: Thô lỗ! "Con tôi sẽ trở nên thô lỗ và đáng ghét mất!" Các dấu hiệu: Các xử sự kém thường rất rõ ràng: bé có ngắt lời khi người khác đang nói không? Bé không chịu nói "làm ơn" hay "cảm ơn"? Đứa trẻ nào cũng đều có lúc trở nên khó chịu. Nhưng các dấu hiệu của con bạn có nghiêm trọng hơn dấu hiệu của các bé khác trong nhóm? Điều chỉnh nhanh: Khi bắt gặp bé làm một việc gì đó thô lỗ, hãy nói riêng với bé một cách chính xác tại sao các hành động của bé - cố ý ợ hơi, giành lấy chiếc bánh cuối cùng, hay khinh thường một món quà tặng - là sai. Thông thường các bậc cha mẹ đơn giản chỉ nói, "Bất lịch sự quá con!" Đối với trẻ, điều này quá trừu tượng. Bạn cần phải giải thích cho bé hiểu tại sao không nên nói "Con ghét cuốn sách đó," với người tặng sách cho bé. Giải thích với bé rằng việc cảm ơn khi nhận một món quà - cho dù không thích - là quan trọng bởi nó sẽ khiến người tặng quà cảm thấy vui. Bài học cuộc sống: Bố mẹ là người dạy cho bé hiểu cách Inmagine) cư xử đúng mực trong các môi trường xã hội, vì vậy hãy thường xuyên nhắc nhở thiên thần nhỏ của bạn giữ lịch sự và tử tế. Tuy nhiên ngay cả khi đã biết thì bé vẫn thường dễ quên mất, do vậy cần được rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Bạn nên thường xuyên nói "làm ơn" hay "cảm ơn" mỗi khi nhờ bé (cũng như bất kỳ ai khác) làm việc gì; và bất cứ khi nào có thể, hãy nhắc bé trước những điều lịch sự cần làm. Nỗi sợ: Nói dối! "Con tôi lớn lên sẽ trở thành một kẻ dối trá mất!" Các dấu hiệu: Tất cả trẻ em đều nói dối đôi lần, nhưng nếu con bạn nói dối - hoặc gian lận - một cách thường xuyên, thì bạn rất cần lưu ý. Điều chỉnh nhanh: Các trẻ mẫu giáo thường quá nhỏ để hiểu được chính xác nói dối là gì, những câu chuyện huyên (Ảnh minh họa: Inmagine) thuyên của bé thường chỉ là một hình thức thể hiện trí tưởng tượng mà thôi. Thêm vào đó, trẻ tuổi này thường khó có thể phân biệt những gì thật và những gì chúng mong ước trở thành thật. Nhưng khi lên 6 hoặc 7 tuổi, bé sẽ bắt đầu hiểu được nói dối và lừa dối là như thế nào. Nếu con bạn ở tuổi này thường tỏ ra gian lận trong một trò chơi, và bạn chắc chắn rằng bé cố tình làm thế, hãy trao đổi với bé về việc tại sao luôn phải chơi công bằng. Sau đó nói với bé về những hậu quả: sẽ không ai muốn làm bạn với một kẻ gian lận cả. Bài học cuộc sống: Bố mẹ cần phát hiện sớm việc trẻ nói dối và gian lận. Bên cạnh đó, sự thành thật đi đôi với niềm tin, nền tảng cơ sở của tất cả các mối quan hệ, nên đó cũng là điều các bậc phụ huynh cần quan tâm. Hãy "nắm lấy" thời khắc bé làm điều tốt và tuyên dương hành động đáng khen đó, hơn là chờ đợi để xử phạt các hành vi xấu. Nếu con bạn gặp rắc rối ở trường nhưng dũng cảm thừa nhận nó, hãy nói, "Mẹ không bằng lòng việc con đánh Sammy, nhưng mẹ rất vui vì con đã thành thật." . Trẻ không hư nhưng cư xử ngỗ nghịch - Phần 1 Thỉnh thoảng khi con bạn cư xử không ngoan, hình ảnh tương lai của bé lại như hiện ra trước mắt bạn, và đó. và thường xử sự hung hăng, bạn cần can thiệp ngay. Bé đã đủ lớn để hiểu được rằng mình đang cư xử không tốt. Bạn cần cho bé biết rằng: “Con không được đẩy và giành đồ chơi của bạn,” cư ng. Các xử sự kém thường rất rõ ràng: bé có ngắt lời khi người khác đang nói không? Bé không chịu nói "làm ơn" hay "cảm ơn"? Đứa trẻ nào cũng đều có lúc trở nên khó chịu. Nhưng