Thói quen thường thấy ở trẻ Cắn móng tay, xoắn tóc, cắn môi Một đứa bé 2 tuổi dễ giật mình hay có những thói quen vô hại như trên mà chỉ thỉnh thoảng mới để lộ ra, như khi nó đang ngồi chơi thoải mái, đang lo lắng hoặc đang chăm chú xem bộ phim nó thích nhất Những thói quen thường gặp: Xoắn tóc: Trẻ cứ đưa tay lên lên đầu mà chẳng bận tâm gì về hành động này, ngón tay bắt đầu xoắn một chùm tóc. Và lần nào cũng vậy, đưa tay lên là trẻ xoắn đúng ngay chùm tóc đó. Nếu xoắn quá nhiều lần, chùm tóc đó sẽ mỏng hơn so với tóc ở những chỗ khác. Bú tay: đây là thói quen được hình thành do trước đây bé vẫn hay bú vú gỉa , bây giờ thì ngón tay được thế chỗ cho vú giả. Nếu trẻ cứ bú tay hoài, da tay của bé sẽ bị tấy đỏ và nức nẻ. Bú tay còn tạo ra sức ép lên răng của bé và có thể làm răng bị hô. Vuốt mặt: rất nhiều trẻ 2 tuổi, khi mải mê làm một việc gì đó thường hay đưa tay nhẹ nhàng vuốt má, cằm hoặc môi trên. Trẻ có những thói quen này là do khi dỗ dành hoặc vuốt ve con trẻ bạn vẫn thường vuốt má, vuốt cằm và vì vậy trẻ tiếp tục bắt chước những cử chỉ đó và dần trở thành thói quen. Ðung đưa, rung người: khi trẻ giận dỗi, bạn thường đặt trẻ ngồi lên chân, ôm bé vào lòng và khẽ đung đưa, rung người cho đến khi trẻ nguôi giận. Trẻ em rất thích trạng thái này và sẽ cố gắng tạo lại cảm giác như vậy bằng cách tự đung đưa khi chỉ có một mình. Cắn móng tay: Trẻ thích cắn móng tay hoặc cắn cả lớp da xung quanh ngón tay. Cũng giống như trẻ có thói quen bú tay, hành động tay tiếp xúc trực tiếp với miệng được lập đi lập lại nhiều lần. Không nên quá lo lắng vì những thói quen này của trẻ con vì chúng giúp đứa bé thấy thoải mái và dễ chịu. Ðó chỉ là những thói quen bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Giúp trẻ bỏ các thói quen đó: Tránh những cuộc tranh cãi về thói quen của trẻ: nếu bạn la mắng trẻ vì thói quen của chúng thì những hành động này sẽ diễn ra ngày một thường xuyên hơn. Ðừng tỏ ra quá tức giận và đem so sánh trẻ với một đứa trẻ khác kiểu như "Con coi, em Nhi có bao giờ xoắn tóc như con đâu." Hiểu vấn đề: trẻ nghĩ rằng bú tay rất là thú vị và không có lý do chính đáng nào để bú tay nhưng trẻ cũng thấy chẳng có lý do gì khiến chúng phải từ bỏ thú vui đó. Lập một phương án nhỏ: Không dễ gì để từ bỏ một thói quen nên không thể bắt ép trẻ phải từ bỏ ngay thói quen của chúng và cũng đừng trông mong một sự thay đổi tức thời của trẻ. Nói chuyện với con và bảo chúng bỏ thói quen đó trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó kéo dài khoảng thời gian ấy ra. Ghi nhận những thay đổi tích cực: trẻ con chỉ thực sự cố gắng từ bỏ thói quen khi sự cố gắng đó mang lại cho chúng một lợi ích nào đó. Hãy nói với con bạn: "Mẹ rất vui nếu con không bú tay nữa", "bạn con sẽ hết cười chọc con nếu con bỏ tật xoắn tóc" Phương pháp đơn giản như vậy nhưng sẽ mang lại kết quả tốt. . là những thói quen bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Giúp trẻ bỏ các thói quen đó: Tránh những cuộc tranh cãi về thói quen của trẻ: nếu bạn la mắng trẻ vì thói quen của chúng. Thói quen thường thấy ở trẻ Cắn móng tay, xoắn tóc, cắn môi Một đứa bé 2 tuổi dễ giật mình hay có những thói quen vô hại như trên mà chỉ thỉnh thoảng. thường vuốt má, vuốt cằm và vì vậy trẻ tiếp tục bắt chước những cử chỉ đó và dần trở thành thói quen. Ðung đưa, rung người: khi trẻ giận dỗi, bạn thường đặt trẻ ngồi lên chân, ôm bé vào lòng