1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài phát biểu 80 năm thành lập Đảng Của Đ/c Tô Huy Rứa

6 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 54 KB

Nội dung

THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC, NỖ LỰC XÂY DỰNG ĐHQGHN TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HÀNG ĐẦU CỦA CẢ NƯỚC (Bài phát biểu của đồng chí Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tại ĐHQGHN nhân kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội, ngày 3 tháng 2 năm 2010 ) Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí và các bạn! Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội – một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn nhất của cả nước, cái nôi của nền giáo dục đại học nước nhà. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm sâu nặng của một cựu sinh viên nhà trường, tôi chân thành gửi tới các giáo sư, các nhà giáo, nhà khoa học, công nhân viên chức và sinh viên trường ta lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Thưa các đồng chí và các bạn! Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cào ngày 3 tháng 2 năm 1930 là kết quả tất yêu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết qủa của quá trình sàng lọc, lựa chọn khiêm khắc của lịch sử; là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đội tiên phong của giai cấp công nhân do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đứng đầu. Đây là một đặc trưng về sự hình thành và ra đời của Đảng, dựa trên cơ sở một học thuyết cách mạng sáng tạo, với một quyết định lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự hiện thực hóa cuộc đấu tranh của dân tộc ta theo “Đường Kách mệnh” của Người. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã nêu Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi hoàn toàn dân theo Đảng làm cách mạng. Từ ngày ấy, nhân dân ta gọi Đảng là Đảng ta- một cách xưng gọi vừa gần gũi, thân thiết, vừa rất đặc sắc, ít có chính đảng nào trên thế giới có được. Mới 15 tuổi chỉ 5000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cuộc cách mạng Tháng Tám 1945 lở đất, long trời, lật nhào chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong 9 năm trường kỳ, gian khổ chống xâm lược Pháp, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, quân và dân ta lập nên nhiều chiến công vang dội, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu". Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ giải phóng và đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới chống đế quóc Mỹ xâm lược, mà còn là hồi kèn lệnh giục giã các quốc gia, dân tộc bị nô dịch đững lên rũ bỏ xiềng gông, cáo chung chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Hơn 20 năm chỗng Mỹ cứu nước đầy hi sinh, gian khổ, với đại thắng mùa xuân 1975 "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ cuối thập niên tám mươi, đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, do sự tấn công điên cuồng và xảo quyệt của các lực lượng thù địch, phản động, do những yếu kém, tha hóa và cả sụ phản bội từ bên trong, mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gặp những khó khăn, thử thách nghiệt ngã. Bằng bản lĩnh của một đảng cộng sản chân chính, bằng nhiều tìm tòi, khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, nâng tầm lý luận, Đảng vững tay chèo, vượt đá ngầm, sóng dữ, đưa con thuyền cách mạng bước vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới tên gọi Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ trở nên thân thiết, tự hào của nhân dân các dân tộc trên thế giới, thành “lương tri của thời đại”, “phẩm giá của loài người”. Từ một nước nông nghiệp đói nghèo, lạc hậu, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng một nước nghèo chậm phát triển có thu nhập bình quân đầu người trên 1200 USD; thành nước xuất khẩu gạo, hồ tiêu, cao su, hồ tiêu đứng trong tốp đầu của thế giới; mức tăng trường GDP và thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao trong nhiều năm liền, kể cả trong thời kì nhiều nước trên thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Việt Nam đã trờ thành thành viên Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO); được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009, hoàn thành xuất sắc vai trò chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc trong thánh 10 năm 2009; đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA năm 2010 Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Việt Nam trong 80 năm qua bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó, nhân tổ hàng đầu mang tính quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam – Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; một Đảng của cách mạng hết lòng vì nước vì dân, đúng như câu nói trong bài diễn văn nổi tiếng của Người tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng : ”Đảng ta vĩ đại vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Thưa các đồng chí và các bạn! Thực tiễn cách mạng nước ta những năm qua cũng như kinh nghiệm phát triển của nhiều nước khác đã cho thấy: tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới muốn phát triển mạnh mẽ và vững chắc, đều phải dựa vào nền tảng cơ bản, mang tính quốc sách hàng đầu là sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học - công nghệ. Trong điều kiện cụ thể của ta, đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Ý thức được điều đó, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo sự quan tâm đặc biệt. Dù phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài; dù vận nước có lúc “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng ta và Bác Hồ vẫn nêu quyết tâm diệt giặc đói, giặc dốt và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ngày 15-11-1945, trong bộn bề công việc, Bác Hồ vẫn dành thời gian tới giảng đường 19 Lê Thánh Tông của Đại học Quốc gia Việt Nam – tiền than của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay để chủ trì Lễ khai giảng đầu tiên của Đại học Quốc gia Việt Nam dưới chính thể cộng hòa. Quan điểm coi giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu của Đảng ta và Bác Hồ ngày càng được khẳng định, đề cao, kể cả trong những năm tháng đánh Pháp, đuổi Mỹ xâm lược, nhất là gần 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng về giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, xây dựng đội ngũ tri thức. Nhà nước đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng bằng pháp luật, chính sách phù hợp. Nhân dịp về dự Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tựu và Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được trong những năm qua, nhất là việc xây dựng thành công và phát huy thế mạnh của một trung tâm giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực lớn nhất cả nước, phù hợp với mô hình tiên tiến của thế giới; đã xây dựng được đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy đông đảo, chất lượng cao, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín trong và ngoài nước; bảo đảm sự kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu – triển khai với sản xuất – kinh doanh. Tầm vóc, vị thế, uy tín, thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày càng được nâng cao, tỏa rộng. Cũng nhân dịp này, tôi xin trao đổi và gợi ý một số vấn đề sau đây đề tập thể các giáo sư, nhà giáo, cán bộ, đảng viên, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội cùng nghiên cứu: Một là, khai thác tốt hơn mô hình đại học hàng đầu đa ngành, đa lĩnh vực và cơ chế của một đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ của Đại học Quốc gia Hà Nội. Việc Chính phủ ban hành các nghị định về thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là nhằm xây dựng hai trung tâm đại học lớn, mang tính đầu tàu cho giáo dục đại học cả nước. Do đó, Trường ta cần phải phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp, trước hết là thế mạnh đặc thù về khoa học cơ bản và cơ cấu đa ngành, liên ngành, để trong những năm tới vươn lên ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực, từng bước đưa một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế. Thứ hai, Đại học Quốc gia Hà Nội cần đặc biệt quan tâm đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nghiên cứu khoa học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao, trình độ cao, đào tạo nhân tài cho đất nước. Tôi mong rằng, trong tương lai không xa, các chương trình và nội dung đào tạo của Trường sẽ đạt chuẩn chất lượng khu vực và tiếp cận chuẩn chất lượng quốc tế trên một số lĩnh vực. Thứ ba, Đại học Quốc gia Hà Nội cần khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh về khoa học cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; ngoại ngữ; tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học sát hợp với đời sống xã hội, góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Cần kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, giữa khoa học với công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội cần nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước những luaanjc ứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách, đảm bảo công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài được thực hiện có hiệu quả trong điều kiện cụ thể của nước ta. Thứ tư là, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ khoa học đầu đàn, cán bộ giảng dạy nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, to lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Thứ năm là, bằng thực tiễn công tác đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học- công nghệ của mình, Đại học Quốc gia Hà Nội cần làm tốt hơn vai trò đầu tàu, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về xây dựng chủ trương, chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, xây dựng nền giáo dục đại học và khoa học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong những năm sắp tới. Nhân đây, tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương, thành phố Hà Nội và các địa phương quan tâm, phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển, xem đây là trách nhiệm chung trong nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nền kinh tế tri thức và nền văn minh trí tuệ thế kỷ XXI Thứ sáu là, xây dựng Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày càng trong sạch, vững mạnh; coi trọng công tác phát triển Đảng trong cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và sinh viên. Đảng ta sẽ trí tuệ hơn, giàu bản lĩnh và sáng tạo hơn, giàu sức sống và sức chiến đấu hơn nếu ngày càng có nhiều người tài, đức, có lý tưởng, hoài bão đứng vào hàng ngũ của Đảng, tham gia xây dựng Đảng. Nhân được tham dự Lễ kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng ở Đại học Quốc gia Hà Nội, mái trường thân yêu tôi từng được học tập, rèn luyện, trưởng thành, tôi muốn có đôi lời trao đổi chân thành với các em sinh viên. Nhìn lại trang sử vẻ vang 80 năm qua của Đảng ta, dân tộc ta, chúng ta thấm thía một chân lý giản dị: lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được truyền bá, vận dụng ở Việt Nam, ngay từ buổi đầu đã đáp ứng nguyện vọng thiêng liêng, tha thiết của các tầng lớp nhân dân ta, trước hế là tầng lớp học sinh, thanh niên trí thức yêu nước lúc bấy giờ. Nhu cầu có một Đảng cách mạng chân chính để lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống thực dân, phong kiến đã thúc đẩy các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và nhiều đảng viên Đảng Tân Việt và các nhóm yêu nước lúc đó tích cực vận động thành lập Đảng. Năm 1947, giữa bộn bề khó khăn, thử thách của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong “Thư gửi các bạn thanh niên”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các sự hi sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước”. Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Người viết: “Đảng ta đã đào tạo một thế hệ thanh niên cách mạng, gái cũng như trai, rất hăng hái, dũng cảm trong công tác”. ở tác phẩm cuối cùng của Người – “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Người khẳng định: “ Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cấp thiết”. Thưa các đồng chí và các bạn! Ôn lại những lời căn dặn quý báu, sâu nặng ân tình của Bác Hồ đối với đoàn viên, thanh niên, sinh viên để nhấn mạnh một điều: Sinh thời, Bác rất coi trọng, yêu mến, chăm sóc lớp người trẻ; Bác đánh giá cao vị trí, vai trò, cống hiến của những người trẻ, những người vừa có đức vừa có tài, giàu nhiệt huyết và sáng tạo. Tư tưởng “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và “vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” của Bác ngày càng tỏ rõ tính đúng đắn và xuyên suốt trong đường lối của Đảng ta và tư tưởng của Người: muốn có chủ nghĩ xã hội trước hết, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đó, đạo đức đó mãi mãi được các thế hệ cháu con trân trọng, gìn giữ, bồi đắp và phát huy. Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo; Nghị quyết Trung ương 6 (khóa Ĩ) về khoa học và công nghệ; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên, tôi mong Đảng bộ nhà trường, các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trường ta đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đưa cuộc vận động lớn này ở trường ta ngày càng thu được kết quả cao hơn, hiệu quả lớn hơn trong thời gian tới. Nhân dịp năm mới 2010 và trước thềm Xuân Canh Dần, tôi chúc toàn thể các giáo sư, các nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, đảng viên, công nhân viên và sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội dồi dào sức khỏe, dồi dào sức sáng tạo, nỗ lực vươn lên đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn trong đào tạo, xứng đáng với sự kì vọng, tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trân trọng cảm ơn! . TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC, NỖ LỰC XÂY DỰNG ĐHQGHN TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HÀNG ĐẦU CỦA CẢ NƯỚC (Bài phát biểu của đồng chí Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính. chủ trương của Đảng bằng pháp luật, chính sách phù hợp. Nhân dịp về dự Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tựu và. ngũ của Đảng, tham gia xây dựng Đảng. Nhân được tham dự Lễ kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng ở Đại học Quốc gia Hà Nội, mái trường thân yêu tôi từng được học tập, rèn luyện, trưởng thành, tôi

Ngày đăng: 03/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w