KIỂM TRA MỘT TIẾT VĂN 9- PHẦN THƠ MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số câu Đ KQ TL KQ TL KQ TL MÙA XUÂN NHO NHỎ CÂU C1 1 ĐIỂM 4đ 4đ SANG THU CÂU C2 1 ĐIỂM 3đ 3đ VIẾNG LĂNG BÁC CÂU C3 1 ĐIỂM 3đ 3đ TỔNG 1 - 4đ 1- 3đ 1- 3đ 3- 10đ Đề: Câu 1: Chép nguyên văn hai khổ thơ nói về tâm niệm của tác giả trong bài thơ MÙA XUÂN NHO NHỎ- Thanh Hải. Hình ảnh MÙA XUÂN NHO NHỎ có ý nghĩa như thế nào ? Câu 2: Theo em, cái hay và vẻ đẹp của khổ thơ: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu… Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu- Hữu Thỉnh) Là ở đâu ? Câu 3: Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương) Đáp án: Câu 1: Chép đúng hai khổ thơ 4-5 của bài thơ ( 2 điểm) sai 1 lỗi -0,25đ. Hình ảnh MÙA XUÂN NHO NHỎ- mùa xuân của tài hoa và sáng tạo, mùa xuân nghệ thuật thi ca… tất cả xin hoàn toàn kính dâng cho cuộc đời, cho nhân dân và đất nước suốt cả cuộc đời. Đó là tâm niệm đau đớn nhất của nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, đang sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình như là lời để lại trước lúc ra đi vẫn một mực chỉ nghĩ đến cuộc đời, đến hòa nhập và dâng hiến mà thật bình dị thân thương. Nhưng dâng hiến, hòa nhập mà không làm mất đi vẻ đẹp riêng của mỗi người, dù chỉ là một nốt trầm trong bản hòa ca nhưng là nốt trầm xao xuyến lòng người.(2đ) Câu 2: Các ý cơ bản sau: (3đ) + Giới thiệu bài thơ SANG THU của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo: Cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền bắc Việt Nam. + Phát hiện và phân tích cái hay và vẻ đẹp cùng ý nghĩa triết lí của câu thơ đã trích. - Ở hai câu đầu của khổ thơ là vẻ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của một con người trẻ trung duyên dáng thể hiện chính xác cái khoảnh khắc giao mùa. Quan sát và liên tưởng rất tinh tế. - Ở hai câu sau cái cảm nhận từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn và tính cách con người. Giải thích : Trên hàng cây đứng tuổi. Câu 3: - Tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác Hồ như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh.(3đ) . KIỂM TRA MỘT TIẾT VĂN 9- PHẦN THƠ MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số