PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG TRƯỜNG THCS YÊN VƯỢNG Số: 13 /BC- TĐKT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phỲC Yên Vượng, ngày 25 tháng 01 năm 2010 BÁO CÁO V/v Biểu dương điển hình tiên tiến từ năm 2005 – 2010 Phướng hướng nhiệm vụ, mục tiêu năm 2010 - 2015 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và nhữug người thi đua là những người yêu nước nhất”. Ngày 11-06-1948 người kêu gọi và phát động phong trào“ Thi đua Ái Quốc” người nói: “ Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất đinh thua” Tháng 8 năm 1961 phong trào thi đua Ái Quốc được đổi tên là phong trào thi đua “ Xã hội chủ nghĩa “ Với ngành giáo dục tháng 10 năm 1961 Hồ Chủ Tịch đã Chỉ thị “Thi đua xã hội chủ nghĩa trong ngành giáo dục là: “ Thi đua dạy tốt, học tốt “ gọi tắt là phong trào thi đua “ Hai tốt” Thực hiện Chỉ thị số 39–CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Thực hiện Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 28/11/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn; Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 25/12/2009 của UBND huyện Hữu Lũng; Công văn số 10/ SGDĐT- TĐKT ngày 06/01/2010 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn về việc tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến. Tiến tới Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ III, Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VIII. Thực hiện công văn số: 30 /TĐKT ngày 13/1/2010 của Phòng giáo dục huyện Hữu Lũng v/v Hướng dẫn tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến Trường THCS Yên Vượng báo cáo thi đua, biểu dương điển hình tiên tiến cá nhân và tập thể giai đoạn 2005 - 2010 và phương hướng, mục tiêu thi đua giai đoạn 2010 - 2015 theo các nội dung như sau : I. Khái quát chung về tình hình địa phương , những thuận lợi và khó khăn 1. Khái quát chung về tình hình địa phương Xã Yên Vượng nằm ở phía Đông Bắc huyện Hữu Lũng cách trung tâm huyện lỵ 12 km, diện tích tự nhiên hơn 3116 ha, dân số 2693 nhân khẩu /614 hộ ( Số liệu thống kế xã năm 2009 ). Xã có 7 thon gồm các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 70 % dân số trong toàn xã. Xã có địa bàn phức tạp, dân ở phân tán; 01 thôn thuộc vùng sâu, vùng xa của xã, cách trung tâm xã từ 4 đến 6 km. Nhân dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp và trồng đồi rừng, nên mức thu nhập còn thấp. Năm 2009 xã có 82 hộ nghèo 82/614 = 13,4 % (theo tiêu chí mới). Xã Yên Vượng có nhiều thế hệ con em tham gia vào các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Các mục tiêu về văn hoá- xã hội được Cấp Uỷ Đảng , chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo. Trường THCS Yên Vượng được thành lập từ năm 1964 trong những năm thực hiện cải cách giáo dục và đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước vào những năm thập kỷ 80 lại được sát nhập thành trường PTCS Yên Vượng đến tháng 9 năm 2006 trường THCS Yên Vượng lại được tách từ trường PTCS Yên Vượng. Hiện nay thực hiện và thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ sinh tăng tự 1 nhiên giảm từ 0,2 %. Hiện tại là 1,67 %. Tỷ lệ xét học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 100%, Xét tốt nghiệp trung học cơ sở đạt: 98% trở lên , tỷ lệ thi đỗ vào các trường phổ thụng trung học và cỏc trường dạy nghề đạt 70 % trở lên. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng hơn các năm trước từ 2 đến 3 %.Tổng số học sinh toàn xó năm học 2009-2010 là 525 em. Chia ra: Học sinh mầm non là: 146 học sinh, học sinh tiểu học là : 222 em. Học sinh THCS là: 157 Chất lượng giảng dạy và trỡnh độ đội ngũ giáo viên được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy có sự chuyển biến tích cực. Các chương trỡnh xó hội được quan tâm và đẩy mạnh. 2. Những thuận lợi và khó khăn 2.1.Thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ của cấp uỷ Đảng chính quyền, các ban ngành đoàn thể và hội cha mẹ học sinh chăm lo cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. - Cán bộ giáo viên đều yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được phân công, có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. - Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tỷ lệ CB, giáo viên đạt chuẩn cao: 13/16 = 81,3% nội bộ khá đoàn kết giúp đỡ nhau, thực hiện nghiêm túc 3 cuộc vận động do BGD-ĐT phát động. - Đối tượng học sinh ngoan không có tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. 2.2. Khó khăn: - Công tác xã hội hoá giáo dục đã được quan tâm xong chưa thực sự đẩy mạnh hoạt động thường xuyên. - Một số gia đình còn nhận thức về việc học tập của con, em mình là trách nhiệm chính của nhà trường, xã hội. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho con, em học tập do đó học sinh còn lười học, chưa phát huy hết khả năng học tập và rèn luyện bản thân nên kết quả chưa cao. - Cơ sở vật chất ngày một đầu tư, song so với nhu cầu hoạt động dạy, hoạt động học. Cơ sở vật chất còn rất nhiều thiếu thốn và khó khăn (như chưa có phòng hội đồng sư phạm, phòng chuyên môn, sân chơi chưa đảm bảo vệ sinh môi trường , nước sạch phục vụ cho sinh hoạt chưa có )những vấn đề trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của nhà trường, hạn chế rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng GD. II. Tình hình tổ chức và chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng của đơn vị : 1. Trên cơ sở Chỉ thị số 39–CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. các văn bản hướng dẫn của bộ GD& ĐT, của các cấp chính quyền, của Phòng GD& ĐT nhà trường đã tổ chức triển khai trong toàn thể cán bộ, giáo viên với 5 năm nội dung công tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục: Một là: Xây dựng nền nếp , kỷ cương dạy và học, kỷ luật học đường nâng cao, chất lượng giáo dục chú trọng giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, đổi mới phương pháp đánh giá trong dạy học, giữ vững quan điểm mục tiêu XHCN trong nội dung phương pháp giáo dục . Hai là: Đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, đồng bộ về loại hình giáo viên, nâng mức chuẩn về đội ngũ . Ba là: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, nhà trường xanh- sạch - đẹp tạo môi trường cảnh quan sư phạm . Bốn là: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục tạo sự đồng thuận trong nhân dân, các ban ngành vận động toàn dân chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, kết hợp giáo dục trong nhà trường, gia đình, xã hội. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đóng góp của xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục . 2 Năm là: Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đồng thời phát huy chủ động sáng tạo của cán bộ giáo viên, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác chỉ đạo quản lý trong nhà trường . 2. Hàng năm khi xây dựng kế hoạch năm học trường đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể từng mặt cần phấn đấu trong năm và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các tổ khối, tổ chức tự đăng ký các danh hiệu thi cá nhân, tập thể. Việc đăng ký thi đua là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không hề có sự gượng ép hay áp đặt vì trước khi thống nhất chỉ tiêu phấn đấu mọi văn bản liên quan đến thi đua nhiệm vụ năm học đều triển khai trong hội đồng sư phạm cùng suy nghĩ và định hướng phấn đấu cho cá nhân cũng nhưng công tác được giao trong năm học . Trong năm học nhà trường xây dựng kế hoạch phát động tổ chức các phong trào thi đua theo chủ điểm từng tháng, từng quỹ và cá năm học. Mỗi đợt thi đua nhà trường đề ra nội dung cụ thể phòng hợp với nhiều hình thức hoạt động phong phú, tạo không khi sôi nổi như: Hoạt động thể dục thể thao, hội diễn văn nghệ, các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp … Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi đua của ngành giáo dục hàng năm nhà trường tổ chức đánh giá xếp loại từng đồng chí CB,GV,NV cuối kỳ và cá năm học . 3. Nhà trường thường xuyên phối hợp với công đoàn tổ chức tốt các chương trình hành động và các cuộc vận động . Cuộc vận động “ Dân chủ hoá trường học, cơ quan giáo dục” Tổ chức tốt hội nghị CBVC hàng năm đầu năm học Đẩy mạnh nội dung 5 công khai và phát huy vai trò của ban thanh tra nhân dân trường học . Cuộc vận động “ Xã hội hoá giáo dục” đẩy mạnh chất lượng hoạt động của hội đồng giáo dục xã. Công đoàn tích cự tham mưu cấp Uỷ Đảng, chính quyền để các hoạt động giáo dục có hiệu quả, đúng điều lệ. Trong những năm qua việc thực hiện khoán thưởng chất lượng của nhà trường đã trở thành nền nếp và đạt hiệu quả cao. Cảnh quan sư phạm của nhà trường từng bước được cải thiện. Công tác xã hội hoá giáo dục được các cấp,các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn dân hưởng ứng đạt hiệu quả thiết thực . Cuộc vận động“ Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” nội dung được gắn liền tiêu chuẩn thi đua của giáo viên do đó toàn thể CB, GV đều tham gia. Duy trì nền nếp kiểm tra dân chủ 2 lần / năm học . Cuộc vận động xây dựng“ Gia đình nhà giáo văn hoá, kế hoạch hoá gia đình “ được phát động và thực hiện nghiên túc qua các năm học. Đầu năm học công đoàn vận động đăng ký cơ quan văn hoá , cơ quan an toàn, gia đình văn hoá và thực hiện kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả cao . Ngoài ra Đoàn đội nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi và thực sư trở thành phòng trào thi đua nòng cốt trong phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt “ III. Kết quả thực hiện các mục tiệu. 1. Kết quả, chất lượng giáo dục của trường THCS Yên Vượng Chất lượng giáo dục Năm học Số học sinh HS Giỏi HS Tiên tiến Lên lớp Lưu ban Hạnh kiểm TS Nữ DT SL % SL % SL % SL % 05 - 06 244 108 99 19 7,8 83 34 244 100 0 100 06- 07 226 108 95 6 2,7 65 28,8 214 94,7 5 2,2 100 07 - 08 191 95 73 7 3,7 59 30,9 183 95,8 2 1,1 100 08- 09 172 88 61 10 5,8 66 38,4 170 98,8 1 0,6 100 3 09 -10 160 74 53 Được sự quan tâm của Phũng Giỏo dục đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao. 2. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD, Công tác phát triển đảng viên. Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường đủ về số lượng theo quy định xong chưa đồng bộ , trỡnh độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm quản lý. Có ý thức học tập để nâng cao trỡnh độ chuyên môn Đội ngũ giáo viên trong 5 năm gần đây thiếu giáo viên môn Địa và thừa giáo viên môn tiếng Anh. Tỷ lệ giáo viên trên lớp so với quy định đảm bảo theo quy định Cụng tỏc phỏt triển Đảng luôn được quan tâm, mỗi năm nhà trường mơí kết nạp được 013 Đảng viên. Số liệu cụ thể như sau: 2005 - 2006 2006 – 2007 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 SL % SL % SL % SL % SL % Cỏn bộ quản lý 2 100 2 100 2 100 2 100 2 100 Số Đảng viên 2 100 2 100 2 100 2 100 2 100 Trình độ Đại học 1 50 1 50 Cao đẳng 2 100 2 100 2 100 1 50 1 50 Trung cấp Đội ngũ giáo viên 19 19 19 19 17 Nữ 15 14 14 14 13 Dân tộc 6 7 7 7 7 Đảng viên 3 4 7 8 11 TĐ đào tạo: Đại học 2 2 3 3 Cao đẳng 13 12 12 12 12 Trung cấp 5 5 5 4 3 3. Công tác quản lý kế hoạch phát triển giáo dục, quy mô trường lớp, học sinh, CSVC, thiết bị Khối lơp 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 Số lớp Học sinh Số lớp Học sinh Số lớp Học sinh Số lớp Học sinh Số lớp Học sinh 6 2 54 2 54 2 39 2 43 2 39 7 2 61 2 51 2 48 1 35 2 42 8 2 67 2 57 2 51 2 44 1 33 9 2 62 2 64 2 53 2 50 2 43 Tổng 8 244 8 226 8 191 7 172 7 157 - Quy mô phát triển trường lớp luôn đảm bảo. Tỷ lệ học sinh tăng giảm không đáng kể ( chủ yếu là học sinh chuyển trường) 4 - Cơ sở vật chất của nhà trường 09 phòng (đều là cấp 3 được xây dựng sau năm 1993 nhưng đó xuống cấp, nề lỳn, tường nứt so với quy định trường còn thiếu nhiều phòng bộ môn . Không có phòng Hội đồng, phòng chức năng - Thiết bị dạy học được cấp mỗi khối 01 bộ tuy nhiên những đồ dùng dạy học quá trình sử dụng đó thất thoát và hư hỏng nhiều vỡ chất lượng không đảm bảo. Ngoài các đồ dùng được cấp nhà trường còn có nhiều đồ dùng do giáo viên tự làm. 4. Kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi cỏc cấp. STT Năm học Số HS xét Tốt nghiệp Số HS được công nhận tốt nghiệp Tổng số TS tự do HS nữ HS dân Tổng số Tỉ lệ TS tự HS nữ HS dân Loại giỏi Loại khỏ Loại TB SL % SL % SL % 1 2005 - 2006 62 20 23 62 100.00 0 20 23 3 4,8 23 37,1 36 58,1 2 2006 - 2007 64 25 32 64 100.00 0 25 32 1 1,6 20 31,3 43 67,1 3 2007 - 2008 53 24 19 53 100.00 0 24 19 1 1,9 15 28,3 37 69,8 4 2008 - 2009 50 31 21 50 100.00 0 31 21 3 6.00 19 38 28 56 Tổng 229 100 95 229 100 0 100 95 8 3,5 77 33,6 144 62,9 + Thi học sinh Giỏi các cấp: Song song giáo dục toàn diện công tác đầu tư cho mũi nhọn đó được trú trọng. Các chỉ số Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 Số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi 0 01 giải ba môn Hoá - cấp Huyện 01 giải KK môn Ngữ Văn – cấp Huyện 0 02 Giải nhất môn Điền kinh cấp huyện và tỉnh - Môn Điền kinh: Giải nhất cấp huyện, giải nhì cấp tỉnh- giải nhì quốc gia. -Thi Giai điệu TH cấp huyện: giải 3 toàn đoàn 5. Kết quả thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2005 – 2010 * Công tác phổ cập giáo dục Trường được công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ năm 1996 và phổ cập Giáo dục THCS năm 2004. Trong những năm qua nhà trường đã chỉ đạo và thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục THCS cụ thể như sau: - Nhà trường phân công giáo viên đi điều tra phổ cập, bổ sung kịp thời số trẻ mới sinh, số chuyển đến, chuyển đi cho chính xác đầy đủ. - Triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động "Ngày toàn dân đưa trẻ tới trường", huy động tối đa học sinh hoàn thành tiểu học vào lớp 6, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban tới mức thấp nhất. 5 - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm 2005 2006 2007 2008 2009 SL % SL % SL % SL % SL % Tuyển sinh vào lớp 6 54/55 98,2 48/48 100 61/62 98,4 41/41 97,6 38/38 100 Độ tuổi 15- 18 TNTHCS 210/269 78,1 205/255 80,4 205/244 84,01 182/216 84,3 174/208 83,7 * Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia Trường chưa đủ các tiêu chí để được công nhận trường chuẩn Quốc gia ( chỉ có tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý; Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục là đạt tiêu chuẩn). Hiện nay nhà trường đã xây dựng kế hoạch đến năm 2020 trường sẽ đủ các tiêu chuẩn để công nhận đạt trường chuẩn quốc gia 6. Kết quả thi đua khen thưởng của trường từ 2005 - 2010. Danh hiệu 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 2008- 2009 SL % SL % SL % SL % Trường Đạt tiên tiến 0 0 1 100 1 100 1 100 Tổ đạt LĐTT 1 33,3 2 66,7 3 100 3 100 Chiến sỹ thi đua 2 8,7 2 8,3 1 4,2 1 4,5 Lao động tiên tiến 8 34,8 9 37,5 17 70,8 17 77,3 IV- Nhưng tồn tại, nguyên nhân tồn tại, bài học kinh nghiệm trong 5 năm : 1. Những tồn tại : - Nhận thức: Còn có cá nhân có biểu hiện nhận thức chưa rõ, chưa sâu về mục đích, ý nghĩa thi đua . - Thi đua khen thưởng chưa kịp thời do đó chưa khơi dạy được tiềm năng sẵn có của tập thể và cá nhân trong đơn vị . - Việc đánh giá thi đua sơ kết, tổng kết phong trào thi đua của đơn vị còn chậm, chưa thật sư thi đua đạt chất lượng cao . 2. Nguyên nhân tồn tại : - Sở dĩ có hạn chế trên là chủ yếu do nhận thức của một số giáo viên, nhân viên còn chậm, chưa theo kịp các yêu cầu thi đua trong giai đoạn mới. Cán bộ làm công tác thi đua của đơn vị đều kiêm nghiệm quá nhiều công việc nên chưa đáp ứng yêu cầu thi đua khen thưởng vì vậy việc tham mưu cho hội đồng giáo dục, hội đồng thi đua khen thưởng chỉ đạo phong trào thi đua còn nhiều hạn chế . 3. Một số bài học kinh nghiệm : - Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng và phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể với chính quyền trong công tác thi đua khen thưởng . - Nâng cao nhận thức trách nhiệm về tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng trong trường học, trong CB,GV, NV và học sinh . - Coi trọng việc tổ chức hội nghị CBCC trong trường học, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu, đăng ký thi đua, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, đồng thuận giúp đỡ nhau trong công tác 6 - Lấy việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, của đơn vị làm nội dung phong trào thi đua từng giai đoạn cụ thể . Lấy chất lượng hiệu quả giảng dạy, học tập làm tiêu chuẩn phấn đấu là thước đo để đánh giá bình xét các danh hiệu thi đua . - Đánh giá tổng kết thi đua công bằng, công khai khen thưởng , động viên kịp thời nâng cao hiệu quả chất lượng của thi đua . Kết hợp tốt thi đua với công tác thanh tra, kiểm tra để động viện khuyến khích đồng thời gắn trách nhiệm của tổ và cá nhân trong nhiệm vụ được giao . V. Phương hướng nhiệm vụ và nội dung công tác thi đua khen thưởng 2010-2015 1- Tiếp tục tổ chức triển khai cho cán bộ, giáo viên học tập nghiêm túc các chuyên đề đạo đức, lối sống chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc và tuyên truyền có hiệu quả chỉ thị 06/CT/TW của bộ chính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ”Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Và chỉ thị số: 33/2006/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Các văn bản, quy chế chuyên môn, điều lệ nhà trường, chỉ thị 40/CT-TW ngày 15-02-2007 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, Luật giáo dục năm 2005, Luật bảo hiểu y tế và các văn bản quy định chế độ chính sách nhà giáo, đường lối pháp luật nhà nước. Thực hiện Chỉ thị số 39 – CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hỡnh tiờn tiến. 2.Tổ chức tốt hội nghị CBCC , Đăng ký bình xét thi đua một các khoa học nhằm khơi dậy tiềm năng sức mạnh của tập thể , cá nhân trong thực hiện phong trào thi đua . - Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá học sinh trên cơ sở rút kinh nghiệm những tồn tại và tập chung tìm giải pháp. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội trong trường học. - Duy trì số lượng học sinh ở các khối lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. - Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động hai không với bốn nội dung "Không tiêu cực trong thi cử, không bệnh thành tích trong giáo dục", “Không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh không đạt chuẩn lên lớp”, cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực “. - Tăng chỉ tiêu chất lượng thực, đảm bảo duy trì giữ vững, nâng tỷ lệ đạt và vượt chuẩn phổ cập PCGD-THCS . - Duy trì giữ vững phong trào thi đua"Hai tốt", phong trào TDTT, văn hoá văn nghệ và các hoạt động khác. Được duy trì đều đặn, thường xuyên. 3- Thực hiện tốt công tác"Dân chủ trong Trường học". Đẩy mạnh và phát huy tích cực cuộc vận động xã hội hoá giáo dục và phong trào khuyến học Tạo thuận lợi cho giáo dục phát triển. 4- Làm tốt chức năng tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành đoàn thể và hội cha mẹ phụ huynh học sinh tham gia công tác giáo dục. 5- Phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. 6- Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý hồ sơ, xử lý nghiêm những giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật và quy chế chuyên môn. 7- Quản lý chặt chẽ các khoản đóng góp của nhân dân, ngân sách nhà nước theo đúng quy định của tài chính và quyết toán công khai dân chủ . 8- Quan tâm đến công tác phát triển Đảng, tạo điều kiện giúp đỡ đoàn viên ưu tú đi học lớp tìm hiểu về Đảng và giúp Đoàn viên công đoàn ưu tú vào Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi nhiệm vụ. Hoàn thành nhiệm vụ năm học. 7 Trên đây là mục tiêu, nội dung và các biện pháp thực hiện phong trào thi đua giai đoạn 2010-2015 mỗi CB, GV, NV và học sinh của trường THCS Yên Vượng huyện Hữu Lũng Quyết tâm thực hiện “ Thi đua khen thưởng là động lực phát triển, là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. ” Không thể không thi đua, đã có thi đua không thể không khen thưởng “ Nơi nhận HIỆU TRƯỞNG - Lãnh đạo PGD&ĐT Huyện Hữu Lũng (BC) - HĐGD Xã Yên Vượng ( BC) - Công đoàn CS trường - Các Tổ CM trường - Lưu VT Lăng Văn Đức 8 . bình xét các danh hiệu thi đua . - Đánh giá tổng kết thi đua công bằng, công khai khen thưởng , động viên kịp thời nâng cao hiệu quả chất lượng của thi đua . Kết hợp tốt thi đua với công tác thanh. người nói: “ Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất đinh thua” Tháng 8 năm 1961 phong trào thi đua Ái Quốc được đổi tên là phong trào thi đua “ Xã hội chủ nghĩa. nghĩa thi đua . - Thi đua khen thưởng chưa kịp thời do đó chưa khơi dạy được tiềm năng sẵn có của tập thể và cá nhân trong đơn vị . - Việc đánh giá thi đua sơ kết, tổng kết phong trào thi đua