Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
209 KB
Nội dung
;LÝ THUYẾT 1/ Trình bày và so sánh điều kiện FOB và FCA theo INCOTERMS 2000? 2/ Trình bày và so sánh điều kiện CFR và CPT theo INCOTERMS 2000? 3/ Trình bày và so sánh điều kiện CIF và CIP theo INCOTERMS 2000? 4/ Trình bày và so sánh điều kiện CIF và DES/DEQ theo INCOTERMS 2000? 5/ Khi mua bán hàng hóa qua kho ngoại quan tại nước người bán hoặc nước người mua thì nên sử dùng điều kiện gì? Trình bày nội dung của điều kiện đó? 6/ Trình bày nội dung của phương thức thanh toán chuyển tiền? Cách thức vận dụng và phòng chống rủi ro? 7/ Trình bày nội dung của phương thức thanh toán L/C? Cách thức vận dụng và phòng chống rủi ro? 8/ Trình bày đặc điểm và điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực tại Việt Nam? 9/ Trình bày các tiêu thức thể hiện chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng ? 10/ Trình bày cách thức quy định việc giám định hàng hóa theo hợp đồng ? 11/ Trình bày nội dung của các chứng từ thanh toán ( hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói, chứng thư xuất xứ, chứng thư giám định, chứng thư bảo hiểm, hối phiếu thanh toán)? 12/ Trình bày nội dung của điều khoản bất khả kháng? Thủ tục ghi nhận? 13/ Trình bày nội dung của điều khoản trọng tài? Các vấn đề cần lưu ý? 14/ So sánh hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng gia công hàng xuất khẩu? 15/ So sánh chào hàng cố định và chào hàng tự do? Khi nào chào hàng trở thành hợp đồng? 16/ Trình bày qui trình xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB Saigon Port.Thanh toán bằng L/C trả ngay? 17/ Trình bày qui trình xuất khẩu cà phê theo điều kiện FCA Danang Port.Thanh toán bằng CAD? 18/ Trình bày qui trình nhập khẩu phân bón theo điều kiện CFR NhaTrang Port. Thanh toán bằng L/C trả chậm 90 ngày kể từ ngày giao hàng ? 19/ Trình bày nội dung của phương thức giao dịch mua bán qua trung gian? 20/ Trình bày nội dung của phương thức giao dịch mua bán đối lưu? 21/ Trình bày nội dung của phương thức kinh doanh tái xuất? 1 BÀI TẬP Bài số 1: Anh (chị) hãy chỉ câu trả lời đúng sau đây theo INCOTERMS 2000: 1/ Star.Co (Nhật Bản) ký hợp đồng mua gạo của Hope.Co(Việt Nam) . Người mua có nghĩa vụ thuê tàu để chuyên chở hàng hóa và người bán hết trách nhiệm khi hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng bốc Việt Nam . Điều kiện giao hàng là: a) FOB Osaka Port b) FOB Sai Gon Port c) CFR Hai Phong Port d) CFR Kobe Port 2/ Sun.Co (Việt Nam) ký hợp đồng mua phân bón của Moon.Co(USA) . Người bán có nghĩa vụ thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa và hết trách nhiệm khi hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng bốc Tampa (Florida). Điều kiện giao hàng là: a) CFR Tampa Port b) CIF Tampa Port c) CIF Sai Gon Port d) CFR Sai Gon Port 3/ Bull.Co(Hong Kong) ký hợp đồng bán thiết bị cho Bear.Co(Việt Nam). Hàng được đóng trong các container 20 feet giao tại (C.Y) của cảng Hồng Kông. Người bán có nghĩa vụ thuê tàu và hết trách nhiệm khi hàng được đưa đến bãi tập kết quy định. Điều kiện giao hàng là: a) FCA Hong Kong Port b) CPT Hong Kong Port c) FCA Sai Gon Port d) CPT Sai Gon Port 4/ Red.Co (Hà Lan) ký hợp đồng bán một dây chuyền sản xuất cho Black.Co (Việt Nam). Người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro ( trừ thủ tục thông quan và nộp thuế nhập khẩu) để giao hàng cho người mua tại Vũng Tàu. Hàng được chuyên chở bằng máy bay. Điều kiện giao hàng là: a) DEQ Vung Tau b) DDP Vung Tau c) DDU Vung Tau d) DES Vung Tau 2 5/ Chip.Co(Việt Nam) ký hợp đồng mua hàng của Chicken.Co (Pháp). Hàng này người bán mua lại của một nhà cung cấp ở Thụy Sỹ và hàng sẽ được giao tại Thụy Sỹ theo lộ trình Air-Sea. Người bán phải thuê phương tiện vận tải, trả cước vận tải và giao hàng cho người vận tải đầu tiên. Điều kiện giao hàng và chứng từ vận tải tương ứng là: a) CFR Sai Gon Port và Bill of Lading b) CPT TanSonNhat Airport và Airway Bill c) CPT Sai Gon Port và Combined Bill of Lading d) CFR TanSonNhat Airport và Combined Bill of Lading Bài số 2: Một nhà xuất khẩu ở Việt Nam, xuất khẩu cá basa cho một nhà nhập khẩu ở Mỹ theo điều kiện CIF. Hàng được bốc tại cảng Sài Gòn và được dỡ tại cảng San Francisco. Hãy cho biết: 1) Địa điểm chuyển giao rủi ro là địa điểm nào ? 2) Địa điểm viết kèm theo CIF trong hợp đồng ngoại thương ? 3) Ai là người mua bảo hiểm và ai là người được mua bảo hiểm ? 4) Ai là người làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu ? 5) Ai là người thuê tàu và ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa ? 6) Ai là người ký phát vận đơn đường biển ? Bài số 3: Một nhà xuất khẩu ở Đức, xuất khẩu máy móc thiết bị toàn bộ cho một nhà nhập khẩu ở Việt Nam theo điều kiện DDP. Hàng được giao tại kho hàng ở Hamburg và được nhận tại ICD Phước Long (Thủ Đức). Hãy cho biết: 1) Địa điểm chuyển giao rủi ro là địa điểm nào ? 2) Địa điểm viết kèm theo DDP trong hợp đồng ngoại thương ? 3) Ai là người mua bảo hiểm và ai là người được mua bảo hiểm ? 4) Ai là người làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu ? 5) Ai là người thuê phương tiện vận tải và ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa ? 6) Ai là người ký phát vận đơn ? Bài số 4: Chọn điều kiện thương mại quốc tế thích hợp theo INCOTERMS 2000: 1) 2) 3) 3 4) Nhà xuất khẩu chủ động thuê tàu để giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc. sNhà nhập khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa. 5) Nhà xuất khẩu thuê tàu và gánh chịu mọi rủi ro để giao hàng cho nhà nhập khẩu tại cầu cảng của cảng đến. 6) Nhà xuất khẩu giao hàng qua lan can tầu taị cảng bốc. Việc thuê tàu và mua bảo hiểm nhà nhập khẩu tự lo. 7) Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí (kể cả đóng thuế nhập khẩu) và gánh chịu mọi rủi ro để giao hàng tại kho của nhà nhập khẩu. 8) Nhà xuất khẩu thuê tàu, mua bảo hiểm và giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc là hết trách nhiệm. Tính giá cho các trường hợp trên, cho biết: + Giá xuất xưởng: 200 + Chi phí bốc hàng tại xưởng: 2 + Chi phí vận chuyển trong nước XK/NK: 8/10 + Chi phí vận chuyển ngoại thương: 30 + Phí bốc hàng /dỡ hàng tại cảng bốc, cảng dỡ: 3/4 + Lệ phí thông quan XK/NK: 3/5 + Thuế XK: 0% +Thuế NK: 10%giá CIF + Tỷ suất phí bảo hiểm: R=0,25% Bài số 5: Chọn điều kiện thương mại quốc tế thích hợp theo INCOTERMS 2000: Người bán ở Nhật Bản. Cảng giao hàng là Osaka. Người mua ở Việt Nam. Cảng nhận hàng là Sài Gòn. Hàng giao là 2 container thiết bị y tế. 1) Người bán giao hàng tại Inchu Warehouse và hết nghĩa vụ. 2) Người mua đề nghị người bán giao hàng tại C.Y ở cảng Nhật Bản. Phương tiện vận tải người mua tự lo. 3) Người mua đề nghị người bán giao hàng tại C.Y ở cảng Nhật Bản. Phương tiện vận tải người bán lo. 4) Người bán chấp nhận đề nghị 3 nhưng muốn mua bảo hiểm cho hàng hóa. 5) Người mua đề nghị người bán chịu mọi chi phí, rủi ro trừ việc đóng thuế nhập khẩu để giao hàng cho người mua tại kho của mình. Tính giá cho các truờng hợp trên, biết: 4 + Giá giao cho người vận tải tại C.Y: 235 + Chi phí bốc hàng tại xưởng : 5 + Chi phí vận chuyển trong nước XK/NK: 15/18 + Chi phí vận chuyển ngoại thương : 35 + Phí bốc hàng /dỡ hàng tại C.Y: 7/8 + Lệ phí thông quan XK/NK: 3/5 + Thuế XK: 0% + Thuế NK: 10%giá CIP + Tỷ suất phí bảo hiểm: R=0,25% Bài số 6: Nghiên cứu các tình huống Điển cứu số 1: Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng bán 5100 MT cát ziricon cho công ty Y (Australia). Giao hàng theo điều kiện FOB Sai Gon Port. Thanh toán bằng L/C at sight. Vận đơn phát hành ngày 9/2…xác nhận hàng hóa lên tàu ở tình trạng tốt. Hàng đã được chuyển vào hầm số 1 tầng trên (hầm 1A), hầm trên số 2 (hầm 2A) và hầm số 4. Khi tàu đến Burnside ngày 31/3…, hàng trong hầm 1A đã bị hư hại. Một công ty giám định kết luận nước đã vào hầm từ nắp hầm tàu và từ khoang dằn tàu trên. Cát đã bị ướt nghiêm trọng. Khoang dằn tàu tiếp giáp với hầm 1A có chứa một lượng nước ngọt lấy từ sông Mississipi trước khi tới Burnside. Số hàng bị hư hại được chuyển xuống xà lan là 1.012.MT. 1) Người bán có phải gánh chịu rủi ro trong trường hợp này không ? 2) Người mua khiếu nại chủ tàu về lỗi “ tàu không đủ khả năng đi biển” đúng hay sai ? Điển cứu số 2: Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng mua 500 MT thép theo điều kiện CFR Sai Gon Port. Hợp đồng qui định hàng bốc lên tàu khởi hành từ bất kỳ cảng nào của Châu Âu (any port of Europe) và theo bất kỳ tuyến đường vận chuyển nào (any route) theo sự lựa chọn của người bán (Công ty Y). Thanh toán bằng D/P. Một tháng sau khi ký hợp đồng , công ty X gửi cho công ty Y một văn bản yêu cầu “hàng phải được chở theo tuyến thông thường” đến thẳng Saigon và Y chấp nhận. Công ty Y gửi yêu cầu này đến người trung gian vận chuyển của mình và yêu cầu: “tàu chở hàng theo tuyến thông thường, đi trực tiếp đến cảng Saigon”. Không may là con tàu chở hàng xuất phát từ Anwerp khi đến Rotterdam để dỡ 12.000 MT đường xuống thì bị các chủ nợ của tàu tịch thu tàu để bán đấu giá, sau khi toàn bộ hàng được dỡ xuống và lưu kho theo lệnh của tòa án Dunkerque. Do không nhận được số thép nói trên nên X đã quyết định hủy hợp đồng và yêu cầu Y phải bồi thường mọi thiệt hại. Y cho rằng họ không có trách nhiệm và qui lỗi cho hãng tàu. 1) Người bán đã chuyển rủi ro của hàng hóa sang người mua chưa ? 5 2) Có sự đồng ý để chỉnh sửa lại điều khoản vận chuyển trong hợp đồng hay chưa? 3) Ai phải bồi thường thiệt hại cho người mua ? Điển cứu số 3: Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng bán gạo cho công ty Y (Angiêri) ngày 27/11 với số lượng 10.000MT, dung sai 5% theo điều kiện CIF Oran Port và thuê tàu của Singapore. Thanh toán khi chứng từ gửi sang ngân hàng Angiêri và được người mua hàng đồng ý. Ngày 12/1 xác nhận hàng sạch, đã bốc lên tàu với số lượng 10.024 MT. Hai tháng sau ngày giao hàng tàu vẫn chưa đến Angiêri (thông thường từ 3 đến 4 tuần). Theo các thông tin nhận được thì tàu vẫn không thể quá cảnh qua kênh đào Suez do có tranh chấp phát sinh giữa người vận chuyển và chủ sở hữu tàu. Khi tàu đến Gibralta thì bị bắt giữ theo yêu cầu của ngân hàng nhận cầm cố của chủ tàu và bị bán với giá 1.400.000USD. Số hàng hóa trên tàu bị dỡ xuống trước khi tàu đến được Gibralta và không xác định hàng đang ở đâu. 1) Người bán đã chuyển giao rủi ro của hàng hóa cho người mua chưa ? 2) Người mua từ chối trả tiền có đúng không ? Bài số 7: Có số liệu về phương án kinh doanh xuất khẩu hàng hóa như sau (VNĐ/kg) + Chi phí thu mua 4500 + Chi phí sơ chế 300 + Chi phí vận chuyển 700 + Chi phí bốc hàng xuống tàu 200 + Chi phí thông quan xuất khẩu 100 + Phụ phí xuất khẩu 1%giá xuất khẩu + Phí trả lãi vay 1%tháng (vay 3 tháng để trả toàn bộ các chi phí xuất khẩu) + Giá xuất khẩu dự kiến là 421 USD/MT FOB Sai Gon Port a. Tính Txk khi Tg là 15.927 VND/USD b. Tính Pxk nếu như số lượng xuất là 2.500MT Bài số 8: Có số liệu về phương án kinh doanh xuất khẩu hàng hoá như sau (VNĐ/kg) + Chi phí thu mua 6.200 + Chi phí vận chuyển 400 + Chi phí bốc hàng xuống tàu 200 6 + Chi phí thông quan xuất khẩu 300 + Phí trả lãi vay 1%tháng (vay 3 tháng để trả toàn bộ các chi phí xuất khẩu) + Giá xuất khẩu dự kiến là 523USD/MT CFR Osaka Port (F=30 USD/MT) a. Tính giá FOB và Txk khi Tg là 15.927đVN/USD b. Tính Pxk nếu như số lượng xuất là 3.500MT Bài số 9: Có số liệu về phương án kinh doanh xuất khẩu hàng hóa như sau (VNĐ/kg) + Chi phí thu mua 2.800 + Chi phí sơ chế 200 + Chi phí vận chuyển 150 + Chi phí bốc hàng xuống tàu 150 + Chi phí thông quan xuất khẩu 63 + Phí trả lãi vay 1%tháng (vay 3 tháng để trả toàn bộ các chi phí xuất khẩu) + Giá xuất khẩu dự kiến là 255,63 USD/MT CIF Osaka Port (F=15USD/MT, R=0,25%) a. Tính giá FOB và Txk khi Tg là 15.927đVN/USD b. Tính Pxk nếu như số lượng xuất là 4.000MT Bài số 10 : Có số liệu về phương án kinh doanh nhập khẩu hàng hóa như sau : + Giá nhập khẩu hàng hóa :2,5 USD/pound CIF Hai Phong Port (1 pound = 0,45kg) + Thuế nhập khẩu hàng hóa : 10% giá nhập khẩu + Thuế giá trị gia tăng : 10% giá nhập đã tính thuế nhập + Lãi vay ngân hàng : 1% tháng (vay 3 tháng để trả tiền nhập khẩu hàng hóa) + Giá bán buôn dự kiến : 130.000VND/kg a. Tính Tnk khi Tg là 15.927VND/USD b. Tính Pnk nếu như số lượng nhập là 100MT 7 Bài số 11: Công ty X (Việt Nam) sau khi nghiên cứu thị trường Nhật Bản thấy rằng sản phẩm tương tự như của mình đang bán tại Nhật với giá 15.600JPY /bộ (giả định 1USD =1 20JPY) Hàng hóa qua hệ thống phân phối như sau: Nhà xuất khẩu → Nhà nhập khẩu → Nhà bán buôn → Nhà bán lẻ → Người tiêu dùng Nhà bán buôn hưởng lợi 5% giá bán buôn. Nhà bán lẻ hưởng lợi 10%giá bán lẻ. Nhà nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu là 1% giá nhập khẩu và hưởng lợi 5% giá nhập. Cho biết công ty X cần đưa mức giá xuất khẩu FOB chào bán là bao nhiêu? Cước phí vận chuyển từ cảng Việt Nam đến cảng Nhật Bản là 10USD/bộ và R=0,25% Bài số 12: Lập phương án nhập khẩu hàng hóa Công ty Verbena Elictric hy vọng sẽ xuất khẩu được loại sản phẩm bán chạy nhất của mình loại quạt điện nhỏ nội địa sang Việt Nam. Qua nghiên cứu thị truờng Việt Nam cho thấy rằng ở Việt Nam đã có 15 nhãn hiệu quạt điện, trong đó có các nhãn hiệu được sản xuất ngay tại Việt Nam, các loại quạt điện đắt tiền, được điều khiển bằng điện tử nhập từ Châu Âu, cho đến các loại quạt rẻ tiền nhập từ Trung Quốc. Qua nghiên cứu, Robin, trưởng phòng xuất nhập khẩu của công ty Verbena Electric thấy rằng loại quạt cuả công ty có giá cạnh tranh được. Robin bắt đầu tiến hành những cuộc thảo luận với trưởng phòng nhập khẩu của công ty Trung Việt (giả sử là bạn). Bạn đặc biệt thích mua loại quạt quay vòng 180, 3 tốc độ, có kiểu dáng hiện đại, thanh thoát. Robin là một tay lão luyện về đàm phán: Anh ta thừa biết rằng khi anh ta chào giá, thì mức giá này phải là giá dành cho hàng được mô tả chính xác, giao hàng trong điều kiện nêu lên một cách chuẩn xác. Anh ta đã chào đơn giá là 22$ và nói rõ đơn giá này là căn cứ trên những cơ sở sau: • Số lượng hàng phải đạt 3000 chiếc • Quy cách của quạt là y như nhau – riêng màu: 1000 chiếc có màu vàng ánh kim,1000 chiếc màu đen và 1000 chiếc màu đỏ. • Không có phụ thêm đóng gói hay chỉ dẫn an toàngì khác ngoài những điều thông thường ở Verbena • Giao hàng theo điều kiện FOB Verbena Port • Thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả ngay • Thời hạn giao hàng là 3 tuần từ ngày Robin nhận được thông báo rằng L/C đã được mở • Thời hạn bảo hành đối với quạt là 3 tháng tính từ ngày giao. Bạn có những cân nhắc sau: 8 Về quy mô của đơn hàng Bạn không dám chắc là mình mua được 3000 chiếc, mà muốn mua thử xem thị trường có tiêu thụ được hay không , rồi sau sẽ đặt mua thêm nếu công việc tiến hành suôn sẻ. Robin đưa ra 2 điểm: trước hết là chi phí vận chuyển sẽ tăng nếu đặt mua ít hơn, và lẽ 3000 quạt là vừa một container ; thứ hai là đối với đơn đặt mua ít hơn thì đơn giá sẽ tăng. Ví dụ đặt mua 1000 chiếc thì đơn giá là 25$, chứ không phải là 22$. Quy cách phẩm chất Bạn thích màu vàng, Robin sẵn sàng hạ thấp giá mỗi chiếc là 50 xu nếu toàn bộ lô hàng là quạt một màu . Bao bì Bao bì và nhãn an toàn đối với các sản phẩm chạy điện. Robin đã tính rằng nếu thỏa mãn những tiêu chuẩn của bạn đề ra thì cộng thêm vào giá mỗi quạt ít nhất là 40 xu. Incoterms 2000 Bạn muốn giao hàng theo điều kiện CIF, thành phố Hồ Chí Minh. Robin thông báo rằng cước phí chuyên chở từ cảng Verbena đến thành phố Hồ Chí Minh là 0,17$/chiếc và tỷ suất phí bảo hiểm thấp nhất là 0,25%. Điều kiện thanh toán Bạn không thích thanh toán theo thư tín dụng và thích mua bán theo phương thức T/T trả chậm sau 30 ngày và giảm giá 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày sau khi giao hàng. Robin giải thích rằng việc mua bán theo phương thức T/T sẽ làm tăng chi phí vì ông ta sẽ cần phải mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để phòng ngừa rủi ro với tỷ suất phí là 0,5% trên giá bán. Ngày giao hàng Bạn đặt câu hỏi về thời hạn giao hàng 3 tuần sau khi mở L/C , Robin một lần nữa đáp lại bằng điều kiện nếu muốn lấy hàng sớm hơn thì ông có thể thu xếp được, nhưng chỉ bằng cách tăng thêm ca làm, mà như vậy sẽ phát sinh thêm chi phí. Giá của ông sẽ tăng thêm 0,02$/chiếc. Thời gian bảo hành Robin không lo ngại về chất lượng quạt của mình; song qua kinh nghiệm ông hiểu rằng thời gian bảo hành 3 tháng với điều kiện giao FOB sẽ có rất ít khiếu nại về khuyết tật, tính trung bình cứ 1000 chiếc thì có khoảng 2 chiếc bị khiếu nại, nhưng thời gian bảo hành là 6 tháng thì sẽ tốn kém hơn – vì có khoảng 10 chiếc bị khiếu nại. Cách xử lý thông thường của ông là gởi bưu điện 1 quạt thay thế nếu có 9 khiếu nại - việc này làm cho ông ta tốn thêm khoảng 40$. Bạn yêu cầu bảo hành 6 tháng thì điều đó sẽ làm tăng thêm mỗi quạt 30 xu. Hãy trình bày phương án mua của bạn và phân tích tại sao lại chọn phương án như vậy? Bài số 13 : Hãy lựa chọn chào hàng thích hợp khi bạn là nhà nhập khẩu: Chào hàng 1: Chào bán máy A với giá CIF Sai Gon Port 2.500USD/cái. Giao hàng vào tháng 12/2005. Thanh toán bằng T/T 120 ngày sau khi giao hàng. Chào hàng 2: Chào bán máy A với giá FOB Kobe Port 2.410USD/cái. Giao hàng vào tháng 12/2005. Thanh toán bằng L/C trả ngay. Cho biết chất lượng hai máy như nhau. Cước phí vận chuyển từ Nhật về Việt Nam là 13USD/tấn (máy nặng 5 tấn).Tỷ suất phí bảo hiểm là 0,25%. Lãi suất ngân hàng là 6% năm(360 ngày). Bài số 14: Hãy lựa chọn chào hàng thích hợp khi bạn là nhà nhập khẩu: Chào hàng 1: Chào bán thiết bị N với giá CIF Can Tho Port 5.000.000USD/cái. Giao hàng vào tháng 12/2005. Thanh toán bằng T/T 4 năm sau khi giao hàng 40%, 6 năm sau khi giao hàng 40% và 8 năm sau khi giao hàng trả hết số còn lại. Chào hàng 2: Chào bán thiết bị N với giá FOB Yokohama Port 4.900.000USD/cái. Giao hàng vào tháng 12/2002. Thanh toán bằng T/T 5 năm sau khi giao hàng 20%, 6 năm sau khi giao hàng 40% và 8 năm sau khi giao hang trả hết số còn lại. Cho biết chất lượng hai thiết bị như nhau. Cước phí vận chuyển từ Nhật về Việt nam là 13USD/tấn(thiết bị nặng 250 tấn). Tỷ suất phí bảo hiểm là 0,25%. Lãi suất ngân hàng là 6%năm (360 ngày). Bài số 15: Hãy lựa chọn chào hàng thích hợp: Chào hàng 1: Chào bán xe tải Komatsu với giá FOB Osaka Port 3.500USD/chiếc. Thanh toán bằng T/T 30% ngay khi giao hàng, 20% sau khi giao hàng 3 tháng và phần còn lại sau khi thời hạn bảo hành kết thúc. Giao hàng trong vòng một tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Bảo hành 15 tháng kể từ ngày giao hàng. Chào hàng 2: chào bán xe tải Komatsu với giá CIF Da Nang Port 3.540USD/chiếc. Thanh toán bằng T/T 10% ngay khi kí hợp đồng, 20% ngay khi giao hàng, 30% sau khi hàng về đến cảng Đà Nẵng 2 tháng và phần còn lại thanh toán khi thời hạn bảo hành kết thúc.Giao hàng trong vòng 2 tháng kể từ ngày kí hợp đồng. Bảo hành 12 tháng kể từ ngày giao hàng.Thời gian vận chuyển là 15 ngày. Cước phí vận chuyển từ Nhật về Việt Nam la 30USD/chiếc.Tỷ suất phíbảo hiểm là 0.25%. Lãi suất ngân hàng là 6%/năm (360 ngày). Bài số 16: Công ty X(Việt Nam) sau khi đàm phán với công ty Y(Anh Quốc) đã đồng ý kí hợp đồng xuất khẩu hạt tiêu đen với nội dung như sau: 10 [...]... phẩm chất trong hợp đồng hai bên đã ký Ngày 17/7 phía VN giao hàng lên tàu HariBuld và đã được hãng tàu cấp B/L original Khi đem bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng ngoại thương thì ngân hàng ngoại thương chấp nhận nhưng khi ngân hàng ngoại thương chuyển từ sang ngân hàng mở L/C tại Singapore thì phía Fabis từ chối thanh toán với lý do phẩm chất lô hàng không đúng như hợp đồng đã qui định vì : - Ẩm độ... tra lại nếu phù hợp thì thanh toán nốt” Việt Nam đồng ý cách giải quyết và cho tàu chạy Khi phía VN đem bộ chứng từ đến ngân hàng ngoại thương để chiết khấu thì bị ngân hàng ngoại thương từ chối với lý do “chứng từ chứng nhận phẩm chất hàng hóa có bảo lưu” do đó cần phải thương lượng với ngân hàng mở L/C, ngân hàng mở L/C cũng không dám thanh toán vì có chứng từ bảo lưu, cần phải xin ý kiến của người... từ, ngân hàng ngoại thương đã từ chối thanh toán với lý do : nội dung B/L không phù hợp với L/C Khi nhận lại bộ chứng từ, Simexco đến liên hệ với đại diện của người mua tại Việt Nam và được đại diện của người mua xác nhận : “Tôi là Henchia đại diện cho SIV Singapore tại Việt nam xác nhận Simexco đã giao 2000MT bắp vàng lên tàu… với chất lượng phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương và L/C... ngày trước khi giao hàng tại một ngân hàng đệ nhất của Anh Quốc cho người bán thụ hưởng thông qua ngân hàng ngoại thương Việt Nam(chi nhánh TPHCM) - Mọi tranh chấp về mua bán do trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp VN xét xử Soạn HĐ theo nội dung trên? Bài số 17:Hãy nghiên cứu bản hợp đồng sau đây: HỢP ĐỒNG Ngày 5/2/2006 Bên bán: Công ty Phương Nam (VN) Bên mua:Công... trường Việt Nam xuống mạnh, người mua không chịu nhận hàng và đề nghị thương lượng lại giá cả Trong trường hợp này, ai phải chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa và chi phí ai phải chịu ? Bài số 27: XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU Tình huống 1 : Công ty Simexco ký hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương với công ty S.I.V Singapore với nội dung : Công ty Simexco bán... USD lấy AUD? Bài tập 32: Công ty ABC của Việt Nam chào bán lô hàng cà phê cho công ty QZ (Nhật Bản) theo điều kiện giao hàng CIF Osaka Port Phân tích các khoản chi phí và rủi ro thuộc trách nhiệm của công ty ABC Công ty QZ đề nghị mua theo giá FOB Sai0020Gon port, cho biết trách nhiệm của công ty QZ khi mua theo điều kiện này có những điểm gì khác so với điều kiện CIF Osaka Port? Bài tập 33: Công ty... phí vận chuyển từ cảng Sài Gòn đến cảng Osaka là 200 USD/MT (đây là chi phí cao nhất) Trên cương vị là nhà nhập khẩu, bạn chọn mua theo điều kiện nào? Giải thích? Bài tập 29: Ngày 15/08/2008, có các thông tin về tỷ giá như sau ở các trung tâm ngoại hối khác nhau: - Tại London, S (GBP/NZD): 1,8410 – 1,8450 - Tại Sydney, S(GBP/AUD): 1,4040 – 1,4060 - Tại Hà Nội, S(GBP/VND): 32.954– 33.686 a Nếu anh (chị)... nhiêu AUD? b Nếu anh (chị) có 150.000 AUD thì anh (chị) sẽ đổi được bao nhiêu NZD? c Nếu anh (chị) có 1.500.000.000 VND thì anh chị sẽ mua được bao nhiêu NZD? Bài tập 30: 21 Ngày 01/09/2008, có các thông tin về tỷ giá như sau ở các trung tâm ngoại hối khác nhau:NZD - Tại London, S (GBP/NZD): 1,8415 – 1,8455 - Tại Sydney, S(GBP/AUD): 1,4043 – 1,4085 - Tại Hà Nội, S(AUD/VND): 16.097 – 16.455 a Nếu anh... anh (chị) sẽ đổi được bao nhiêu AUD? b Nếu anh (chị) có 500.000 AUD thì anh (chị) sẽ đổi được bao nhiêu NZD? c Nếu anh (chị) có 1.525.360.000 VND thì anh chị sẽ mua được bao nhiêu GBP? Bài tập 31: Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá như sau: USD/VND : 16550-71 USD/EUR : 0,8429-52 GBP/USD : 1,6568-00 AUD/USD : 0,6894-24 USD/JPY : 114,81 -00 Xác định tỷ giá và đối khoản tương ứng khi khách... phải trung thực với số lượng hàng giao lên tàu Suppervise cũng xuất trình 3 văn bản của 3 chuyên gia của ICC về vấn đề trên và cũng thừa nhận Supperise đúng Foodco cho rằng họ đúng vì họ bán theo giá FOB hàng qua lan can là hết chịu trách nhiệm Anh (chị) hãy phân tích tình huống trên và cho biết lỗi thuộc về ai ? Bài tập số 28: Công ty ABC (Việt Nam) chào bán lô hàng cà phê theo các điều kiện sau đây: . B/L original. Khi đem bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng ngoại thương thì ngân hàng ngoại thương chấp nhận nhưng khi ngân hàng ngoại thương chuyển từ sang ngân hàng mở L/C tại Singapore thì phía. bộ chứng từ đến ngân hàng ngoại thương để chiết khấu thì bị ngân hàng ngoại thương từ chối với lý do “chứng từ chứng nhận phẩm chất hàng hóa có bảo lưu” do đó cần phải thương lượng với ngân hàng. xuất? 1 BÀI TẬP Bài số 1: Anh (chị) hãy chỉ câu trả lời đúng sau đây theo INCOTERMS 2000: 1/ Star.Co (Nhật Bản) ký hợp đồng mua gạo của Hope.Co(Việt Nam) . Người mua có nghĩa vụ thuê tàu để chuyên