1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGHE NGUYỄN ĐÌNH THI KỂ CHUYỆN NGƯỜI HÀ NỘI

5 230 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 349,5 KB

Nội dung

Nghe Nguyễn Đình Thi kể chuyện "Người Hà Nội" Đã hơn 50 năm kể từ khi bài hát Người Hà Nội ra đời, cũng đã tròn 5 năm nhà văn, nhạc sỹ tài hoa Nguyễn Đình Thi về với cõi thiên thu. Một lần nữa lắng nghe đôi điều chia sẻ thú vị xung quanh sự ra đời của ca khúc bất hủ này từ chính tác giả, chắc hẳn những người ở lại cũng cảm thấy ấm lòng! Ca khúc: NGƯỜI HÀ NỘI Sáng tác: Nguyễn Đình Thi Thể hiện: Hồng Vy >>> Chất "elite" trong sáng tạo của Nguyễn Đình Thi Tuần Việt Nam giới thiệu với độc giả những chia sẻ của nhà văn - nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi xung quanh ca khúc Người Hà Nội. PV: Thưa nhà văn Nguyễn Đình Thi (NVNĐT), ông có thể cho biết bài hát đã được ra đời như thế nào? NVNĐT: Bài Người Hà Nội tôi viết vào đầu năm 1947, dịp gần Tết. Khi đó Hà Nội còn đang chiến đấu rất quyết liệt. Do công tác, tôi tạt vào làng Khúc Thuỷ bên bờ sông Nhuệ, đối diện với làng Cự Đà bên kia sông lúc bấy giờ là trạm quân y lớn nhất của ta tiếp nhận thương binh từ Hà Nội đưa về. Cố nhà văn - nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi Thời gian ấy, do phân công ở trên, tôi cùng anh Thép Mới, bạn học với tôi từ hồi còn học ở trường Bưởi, làm tờ báo Cứu quốc của mặt trận Hà Nội, sau này gọi là Cứu quốc Thủ đô. Tôi rời Hà Nội ra ngoại thành đúng vào đêm 19 tháng chạp tức đêm ngày toàn quốc kháng chiến nổ ra tại Hà Nội. Phía sau lưng tiếng súng bắt đầu nổ và Hà Nội cứ bốc cháy - một cảnh tượng rất hùng vĩ mà sau đã xuất hiện trong bài hát "Hà Nội cháy, khói lửa rợp trời " Trong ngôi nhà tôi ở làng Khúc Thủy có một chiếc đàn piano của đồng bào tản cư bỏ lại vì bị hỏng. Tôi ở đấy và hàng ngày Hà Nội vẫn đang chiến đấu thành ra có ý làm một bài hát về Hà Nội. Một buổi tối, tôi ngồi và đàn, gõ mổ cò mấy nốt nhạc. Tự nhiên trong đầu óc tôi vọng lên những nhịp pháo gầm, những tiếng súng và bầu trời Hà Nội cháy hiển hiện trở lại. Tứ nhạc cứ thế hiện ra. Cảnh đầu tiên là "Hà Nội cháy khói lửa ngập trời, Hà Nội ầm ầm rung, Hà Nội vùng đứng lên ", rồi nhớ Hà Nội có "Hà Nội đẹp sao, Hà Nội vui sao " rồi kết thúc trở lại những câu đầu. Lúc đó bài Người Hà Nội tôi chỉ viết đến đấy. Anh Thép Mới tình cờ đọc được những dòng nhạc tôi viết nháp trên một tờ giấy. Anh khuyến khích và thế là bài hát ấy được in ở báo Cứu quốc Tết 1947 gởi tặng các chiến sĩ trung đoàn quyết tử ở Liên khu Một (sau được tổ chức thành Trung đoàn Thủ đô). Lúc đầu bài hát có tên là Bài hát của một người Hà Nội. Nguồn: hanoicorner.com Sau trận đánh ở Hà Nội, các cơ quan chuyển lên Việt Bắc. Thu Đông Việt Bắc năm 1947, Pháp lại nhảy dù xuống Bắc Cạn đánh lên Thái Nguyên, Tuyên Quang. Chính trong những ngày ấy tôi mới nghĩ đến việc viết đoạn kết cho bài hát, đến khoảng Tết năm 1948 thì xong. PV: Hẳn là giữa nhà văn và Hà Nội phải có một sự gắn bó đến mức nào mới có thể viết được bài hát như vậy? NVNĐT: Vâng, làng tôi là làng Vũ Trạch, bên bờ Hồ (bây giờ là phố Bà Triệu). Năm lên 10 tuổi, tôi theo bố mẹ xuống Hải Phòng nhưng lúc học trung học lại học ở Hà Nội cho nên tôi như thằng nhãi của Hà Nội, chỗ nào của Hà Nội cũng đi hết, thuộc hết. Lúc bé thì đá bóng ngoài sông Hồng, rồi đi bơi Lớn lên làm cách mạng cũng ở Hà Nội thời kỳ tiền khởi nghĩa, bị bắt cũng ở Hà Nội (bị giam ở sở mật thám Hà Nội) cho nên gắn bó với Hà Nội nhiều. Khi toàn quốc kháng chiến như một làn gió thổi vào lòng mình và tôi cũng như những thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ ra đi kháng chiến với một niềm tin rất mạnh mẽ, có thế nói là hai tay trắng đánh giặc nhưng tin tưởng lắm, trong lòng không có một cái gì khác. Rất trong sáng. PV: Nhà văn có thể kể một vài kỷ niệm khi bài hát ra đời? NVNĐT: Khi tôi viết xong phần đầu bài hát, các anh ở Đài phát thanh biết và mời về hát trên phát thanh. Hồi đó, phòng thu ở trong một cái hang trong Hà Đông, gần chùa Trầm. Cùng biểu diễn với tôi có hai người Đức - một là tiến sĩ triết học, một là tiến sĩ sử học. Hai anh này trước ở trong quân đội Pháp, sau bỏ quân đội Pháp theo mình. Một anh có cái đàn banjo, một anh có cái thìa cứ thế ngồi gõ trên bàn. Năm 1948 khi tôi viết xong đoạn Ngày về, anh Nguyễn Xuân Khoát viết phối khí cho một dàn nhạc dây và bài hát được biểu diễn lần đầu cũng vào năm 1948 ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên bởi dàn nhạc dây do chính anh Khoát chỉ huy. Vào năm 1951, bài hát được biểu diễn ở Berlin tại Liên hoan Thanh niên thế giới. Hồi đó, ngoài bài Người Hà Nội của tôi còn có bài Sông Lô, Làng Tôi của anh Văn Cao và một vài bài nữa. Các bài hát của mình được chơi bởi một dàn nhạc người Đức toàn các ông Nguồn: hanoicorner.com cụ, bà cụ tóc bạc cả, do ban tổ chức Festival giúp cho chứ đoàn đại biểu ta đi từ kháng chiến sang, không có dàn nhạc. Tôi đưa bản phối khí của anh Khoát cho ban tổ chức, một nhạc trưởng người Đức viết cho dàn nhạc. Tại Festival, có lúc dàn nhạc chơi, có lúc tôi hát có dàn nhạc đệm. Ban tổ chức có ghi âm lại, sau các Việt kiều dự Festival về Pháp lại đem theo sang bên đó. Bài hát đã đi ra nước ngoài như thế. Tôi còn nhớ hồi chiến dịch Điện Biên Phủ, sau trận đánh đồi A1 trong 18 ngày đêm, lúc bộ đội được ra nghỉ, tôi leo lên một cái đồi cao. Giữa tiếng súng vẫn nổ, pháo sáng lập lèo, một anh bộ đội đi trên đường nghêu ngao hát "Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây ". Tôi vô cùng cảm động. Mãi sau này giải phóng bài hát mới được các nghệ sĩ thể hiện. Tôi đã được nghe chị Mỹ Bình (bây giờ là giảng viên Nhạc viện Hà Nội) hát trên đài. Tôi thấy chị hát rất chuẩn. Về sau, bài hát được chọn trong chương trình thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội. Anh Văn Vượng cũng rất thích và đã chuyển soạn cho ghi ta. Thực ra tôi rất tiếc là không được học nhạc cao hơn (trình độ âm nhạc của tôi chỉ là sơ cấp thôi - NĐT), để viết thành bản nhạc có tính giao hưởng thì thích hơn. PV: Cho đến nay, Người Hà Nội đã hơn 50 tuổi. Vậy cảm nhận của nhà văn đối với bài hát qua từng giai đoạn có gì thay đổi không? NVNĐT: Khi viết Người Hà Nội, tôi mới hơn 20, bây giờ đã bảy mấy rồi. Tôi thấy may là qua thời gian bài hát đứng được chứ lúc mới ra đời không phải là đã được khen như thế đâu. Có người thì khen như anh Nguyễn Xuân Khoát. Anh bảo câu "Hà Nội vùng đứng lên" anh thích lắm. Nhưng cũng có nhạc sĩ thì chê. Tôi nhớ có lần xuống Thái Bình, có hai anh chơi đàn violon chê lắm; các anh ấy bảo tôi lần sau đừng viết nhạc nữa, viết về một đề tài lớn như thế phí cả đề tài đi. Nguồn: hanoicorner.com Chính tôi bây giờ cũng không hiểu sao hồi đấy mình lại viết bài hát như thế, tự nhiên viết được thôi. Và chính vì nó tự nhiên nên lại biểu hiện cái chất tâm hồn mình nhiều hơn. Vì không phải là nhạc sĩ nên tôi coi bài hát là một sự sáng tác quý trong đời mình. PV: Thưa nhà văn, tại sao thành công của bài Người Hà Nội, ông không đi theo con đường âm nhạc? NVNĐT: Sau kháng chiến, tôi không có điều kiện để học nhạc. Viết văn là cái thuận tiện nhất. Tôi viết cũng được nên tập trung vào văn. Hơn nữa văn không như nhạc, mình tự học được. Với lại về sau làm thơ tôi thấy thích hơn nên cũng mãi mê thành ra bỏ nhạc cũng lâu. Sau này tôi có viết một vài bài ngắn thôi nhưng được mọi người nhớ thì chỉ có bài Người Hà Nội, Diệt Phát Xít và bài Con Voi do nghệ sĩ Trần Hiếu thỉnh thoảng có hát. PV: Ông có thấy tiếc là đã không đi theo nhạc? NVNĐT: Giá mà đi theo nhạc thì có khi lại mải sáng tác nhạc hơn. Kể cũng tiếc. Có khi làm nhạc nó thể hiện chiều sâu tâm hồn mình hơn. PV: Xin cảm ơn nhà văn. • Theo Vân Anh (Tạp chí Thời Trang Trẻ - Ngày 1/10/2000) . Nghe Nguyễn Đình Thi kể chuyện " ;Người Hà Nội& quot; Đã hơn 50 năm kể từ khi bài hát Người Hà Nội ra đời, cũng đã tròn 5 năm nhà văn, nhạc sỹ tài hoa Nguyễn Đình Thi về với cõi thi n. sáng tạo của Nguyễn Đình Thi Tuần Việt Nam giới thi u với độc giả những chia sẻ của nhà văn - nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi xung quanh ca khúc Người Hà Nội. PV: Thưa nhà văn Nguyễn Đình Thi (NVNĐT),. hiện ra. Cảnh đầu tiên là " ;Hà Nội cháy khói lửa ngập trời, Hà Nội ầm ầm rung, Hà Nội vùng đứng lên ", rồi nhớ Hà Nội có " ;Hà Nội đẹp sao, Hà Nội vui sao " rồi kết thúc trở

Ngày đăng: 03/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w