- Dấu hiệu “đeo kính dâm”: vài ngày sau chấn thương 2 mắt quầng thâm là do máu chảy vào tổ chức lỏng lẻo hậu nhãn cầu.. Chảy DNT ra mũi sau chấn thương gặp khoảng 2% các trường hợp chấn
Trang 1Khám chấn thương sọ não
(Kỳ 5)
1.3.3 Vỡ nền sọ:
* Vỡ nền sọ trước:
+ Triệu chứng:
- Máu lẫn DNT chảy ra mũi, máu loãng, không đông
- Dấu hiệu “đeo kính dâm”: vài ngày sau chấn thương 2 mắt quầng thâm là
do máu chảy vào tổ chức lỏng lẻo hậu nhãn cầu
- Có thể thấy chảy máu kết mạc mắt
+ Xử trí: nhét gạc (mèche) vào ngách mũi sau để cầm máu; nằm đầu cao; kháng sinh
Chảy DNT ra mũi sau chấn thương gặp khoảng 2% các trường hợp chấn thương sọ não Sau vài ngày, hầu hết các trường hợp rò DNT tự khỏi Chỉ có một
Trang 2số rò DNT kéo dài, điều trị bằng mọi biện pháp không kết quả thì phải can thiệp phẫu thuật để khâu bít đường rò
* Vỡ nền sọ giữa:
+ Triệu chứng:
- Máu lẫn DNT chảy ra lỗ tai, máu loãng, không đông
- Bầm tím sau vành tai
- Liệt dây thần kinh VII ngoại vi: mồm méo lệch sang bên, mắt nhắm không kín, dấu hiệu Charles-Bell (+)
+ Xử trí: nhét gạc (mèche) vào lỗ tai; nằm đầu cao; kháng sinh
Chảy DNT ra tai gặp ít hơn chảy DNT ra mũi và hầu hết sau điều trị vài ngày là tự khỏi
1.4 Khám cận lâm sàng:
1.4.1 Chụp sọ quy ước:
+ Chụp 2 phim thẳng và nghiêng để xác định có tổn thương xương vòm sọ không
+ Chú ý:
Trang 3- Nếu tình trạng BN nặng, rối loạn nghiêm trọng chức phận sống thì không nhất thiết phải đưa BN đi chụp sọ vì nguy hiểm
- Không nên chụp tư thế Hirtz để kiểm tra xương nền sọ vì không cần thiết
và nguy hiểm cho BN
1.4.2 Chụp động mạch não (ĐMN):
Khi chưa có chụp CLVT thì chụp ĐMN là phương pháp được áp dụng để chẩn đoán máu tụ nội sọ Căn cứ vào sự dịch chuyển của ĐMN trước và ĐMN giữa, người ta có thể biết được vị trí ổ máu tụ
1.4.3 Chụp cắt lớp vi tính (CLVT):
Trong CTSN, chụp CLVT cho biết đầy đủ các hình thái tổn thương xương
sọ và não Cho biết vị trí và kích thước ổ máu tụ; vị trí và mức độ giập não; tổn thương sợi trục lan tỏa; tổn thương xương vòm và nền sọ
Hình ảnh CLVT còn giúp cho các nhà Hồi sức tích cực và Phẫu thuật thần kinh lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng đối với người bệnh
2 Triệu chứng học các thể bệnh của CTSN
2.1 Chấn động não
Trang 4Chấn động não (CĐN) được xem là thể nhẹ của CTSN Về mặt hình thái học thì CĐN không có tổn thương thực thể chất não mà chỉ là biểu hiện rối loạn chức năng hoạt động của não Do não bị rung chuyển; do sóng dịch não tủy đập vào thành não thất bên gây nên rối loạn chức năng thần kinh của hệ lưới-vỏ não và dưới vỏ Triệu chứng như sau:
+ Có lực chấn thương vào đầu
+ Rối loạn tri giác (RLTG): biểu hiện từ trạng thái choáng váng (không mê) cho đến mất ý thức ngắn (hôn mê) trong khoảng thời gian vài chục giây đến một vài phút
+ Quên ngược chiều: khi tỉnh lại, người bệnh không nhớ được các sự việc xảy ra trước, trong và sau khi bị tai nạn Quên ngược chiều có thể kéo dài vài chục phút, vài giờ, vài ngày, thậm chí hàng tuần sau chấn thương
+ Triệu chứng thần kinh thực vật (TKTV): đau đầu, buồn nôn và nôn Nôn nhiều khi thay đổi tư thế như chuyển BN từ cáng sang giường; cho BN ngồi dậy Sắc mặt tái nhợt, chóng mặt, vã mồ hôi, hốt hoảng, sợ sệt (đặc biệt trẻ em), mạch nhanh; giấc ngủ không sâu, trẻ em hay giật mình và quấy khóc
Những triệu chứng nói trên thường xuất hiện và kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau chấn thương
+ Không phát hiện thấy dấu hiệu thần kinh khu trú
Trang 5+ Chụp CLVT không thấy tổn thương thực thể chất não
+ Sau 24 giờ, nếu chọc ống sống thắt lưng thấy màu sắc và áp lực dịch não tuỷ (DNT) bình thường