Đầu tiên, hãy cài đặt những thông số để máy hoạt động được ổn định nhất (bạn có thể tham khảo bài của VTALINH). Sau đó, nếu những timing RAM được đặt ở giá trị Auto, mainboard có thể đặt timing ram ở giá trị hết sức cao, và bằng cách làm bằng tay chúng ta có thể chắc rằng timing có thể hoạt động tốt ở giá trị mà chúng ta cài đặt. Nếu bạn không hiểu rõ về cách thiết lập timing, bạn nên để timing ở trạng thái mặc định hoặc Auto. Để xem những thông số đó có hoạt động tốt không, bạn phải save lại những thay đổi của BIOS và khởi động lại hệ thống. Để làm như vậy chúng ta chọn tùy chọn Save & Exit Setup hay chỉ ấn phím <F10> và xác nhận bằng phím <ENTER> hay <Y> (yes) đối với những phiên bản BIOS cũ. Khi Overclock bằng cách tăng FSB của CPU, không chỉ xung nhịp ram tăng theo, mà các xung nhịp khác cũng trở nên cao hơn như PCI, ###### ATA, PCI-E hay AGP. Về mặt lý thuyết nó thì tốt và có thể tăng tốc toàn bộ hệ thống ở chừng mực nào đó. Nhưng nếu những xung nhịp này đi quá xa với những giá trị mặc định của nó thì hệ thống có thể hoạt động không ổn định. Xung nhịp hoạt động bình thường cho PCI là 33.3MHz, AGP là 66.6MHz, SATA và PCI Express – 100MHz. Hầu hết các chipset hiện nay tự động khóa những xung nhịp đó ở xung nhịp mặc định của nó, nhưng tôi muốn chắc rằng nó thật sự như vậy. Để làm vậy bạn tìm tuỳ chọn thông số AGP/PCI Clock và phải chắc chắn nó được đặt ở 66/33MHz. HyperTransport bus (HTT) thì rất quan trọng đối với chipset NVIDIA và với AMD socket 754/939. Mặc định nó được đặt ở 1000MHz hay 800MHz, nhưng tốt hơn là nên set xuống một mức thấp hơn trước khi bắt đầu Overclock. Trong một số trường hợp, xung nhịp có thể thay đổi trong Bios Setup, nhưng hầu hết trường hợp thì xung nhịp 1000Mhz sẽ có hệ số nhân là 5x và 800Mhz có hệ số nhân 4x. Đây là những thông số được gọi là HyperTransport Frequency hay HT Frequency hoặc LDT Frequency. Bạn phải tìm nó và làm hạ xung nhịp về 400 hay 600 Mhz (hệ số nhận 2x hay 3x). Thế ta đã giảm được xung nhịp bộ nhớ và HTT (đối với hệ thống AMD), khóa bus PCI và AGP ở giá trị mặc định của chúng. Bây giờ, chúng ta có thể chính thức bắt tay vào công việc Overclock CPU. Overclock CPU: Để bắt đầu chúng ta cần tìm trang Frequency/Voltage Control cũng có thể được gọi POWER BIOS Features đối với mainboard EpoX ` hay JumperFree Configuration đối với ASUS hay µGuru Utility đối với mainboard ABIT: Có thể cũng có nhiều tên gọi khác nhau. Vì thế, chúng ta tìm kiếm chúng với những thông số là CPU Host Frequency, hay CPU/Clock, hay External Clock hay tương tự, nơi liên quan đến các thông số về FSB frequency. Đó là những thông số chúng ta sẽ phải “tăng tốc”. Có phải CPU nào cũng OC được cao? Rất khó để có câu trả lời cho câu hỏi này. Có rất nhiều thứ phụ thuộc vào như CPU, Mainboard, hệ thống tản nhiệt và nguồn (PSU) sẽ ảnh hường rất nhiều trong việc OC (bạn có thể tìm hiểu việc này thêm trong bài của Enrique Iglesias). Khi OC, ta nên thực hiện mọi thứ từng bước một: mỗi lần chỉ tăng FSB frequency từ 2-5 Mhz. Đừng quên save lại những thay đổi ở BIOS, khởi động vào windows, bạn dùng phần mềm CPU –Z xem để chắc rằng CPU của bạn đã Overclock. Sau đó chạy một vài chương trình trong vài giờ để kiểm tra độ ổn định (như Super PI, Prime95, SP2004, S&M) hay những games nặng. Và dĩ nhiên, bạn phải chắc rằng những chương trình đó hoạt động ổn định trước khi CPU bạn được Overclock. Và đừng quên theo dõi nhiệt độ CPU, càng thấp càng tốt và nhiệt độ đừng để quá 60o C. Các phần mềm tiện ít như SP2004, S&M sẽ làm cho CPU bạn hoạt động hết công suất, tức sẽ sử dụng hết 100% tài nguyên CPU và lúc này được gọi là FullLoad (FL). Khi đó, nhiệt độ CPU sẽ tăng lên mức cao nhất, lúc này, bạn cần theo dõi nhiệt độ CPU bằng các phần mềm kèm theo mainboard hay Speed Fan, Hmonitor Lưu ý rằng các phần mềm này chỉ biểu hiện nhiệt độ mang tính chất tương đối gần đúng và có thể hoàn toàn không chính xác nếu sensor trên main không tốt. Nếu mọi thứ trở nên OK. Bạn có thể tiếp tục tăng FSB frequency cho đến khi nào hệ thống không còn ổn định. Một khi gặp những dấu hiệu của việc “hết ga” – over Overclock, như xuất hiện màn hình xanh, máy chạy bị restart, thông báo lỗi hay nhiệt độ CPU trở nên quá cao, bạn phải trở về giá trị FSB thấp hơn và một lần nữa phải chắc rằng hệ thống bạn đã ổn định ở FSB này. . số là CPU Host Frequency, hay CPU/Clock, hay External Clock hay tương tự, nơi liên quan đến các thông số về FSB frequency. Đó là những thông số chúng ta sẽ phải “tăng tốc”. Có phải CPU nào. trước khi CPU bạn được Overclock. Và đừng quên theo dõi nhiệt độ CPU, càng thấp càng tốt và nhiệt độ đừng để quá 60o C. Các phần mềm tiện ít như SP2004, S&M sẽ làm cho CPU bạn hoạt động. sẽ sử dụng hết 100% tài nguyên CPU và lúc này được gọi là FullLoad (FL). Khi đó, nhiệt độ CPU sẽ tăng lên mức cao nhất, lúc này, bạn cần theo dõi nhiệt độ CPU bằng các phần mềm kèm theo mainboard