10 điều không nên lo lắng về trẻ sơ sinh Nhiều ông bố bà mẹ trẻ do chưa có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh nên thường lo lắng bất an. 10 lưu ý sau sẽ giúp hiểu thêm về thế giới các bé và giải quyết những nỗi lo của các bậc phụ huynh trẻ 1. Chạm vào phần thóp mềm trên đầu bé: Bạn lo lắng khi lỡ sờ vào phần thóp mềm mại của bé vì cho rằng có thể làm tổn thương não của bé. Thóp thực ra là lớp màng bảo vệ rất dày của não. Lớp màng này giúp thai nhi di chuyển qua các đường sinh sản chật hẹp dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở. 2. Thóp bé nổi các mạch máu: Đừng quá lo lắng bởi vì những gì bạn nhìn thấy ở bé chỉ là sự hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn. Nguyên nhân là vùng da thóp bảo vệ sọ chưa hoàn toàn ổn định, còn rất mềm, khiến ta có thể nhìn thấy các động mạch và tĩnh mạch. 3. Hiện tượng "chảy máu” ở trẻ sơ sinh gái: Trong suốt thời gian thai kỳ, lượng estrogen của người mẹ tăng cao gây kích thích tử cung thai nhi cho nên trong tuần lễ đầu tiên sau khi chào đời, các bé sơ sinh gái có hiện tượng kinh nguyệt ngắn, tử cung tiết ra một ít huyết. Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Bạn không nên lo lắng. 4. Ngực của bé có vết lõm nhỏ: Đây không phải là biểu hiện của bệnh tim ở bé như bạn lo lắng. Theo các chuyên gia, xương ngực được cấu tạo từ 3 phần. Vết lõm bạn nhìn thấy có thể là do phần xương cuối bị kéo rời ra. Khi bé phát triển thêm, các cơ bụng và cơ ngực sẽ đưa phần xương đó về đúng vị trí. Vết lõm nhỏ này không nhìn thấy ở các bé mũm mĩm nhưng vẫn thường thấy ở các bé gầy hơn. 5. Bé "tướt” sau khi bú: Một số bé bú sữa mẹ có thể ị ngay sau khi bú do sữa mẹ được tiêu hóa rất nhanh (trẻ bú sữa bình ít gặp hiện tượng này hơn). 6. Nấc cục liên tục: Các bác sĩ chuyên khoa chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của việc trẻ nấc cục liên tục. Một số người cho rằng do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành - cơ bụng giúp việc hô hấp. Và nên nhớ việc nấc cục ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên. 7. Khóc: Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát Cho dù trẻ khóc nhiều và trông rất vật vã nhưng cũng không tổn hại gì cho bé cả. 8. Da mặt mụn và rôm sảy: Do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, chỉ cần nhẹ nhàng vệ sinh mặt sạch cho bé. 9. Vú sưng to: Hiện tượng này có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh nam và nữ. Chính các hormone nữ từ người mẹ khiến ngực trẻ hơi sưng phồng lên so với bình thường ở trẻ sơ sinh cả hai giới (các hormone này cũng gây hiện tượng chảy máu kinh nguyệt ngắn ở trẻ sơ sinh nữ) cho nên các ông bố bà mẹ trẻ không có gì phải lo lắng cả. 10. Nhảy mũi thường xuyên: Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên chỉ một tí xíu nước mũi cũng khiến bé hắt hơi. Và do bé vừa thay đổi môi trường sống từ trong dạ con (môi trường nước) của mẹ ra ngoài nên bé nhảy mũi do một số xung huyết. Nếu không có các triệu chứng cảm cúm khác đi kèm như chảy nước mũi đặc màu vàng xanh thì việc bé nhảy mũi là hoàn toàn bình thường, không có gì phải lo lắng cả. . 10 điều không nên lo lắng về trẻ sơ sinh Nhiều ông bố bà mẹ trẻ do chưa có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh nên thường lo lắng bất an. 10 lưu ý sau sẽ giúp hiểu thêm về thế giới. chảy máu kinh nguyệt ngắn ở trẻ sơ sinh nữ) cho nên các ông bố bà mẹ trẻ không có gì phải lo lắng cả. 10. Nhảy mũi thường xuyên: Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên chỉ một tí xíu nước mũi cũng. bụng giúp việc hô hấp. Và nên nhớ việc nấc cục ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên. 7. Khóc: Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra,