ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM (Kỳ 3) - Đau bụng tái diễn kèm theo những triệu chứng khác: + Triệu chứng gan - mật (đau vùng hạ sườn phải): bệnh lý đường mật (viêm đường mật). + Đau ở vùng hạ sườn trái, có hướng lan ra xương bả vai: bệnh cảnh của tụy ( viêm tụy, u giả nang tụy, tăng lipid máu typ1). + Nôn mửa có thể kèm theo nôn ra máu và đau bụng sau bữa ăn, nghĩ đến nguyên nhân ở đường tiêu hóa trên: trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày thực quản. Một trong những nguyên nhân quan trọng của cơn đau bụng tái diễn ở trẻ em là do Helicobacter pylori. Chẩn đoán gián biệt quan trọng là bệnh lý trên cơ hoành, nhất là viêm màng ngoài tim. - Ỉa chảy tái diễn, thỉnh thoảng có máu, tổng trạng giảm kèm theo hội chứng viêm: Hướng chẩn đoán đến một tình trạng bệnh lý ở đường tiêu hóa thấp: Bệnh Crohn, viêm đại tràng chảy máu (chẩn đoán xác định cần phải có những thăm dò chức năng khác như soi trực tràng, chụp đại tràng với baryt hay chụp ruột non với thuốc cản quang), bất dung nạp protein sữa bò, viêm đại tràng do vi khuẩn hay ký sinh trùng. + Tuy nhiên một số trường hợp ngoại khoa đã biết rõ như bệnh lý của túi thừa Meckel (xuất huyết tái diễn, thiếu máu thiếu sắt) rất khó chẩn đoán với các kỹ thuật thăm dò cổ điển như chụp khung đại tràng mà chỉ xác định được nhờ chụp nhấp nháy (Scintigraphie); ruột đôi hay nang mạc treo. + Bệnh lý ở đường tiết niệu sinh dục nếu kèm theo các triệu chứng như như đái khó, đái ra máu, đau vùng hạ vị hay vùng hông. Có thể là bệnh cảnh của nhiễm trùng đường tiểu, dị tật đường tiểu hay sỏi tiết niệu; hay bệnh lý của buồng trứng hay phần phụ ở trẻ tiền dậy thì. + Hội chứng viêm. + Dấu chứng thần kinh như nhức đầu, nôn mửa, kèm theo những dấu chứng thần kinh bất thường khác cần nghĩ đến tăng áp lực nội sọ, hay migraine hay động kinh thể bụng. + Bệnh lý về chuyển hóa như hạ đường máu, porphyries. - Đau bụng tái diễn đơn độc: Vị trí cơn đau rất quan trọng để xác định nguyên nhân đau. + Đau vùng hạ sườn: nghĩ đến nguyên nhân gan mật + Đau vùng thượng vị: bệnh lý ở thực quản, trung thất, hay dạ dày. + Đau vùng quanh rốn: Bệnh lý ở khung đại tràng, ruột non hay rễ thần kinh. + Đau vùng hạ sườn trái: Bệnh lý ở tụy hay sỏi tiết niệu, hay cũng có thể là đau do táo bón. + Đau vùng hạ vị: Bệnh lý ở đường tiểu hay phụ khoa (trẻ gái), cần phải thăm trực tràng. b. Xét nghiệm: - Công thức máu, VS, transaminase, amylase máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, hồng cầu và tế bào), siêu âm bụng. - Thăm dò khác: chụp khung đại tràng, chụp dạ dày với baryte, UIV. Chụp cắt lớp vùng quanh rốn (tất cả những đau bụng quanh rốn cần xác định nguyên nhân thực thể). - Đánh giá về nhân cách của trẻ và tìm hiểu những mối quan hệ của trẻ đối với gia đình và trẻ đối với môi trường xung quanh. 3. Xử trí: - Xử trí nguyên nhân. Tùy thuộc nguyên nhân có một thái độ xử trí khác nhau. Cần chú ý những trường hợp đau bụng cấp có nguyên nhân từ ngoại khoa như viêm ruột thừa hay lồng ruột để chẩn đoán chính xác và sớm hầu có thái độ điều trị kịp thời. - Thuốc: Rất thận trọng khi dùng thuốc giảm đau, giảm nhu động ruột khi chưa xác định nguyên nhân. - Cần vỗ về an ủi trẻ và động viên bố mẹ, tránh tạo sự lo lắng hay kích thích cho bố mẹ trẻ khi không cần thiết. . ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM (Kỳ 3) - Đau bụng tái diễn kèm theo những triệu chứng khác: + Triệu chứng gan - mật (đau vùng hạ sườn phải): bệnh lý đường mật (viêm đường mật). + Đau ở vùng hạ. và đau bụng sau bữa ăn, nghĩ đến nguyên nhân ở đường tiêu hóa trên: trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày thực quản. Một trong những nguyên nhân quan trọng của cơn đau bụng tái diễn ở trẻ. hay động kinh thể bụng. + Bệnh lý về chuyển hóa như hạ đường máu, porphyries. - Đau bụng tái diễn đơn độc: Vị trí cơn đau rất quan trọng để xác định nguyên nhân đau. + Đau vùng hạ sườn: nghĩ