Thóp đóng sớm có đáng lo? pptx

4 276 0
Thóp đóng sớm có đáng lo? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thóp đóng sớm có đáng lo? Hỏi: Tôi có con trai hai tháng tuổi, nặng 5,2kg, sinh tháng 6/2009. Tôi đã đưa cháu đi khám bệnh viện địa phương được các bác sĩ chẩn đoán bị TD hạ Calci máu – Thóp đóng sớm. Tôi xin hỏi bệnh này có ảnh hưởng đến não bộ không? Nhờ các bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng như thế nào cho tốt? Trả lời: Trẻ nhỏ vài tháng tuổi sờ đầu thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ gọi là thóp trước. Thóp trước có đặc điểm rất thay đổi. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau. Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là 13,8 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp. Các tình trạng dẫn đến thóp đóng sớm có thể gặp là thóp đóng giả, do hiện diện một số xương nhỏ ở đường khớp sọ. Tật hẹp sọ thường đi kèm với hình dạng đầu bất thường. Phát triển não bất thường sẽ dẫn đến tật đầu nhỏ. Ngoài ra thóp đóng sớm còn có thể do rối loạn chuyển hóa như bệnh cường tuyến giáp - cận giáp, thiếu phosphat trong máu, còi xương, hoặc nguyên nhân vô căn. Như vậy thóp đóng sớm ở trẻ em cần đánh giá thêm nhiều dấu hiệu khác và theo dõi cẩn thận trong một thời gian để loại trừ các tình trạng bệnh lý nêu trên cũng như xác định được có ảnh hưởng đến não bộ hay không. Bé 2 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà nguồn calci có trong sữa cũng được cơ thể hấp thu dễ dàng giúp cho sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Con của bạn 2 tháng tuổi có cân nặng 5.2kg là rất tốt. Để cung cấp đủ lượng canxi cho bé bị hạ canxi máu ở tuổi này cho bé bú đầy đủ sữa mẹ là tốt nhất: cho bú mẹ bất cứ lúc nào bé muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần một ngày. Đặc biệt lưu ý chế độ ăn của mẹ cho con bú sao cho lượng calci đưa vào mỗi ngày không dưới 1500g. Nếu mẹ được ăn uống đầy đủ, sữa mẹ sẽ cung cấp cho bé lượng calci là từ 0,35g/lít trở đi. Như vậy bé 2 tháng được dinh dưỡng tốt nhờ vào nguồn sữa mẹ dồi dào và mẹ ăn nhiều các thực phẩm giàu calci như thức ăn hải sản, mè, đậu hũ, trứng, rau lá xanh đậm. Sau đây là các thức ăn thông thường có hàm lượng cao chất calci (số miligram calci tính trên 100 gram thức ăn) mà gia đình có thể tham khảo chọn lựa cho chế độ ăn của mẹ: Thức ăn từ nguồn động vật gồm cua đồng (5040mg/100g), rạm (3520mg/100g), tép khô (2000mg/100g), ốc bươu (1310mg/100g), tôm (1120mg/100g), hến (144mg/100g), cua biển (141mg/100g), lòng đỏ trứng (134mg/100g), sữa bột (939mg/100g), sữa đặc có đường (307mg/100g), sữa bò tươi (120mg/100g), sữa chua (120mg/100g). Thức ăn từ nguồn thực vật như mè (1200mg/100g), cần tây (325mg/100g), cần ta (310mg/100g), rau dền (288mg/100g), nấm đông cô (184mg/100g), rau mồng tơi (176mg/100g), rau ngót (169mg/100g), đậu nành (165mg/100g), đậu hũ (150mg/100g), các loại rau muống, bí, rau dền, măng khô cung cấp 100mg calci/100g rau. . Thóp đóng sớm có đáng lo? Hỏi: Tôi có con trai hai tháng tuổi, nặng 5,2kg, sinh tháng 6/2009. Tôi đã đưa cháu. đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là 13,8 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp. Các tình trạng dẫn đến thóp đóng sớm có thể gặp là thóp đóng giả, do hiện diện một số xương nhỏ ở đường khớp sọ. Tật hẹp

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan