1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hướng dẫn bé ăn thức ăn đặc ppsx

9 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 160,91 KB

Nội dung

Hướng dẫn bé ăn thức ăn đặc Đã đến lúc bé bắt đầu sẵn sàng cho những bữa ăn dặm và dưới đây là cách làm cho thức ăn trở nên mịn nhuyễn, giúp bé dễ nuốt và thích thú với món ăn hơn. Hầu hết trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc từ khoảng 6 tháng tuổi trở đi. Đây là lúc chúng cần nhiều chất cho sự phát triển của cơ thể hơn là chỉ uống sữa. Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn nhiều thứ khác ngoài sữa bao gồm: - Bé đòi ăn nhiều hơn để thỏa mãn cơn đói của mình. - Mặc dù được cho ăn đều đặn nhưng dường như bé vẫn đói và không hề thỏa mãn. - Dễ thức giấc vào ban đêm vì đói. - Nếu nhìn thấy bạn ăn, bé sẽ đòi hoặc cố chộp lấy thức ăn của bạn. - Rất thích thú với bữa ăn gia đình và hào hứng với việc ngồi vào bàn ăn. Tuổi nào là tốt nhất để bắt đầu? Hội đồng nghiên cứu y học và sức khỏe quốc gia Mỹ khuyên rằng trong 6 tháng đầu tiên trẻ chỉ cần bú sữa mẹ là đủ. Bởi vì trước thời gian này, thức ăn đặc dễ gây táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa. Nó cũng khiến trẻ có khuynh hướng dị ứng với thức ăn nhiều hơn, đồng thời dễ kìm hãm sự phát triển bởi những chất đạm phức tạp được nạp vào cơ thể non nớt của bé. Thời điểm này hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa bé cũng chưa sẵn sàng. Nhưng khi gần 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ sẽ dần hao hụt và trẻ cần nhiều sắt hơn trong chế độ ăn hằng ngày của mình. Cũng từ giờ trở đi, để tăng trưởng, trẻ sẽ cần nhiều loại protein khác nhau hơn trước đây. Cung cấp cho trẻ loại thức ăn đặc nào? Để bắt đầu, tốt nhất hãy cho bé ăn thứ gì đó tán mịn ra. Những thức ăn này có mùi vị thật quen thuộc và dễ nuốt như các chất bán lỏng có hương vị sữa. Nhiều loại thức ăn quảng cáo dành cho trẻ nhỏ dễ dàng trộn lẫn với sữa hoặc nước. Bạn cũng có thể bắt đầu cho trẻ ăn với ngũ cốc làm từ gạo. Gạo có tính chất dịu nhẹ, dễ tiêu hóa hơn các ngũ cốc khác và cũng ít gây dị ứng. Bạn cũng có thể bắt đầu cho trẻ bằng các loại rau và trái cây nghiền như lê, táo, chuối, cà-rốt hay khoai tây nghiền nhuyễn. Tránh các loại quả thuộc họ cam quýt và cà chua vì chúng chứa nhiều axit. Hãy cho bé làm quen với một loại thức ăn trong một thời điểm nào đó. Theo cách này, bạn xem phản ứng của thức ăn đối với cơ thể bé và cả việc bé có thích món đó hay không. Nhưng nếu bạn nhận thấy bé không thích nó trong lần đầu tiên thì không có nghĩa là tuần sau cũng vậy, vì thế hãy thử lại lần nữa. Khi bé đã quen với những cách ăn và mùi vị đầu tiên này, cũng như không biểu hiện bất kỳ dị ứng nào, bạn có thể trộn nhiều loại thực phẩm một lúc. Ví dụ: hãy thử trộn lê nghiền nhỏ với cháo, bột hoặc với cà-rốt và khoai tây tán nhuyễn. Tránh những thực phẩm được khuyến cáo là gây ra dị ứng lúc đầu, như ngũ cốc làm từ lúa mì, thực phẩm chứa chất glu-ten, sản phẩm từ bột, trứng và bất cứ thực phẩm nào có chứa hạnh nhân. Trứng có sẵn trong thức ăn em bé thì tốt vì chúng đã được tiệt trùng theo phương pháp Pasteur. Làm thế nào cho trẻ ăn? Đừng nản lòng khi bắt đầu cho con dùng thức ăn đặc. Trong vài ngày đầu, có lẽ bé không ăn được nhiều, nhưng rồi bé sẽ quen dần cách ăn và mùi vị mới. - Hãy bắt đầu bằng cách cho trẻ bú một ít sữa mẹ để giảm bớt cơn đói của trẻ và sau đó đút thức ăn khi bé ngừng bú để thở. - Cho bé ngồi vào lòng hoặc ngồi trên ghế dành cho trẻ con để đút thức ăn, vì như thế bé được nhìn thấy khuôn mặt cùng nụ cười động viên của mẹ/cha. - Chỉ múc một lượng nhỏ vào muỗng và cho bé nếm. Điều này có thể làm thức ăn chảy xuống cằm nhiều hơn là cho vào miệng, nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ sớm thành thạo việc này thôi! - Cứ mỗi lần bạn cho bé ăn hai muỗng nhỏ, hãy cho bé uống thêm ít sữa. - Khi trẻ đã quen với thức ăn đặc, hãy giảm việc cho uống sữa lại và nên cho trẻ uống sữa sau mỗi bữa ăn. - Cân đối lượng nước cho cơ thể bé bằng cách cho uống nước đun sôi để nguội hoặc nước ép trái cây tươi pha loãng. - Khoảng 8 tháng, trẻ đã có thể ăn ba bữa ăn “đặc” một ngày, kèm uống sữa. Lưu ý: Đừng biến việc cho ăn thành trận đòn - Hãy khiến giờ ăn là khoảng thời gian thú vị đối với bạn và bé. - Nếu bé dường như không đói, đừng ép bé ăn. Đừng cho trẻ thấy bạn đang nóng lòng và thiếu kiên nhẫn với bé. - Khi lớn hơn một chút, một vài bé thích dùng những ngón tay của chúng hơn. Hãy để trẻ vọc đồ ăn cho dù đồng nghĩa với việc bé sẽ vấy bẩn mọi thứ. - Đi theo nhịp với bé bởi vì bé sẽ biết khi nào mình no. - Nhớ rằng, bạn luôn luôn ở cùng với con, bởi trong khi ăn ăn sẽ xảy ra các trường hợp bé bị nghẹn hoặc ói. Nếu bé bị nghẹn và bạn có thể nhìn thấy thức ăn, hãy giữ trẻ đứng thẳng và dùng lòng bàn tay bạn dần mạnh vào lưng bé để đẩy thức ăn ra. Vài mẹo vặt giúp việc cho ăn tốt đẹp - Khi nghiền thức ăn và nấu nướng, giữ lạnh trong ngăn đá, khi cần dùng thì mới rã đông. - Nếu bạn dự định mua thức ăn làm sẵn, hãy kiểm tra nhãn mác và thành phần ghi trên bao bì, thành phần nào xuất hiện càng nhiều trong bảng liệt kê thì phần trăm của nó càng cao trong thức ăn đó. -Tránh các thực phẩm ngọt vì chúng sẽ làm cho trẻ thích ăn ngọt và có thể dẫn đến những vấn đề răng miệng sau này. - Bạn không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của con bạn vì muối có thể làm thận của bé quá tải. . Hướng dẫn bé ăn thức ăn đặc Đã đến lúc bé bắt đầu sẵn sàng cho những bữa ăn dặm và dưới đây là cách làm cho thức ăn trở nên mịn nhuyễn, giúp bé dễ nuốt và thích thú với món ăn. để tăng trưởng, trẻ sẽ cần nhiều loại protein khác nhau hơn trước đây. Cung cấp cho trẻ loại thức ăn đặc nào? Để bắt đầu, tốt nhất hãy cho bé ăn thứ gì đó tán mịn ra. Những thức ăn này. trong thức ăn em bé thì tốt vì chúng đã được tiệt trùng theo phương pháp Pasteur. Làm thế nào cho trẻ ăn? Đừng nản lòng khi bắt đầu cho con dùng thức ăn đặc. Trong vài ngày đầu, có lẽ bé

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

w