Programming HandBook part 49 pdf

5 148 0
Programming HandBook part 49 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHP là cái chi? Ẩu quá. Trường học khai giảng, bắt tay vào dạy PHP mấy bài roài mà vẫn còn người chưa biết PHP là cái chi chi? Bác ngocha85 vít một đoạn "hoành tráng", gạch đầu dòng đàng hoàng Vì sao lại là PHP & MySQL? mà quên ko nhắc đến PHP và MySQL là cái gì? Tớ xin giới thiệu như thế này: Chống chỉ định trước: Cái này là ý kiến cá nhân. Sai gì mong mọi người góp ý!!! PHP là gì? Có ăn được ko? PHP là một ngôn ngữ lập trình. Ko ăn được. Ngôn ngữ này được dùng để lập trình các trang web động (dynamic site). "Động" theo nghĩa tương tác (interactive) với người sử dụng, cơ sở dữ liệu, file, có thể thay đổi thông tin dễ dàng. Ví dụ như các diễn đàn (UDS là 1 ví dụ bự), các site tin tức, các gallery ảnh, Điều đó hoàn toàn khác với các trang web tính (static) viết bằng HTML, chỉ có read-only chán chết. Dĩ nhiên các trang web này có thể "động", theo nghĩa "động đậy" (animate), còn lại thua xa web động. PHP chạy trên máy chủ nên được coi là server-scripting language. Nó ngược lại với javascript, ngôn ngữ phổ biến chạy phía người sử dụng - client. Nghĩa là code xong script bằng PHP, các bác sẽ up nó lên server. Khi người dùng truy cập đến file php đó, script sẽ được thực thi, trả về kết quả dạng HTML và người dùng KHÔNG thể biết bên trong file PHP thực sự có cái gì. Ngoài lề: Vì PHP chạy trên máy chủ nên có thể lợi dụng nó để down các file torrent. Cứ setup cho server down, sau đó ta down file đó về "đường đường chính chính" qua HTTP. Tại sao lại PHP? Như bác ngocha85 đã nói, PHP miễn phí, mã nguồn mở và dễ học. Ở đời cái gì miễn phí cũng thú vị cả. Hơn nữa, do miễn phí nên doc, tut và support rất nhiều, tìm đâu cũng có. Đấy là còn chưa nói đến một số lượng host free khổng lồ, mà tớ cá là nhiều hơn ASP rất nhiều. Theo thống kê, có đến hơn 19 triệu rưởi máy chủ đang sử dụng PHP. Nhớ là máy chủ chứa rất nhiều trang web nhá! Nghe có vẻ thú vị. Nhưng học PHP như thế nào? Trước khi học một ngôn ngữ, phải thích nó đã. Sau đó mới bắt tay vào học được. Nếu thích học kiểu "nhâm nhi", từ từ mà tiến thì mọi người cứ đọc cái bài viết trong box PHP & MySQL learning này, đảm bảo thành tài! Còn muốn nâng cao, đào sâu thì down nhiều ebook về mà đọc. Dĩ nhiên nếu biết trước một ngôn ngữ lập trình thì các bác sẽ có thêm lợi thế trong việc học thêm PHP, nhưng ko có cũng chẳng sao. PHP rất dễ học. Học thì phải đi đôi với hành (ông bà ta dạy thế :P), nên các bác cũng phải thực hành nhìu. Có câu "Practice makes perfect" mà, cứ code nhìu ắt thành công thui!!! Ví dụ nhá: Các bác hôm nay học về quản lý file bằng PHP, thì về nhà (ủa, đang ngồi nhà mà) code thử 1 cái file manager "made in tự tui". Hôm học về thư viện đồ họa GD thì code thử cái script tạo chữ ký động (dynamic sig) hiển thị IP, browser của visitor. Vân vân và vân vân Kinh nghiệm cá nhân khi học PHP Cái nì coi như bonus Hồi năm ngoái tớ chẳng biết gì về PHP cả. Nhưng giờ thì có đỡ hơn. Biết chút chút. :P Theo tớ để học PHP hay nhất là dùng quyển Core web application development with PHP and MySQL. Rất súc tích và dễ hiểu. Đọc xong ko phải để đấy, mà nó còn dạy mình làm các project đơn giản, như blog, simple E-commercial site, Nếu lượng sức mình chưa đủ viết script lớn cỡ WordPress hay vBulletin thì hãy bắt đầu với những script rất nhỏ. Hoặc viết plugin cho các script bự có sẵn. Gì chứ mấy cái script lớn thì cần module với plugin nhiều lắm. Vừa nhỏ, gọn, đơn giản, dễ viết lại vừa "có tiếng và có miếng". Identical(UDS) Điểm yếu của PHP PHP vẫn còn một ít thiếu sót, đó là các hàm kiểm soát lỗi, điều đó có thể làm hỏng đi chương trình của bạn. Chẳng hạn Java cung cấp nguyên cả một thư viện test, C++ có các cú pháp try, catch, và throw. Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm được việc đó, nhưng cấu trúc các chương trình không thống nhất. PHP lại không được thiết kế cho ngôn ngữ hướng đối. Một vài hỗ trợ thì có được thêm sau này, và đặc biệt là đến PHP5 thì mọi thứ đã có vẻ tạm ổn. Điểm mạnh của PHP PHP là một phần mềm mã nguồn mở, vì thế, tất nhiên là bạn không phải bâng khuâng một chút nào về bản quyền của nó. Đồng thời, với lợi thế mã nguồn mở, bạn cũng có được một "sự quan tâm" rất lớn từ đội ngũ các lập trình viên đông đảo khác (trên UDS chẳng hạn ). Thêm nữa, PHP lại kết hợp rất "ăn ý" với Apache. Các module của PHP chạy ngon lành khi được kết hợp với Apache, lại thêm chuyện Apache có thể chạy trên mọi loại máy chủ (Windows, Linux, Solaris, Unix ) nên PHP ngày càng lan rộng trên thế giới. Cuối cùng, PHP có bộ biên dịch "bé xíu", điều đó có nghĩa là một server bình thường cũng không tốn nhiều tài nguyên để PHP chạy (thậm chí chạy nhanh là khác). Isheep(UDS) Bài 1: Hello World - Những dòng code đầu tiên của bạn! Thừa thắng xông lên, tớ làm luôn bài "Hello World". Bài 1: Nói "hello world" với PHP Cần chuẩn bị những gì? 1. Web server cần đảm bảo sẵn sàng. Apache được khởi động theo bài post ở trên. 2. Một script editor. Cái này có rất nhiều, như PHP Designer, Dev-PHP, Thậm chí dùng notepad cũng được. Nhưng tốt nhất nên dùng một editor có hỗ trợ unicode. Như tớ dùng SCiTE. Bạn vào trang này để xem list và review các PHP editor: http://www.php- editors.com/ 3. 5 phút thời gian rảnh rỗi. Bắt đầu!!! 1. Tạo một file mang tên "helloworld.php" trong thư mục htdocs. Mở file đó bằng script editor. 2. Gõ đoạn code sau vào editor: PHP Code: <?php echo "Hello World!"; ?> 3. Mở trình duyệt web, gõ http://localhost/helloworld.php [enter]. 4. Nhắm mắt lại trong 0.0001 giây. Nếu mở mắt ra mà bạn thấy dòng chữ Hello World là đã thành công rồi đó! Giải thích 1. Dòng thứ nhất của file helloworld.php là "<?php" và dòng cuối cùng là "?>". Đây là 2 thẻ (tag) để báo cho server biết điểm bắt đầu và kết thúc của một đoạn code PHP. Nói cách khác, bằng cách này bạn có thể nhúng code PHP trong bất cứ file HTML có sẵn nào. Khi thực thi file PHP, web server sẽ chỉ thực hiện những đoạn code đặt trong 2 thẻ này và bỏ qua tất tần tật những phần còn lại. 2. Dòng 2 là một lệnh của PHP: Lệnh echo. Lệnh này làm nhiệm vụ in một xâu ra ngoài màn hình. Cần nhớ một lệnh PHP luôn kết thúc bằng dấu chấm phẩy ";". Nếu thiếu dù chỉ một dấu chấm phẩy, code của bạn sẽ ko chạy và dừng lại biểu tình ngay. 3. Cũng ở dòng 2, xâu "Hello World" được đặt trong dấu ngoặc kép. Nếu ko, sẽ có lỗi. Một vài câu hỏi 1. Có cần thiết phải trình bày như trên ko? => Ko. Bạn có thể trình bày code theo bất cứ cách nào bạn muốn. Lùi vào 10 dấu cách, mỗi dòng cách nhau 3 hàng, Điều đó là tùy bạn. Tuy nhiên cần phải viết code cho thật dễ đọc và dễ hiểu để tiện cho việc sửa đổi và chia sẻ code sau này. 2. Có cách nào báo hiệu một đoạn code PHP ngoài cách dùng <?php ko? => Có. Nhiều cách là đằng khác. Ví dụ bạn có thể viết PHP Code: <? // Code ở đây ?> Tuy nhiên các cách khác đều ít thông dụng và được khuyến cáo ko nên sử dụng. 3. Có thể đặt xâu Hello World trong dấu ngoặc đơn ko? => Có thể. Bạn có thể dùng dấu ngoặc kép và dấu nháy đơn để chứa xâu. Sự khác

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan